Câu hỏi 22: Thắc mắc về tập thở ở Mệnh Môn

(Trả lời câu hỏi độc gỉa)

Thưa thầy, con có một thắc mắc mong được thầy giải đáp:
Trên đây thầy có hướng dẫn là tập thở ở mệnh môn với “hai tay chồng lên nhau, bàn tay trái nữ để dưới rốn 5cm, bàn tay phải chồng lên trên” giúp tăng thận dương, làm sáng mắt.
Qua một bài viết khác của thầy, đó là: Bài 121: Vị trí, công dụng, cách tập thở các loại Đan Điền, qua đó con hiểu đây là cách thở ở mệnh môn đặt tay tại đan điền tĩnh. Song trong bài 121, thầy viết là nó có công dụng ” mạnh thận âm, nuôi duỡng thận, tăng thận thủy…” Còn để tăng thận dương thì phải đặt 2 tay tại đan điền thần.
Theo ý hiểu của con, phải chăng là có sự mâu thuẫn giữa 2 bài viết này?

Trả lời :

Phân biệt cách đặt tay, dẫn ý, dẫn khí có công dụng khác nhau ::

1- Tập thở ở mệnh môn với “hai tay chồng lên nhau, bàn tay trái nữ để dưới rốn 5cm, bàn tay phải chồng lên trên” giúp tăng thận dương, làm sáng mắt. Bài này hơi thở tự nhiên, ý đặt ở Mệnh Môn theo dõi khí chuyển động ở Mệnh Môn mà không có dẫn khí từ đâu đến đâu cả..

2-Trong bài 121, cách tập thở các loại Đan Điền, thầy viết là nó có công dụng ” mạnh thận âm, nuôi duỡng thận, tăng thận thủy…” Còn để tăng thận dương thì phải đặt 2 tay tại đan điền thần.

Có 3 cách tạo ra 3 công dụng khác nhau :

a-Dùng ý dẫn hơi thở hỏa khí ở Đan Điền Thần sang Mệnh Môn có công dụng làm tăng thận dương như câu : Còn để tăng thận dương thì phải đặt 2 tay tại đan điền thần

b-Dùng ý dẫn hơi thở chuyển thủy khí ở Đan Điền Tinh sang Mệnh Môn có công dụng làm mạnh thận âm, nuôi duỡng thận, tăng thận thủy

c-Dùng ý dẫn hơi thở tử Đan Điền Thần xuống Đan Điền Tinh, từ Đan Điền Tinh qua Mệnh Môn, có công dụng : Chuyển tinh hóa khí, tay dương tại Đan Điền Thần và khí hóa thần, tay âm đặt tại Đan Điền Tinh.

Thân

doducngoc