Chẩn đoán bệnh qua lưỡi là một phương pháp độc đáo tiêu biểu cho truyền thống chẩn bệnh của y học phương Đông. Qua sự thay đổi màu sắc, hình dạng… của lưỡi có thể cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Cấu tạo của lưỡi
Lưỡi nằm bên trong miệng và là một phần cơ quan trọng của cơ thể. Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi.
Gai lưỡi gồm những hạt “núm” vị giác. Cuống lưỡi có những thớ tế bào giống như sợi tóc. Ở chóp lưỡi có những thớ tề bào thần kinh. Những thớ này nối với dây thần kinh vị giác. Có năm vị chính: ngọt, mặn, chua, cay và đắng.
Tác dụng của lưỡi đối với đời sống con người
Vị của thức ăn chỉ được cảm nhận khi nó ở dạng lỏng. Khi ta nhai, một phần thức ăn trộn vào trong nước bọt làm kích hoạt những gai vị giác, các thớ tế bào thần kinh truyền tín hiệu vị giác tới trung tâm vị giác trong não bộ.
Khi chất lỏng được đưa vào miệng, thì lưỡi nếm thông qua các “dây thần kinh mùi vị”. Tín hiệu mùi vị này được truyền lên não và ta cảm nhận được vị của thức ăn này.
Chúng ta không cảm nhận được mùi vị một cách chính xác khi bị cảm, sốt hoặc bị táo bón (chứng khó tiêu hoá). Bởi vì những hạt gai vị giác lúc đó bị phủ bởi những chất đục và không được kích hoạt lên. Nhiệt độ của cơ thể hoặc thậm chí độ nóng của thức ăn cũng không kích hoạt những hạt gai vị giác.
Các bệnh thể hiện ở lưỡi:
1. Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng, trắng (Lưỡi người bình thường)
Chủ bệnh:
1. Lưỡi người khỏe mạnh
2. Biểu chứng ngoại cảm nhẹ.
2. Lưỡi rụt ngắn, sắc đỏ giáng, trơn không có rêu, quang bóng (lưỡi vô thần – Chứng nguy)
Hình dáng miêu tả: Lưỡi rụt ngắn, đầu lưỡi cứng đờ, sắc đỏ giáng. Trên lưỡi không có rêu, quang trơn như sờ vào mặt kính, trên bề mặt lưỡi nổi những hạt trắng như nụ tuyết, lưỡi khô không có tân dịch
Chủ bệnh:
1. Nhiệt thịnh tổn thương âm, nhiệt cực khô kiệt tân dịch.
2. Vị khí sắp tuyệt
3. Tỳ dương sắp tuyệt
4. Can, Thận khí tuyệt
5. Khí huyết bại hoại
3. Lưỡi non bệu, sắc trắng nhợt, nhuận, rêu lưỡi trong
Chủ bệnh:
1. Chứng hàn dương suy
2. Tỳ vị hư hàn
3. Âm huyết không đầy đủ, dương hư
4. Lưỡi sắc nhạt, mỏng nhỏ, rêu lưỡi trắng, khô
Chủ bệnh:
1. Khí huyết hư
2. Thấp trệ bất hoá, hàn từ trong sinh ra
5. Lưỡi sắc đỏ, nổi gai, rêu lưỡi dày, vàng.
Chủ bệnh:
1. Chứng thực nhiệt
2. Ngoại cảm: là biểu thị tà vào lý mà hoá nhiệt.
Thương hàn: là dương minh bệnh;
Ôn bệnh: Khí huyết nhiều
3. Thấp nhiệt kết tại huyết phận
4. Thấp nhiệt tại trung tiêu hoặc hạ tiêu
6. Lưỡi đỏ, ít rêu
Chủ bệnh:
1. Chứng hư nhiệt.
2. Ngoại cảm: nhiệt thịnh thương âm; hoặc là: đảm nhiệt chưa sạch; tà khí đã dần thoát mà chân khí chưa hồi phục.
3. Nội thương: do bệnh lâu ngày khí huyết chưa hồi phục
7. Lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi mỏng
Chủ bệnh:
1. Ngoại cảm: Nhiệt vào dinh huyết
2. Nội thương: Âm hư hoả vượng.
8. Lưỡi tím bầm, rêu trắng, nhuận
Chủ bệnh:
1. Hàn ngưng huyết tụ
2. Âm hàn có kèm theo thấp.
9. Lưỡi nhợt, chắc, rêu lưỡi dày đặc, trắng
Chủ bệnh:
1. Chứng thực, hàn thấp đờm trọc uất kết.
2. Thực tích đờm trọc hoá nhiệt.
10. Lưỡi đỏ, bệu, rêu lưỡi trắng kiệm vàng.
Chủ bệnh:
1. Tỳ vị thấp nhiệt và đờm trọc vật lộn
2. Thấp nhiệt tích tụ tại huyết phận
3. Ôn bệnh: Biểu tà chưa giải, nhiệt khí đã thịnh, hoá táo thương âm
11. Lưỡi xanh tím, sắc tối, rêu dày, bẩn, trắng mà khổ
mà thô.
Chủ bệnh:
1. Trúng độc: khí huyết ứ trệ
2. Thấp nhiệt tích tụ tại huyết, khí huyết ủng trệ
3. Khí hư huyết tụ.
12. Lưỡi trắng nhạt, mỏng nhỏ, rêu dày, vàng kiêm trắng.
Chủ bệnh:
1. Khí huyết hư
2. Thấp nhiệt tại hạ tiêu, ngăn trở khí huyết.
13. Lưỡi đỏ, nổi gai, rêu lưỡi xám
Chủ bệnh:
1. Nhiệt độc cực thịnh, xâm nhập vào huyết phận
2. Nhiệt độc xâm phạm vào tâm
3. Thấp nhiệt tích tụ tại huyết phận, khí huyết trì trệ.
14. Lưỡi đỏ nhạt, nổi gai, rêu dày trắng
Chủ bệnh:
1. Ôn bệnh : khí phận nhiệt cực
2. Ôn độc xâm phạm vào huyết phận
3. Nội thương : Tâm can hoả vượng
15. Lưỡi đỏ, tụ ban, rêu lưỡi khô, nứt
Chủ bệnh:
1. Ôn bệnh : nhiệt vào dinh huyết, triệu chứng phát ban
2. Nội thương: âm suy, đờm trọc bất hoá, khí huyết ứ trệ
3. Khí âm tại vị hao tổn, can đởm thấp nhiệt thương ấm.
16. Lưỡi đỏ, rạn nứt, rêu lưỡi mỏng, ít
Chủ bệnh:
1. Thực nhiệt nội bức, nhiệt thịnh thương âm
2. Thể chất âm hư
3. Huyết suy dịch cạn
17. Lưỡi đỏ nhạt, đầu lưỡi nứt nẻ, rêu lưỡi trắng, mỏng.
Chủ bệnh:
1. Tâm huyết hao hụt
2. Thận âm hao tổn, tâm thần bất giao.
18. Lưỡi nhợt, dấu hằn răng, rêu lưỡi dày, trắng, nhuận, ướt.
Chủ bệnh:
1. Hàn thấp uẩn thịnh
2. Tỳ hư thấp thịnh.
19. Lưỡi nhợt, rêu dày, trắng
Chủ bệnh:
1. Tỳ hư
2. Dương hư, hàn thấp hoá nhiệt.
20. Ung thư lưỡi. Lưỡi trắng nhợt, phình to, rêu lưỡi dày, trắng
Chủ bệnh:
1. Tâm tỳ uất hoả, khí kết hoả viêm
2. Hoả độc nội hao, khí huyết hao hụt
21. Nấm lưỡi (khối u lành tính). Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng, trắng.
Chủ bệnh: Can uất khí kết, tâm kinh uất hoả.
22. Gân mạch dưới lưỡi phình to.
Chủ bệnh: Đờm nhiệt nội trở, khí trệ huyết tụ.
23. Lưỡi hồng nhạt, cứng (chứng nguy)
Chủ bệnh:
1. Âm huyết không đủ, phong hà nội động
2. Triệu chứng trúng phong (điềm dự báo trúng phong) * Chú ý: Hình lưỡi này và hình lưỡi số 26 là của cùng 1 bệnh nhân.
24. Lưỡi đỏ khô, mềm yếu, rêu lưỡi bẩn và nát(chứng nguy)
Chủ bệnh:
1. Nhiệt tà đốt hao tân thương
2. Thấp nhiệt chưa sạch, thận vị âm kiệt
3. Âm hư hoả vượng.
25. Lưỡi tím đỏ, lệch, rêu lưỡi dày, trắng.
Chủ bệnh:
1. Can phong phát giật
2. Phong đờm chủ lạc, triệu chứng trúng phong.
26. Lưỡi đỏ nhợt, lệch, rêu lưỡi mỏng, ít, sắc trắng
Chủ bệnh:
1. Trúng phong
2. Phong đờm trở lạc, triệu chứng trúng phong.
27. Lưỡi đỏ, quang bóng, lưỡi rút ngắn (chứng nguy)
Chủ bệnh:
1. Nhiệt thịnh thương âm động phong
2. Thận vị âm kiệt, táo nhiệt sinh phong
28.Lưỡi trắng nhợt, rêu trắng, nhuận
Chủ bệnh:
1. Chứng hàn lý hư
2. Hàn ẩm ngưng trệ tại tỳ.
3. Dương hư hàn đàm ngưng trệ tại phế
29. Lưỡi đỏ, rêu trắng, nứt nẻ
Chủ bệnh: Ôn bệnh: Nội nhiệt bạo phát, tân dịch hao thương, khí phân nhiệt cực.
31. Lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi đen, khô nứt
Chủ bệnh:
1. Nhiệt cực tân dịch khô
2. Nhiệt độc xâm phạm tâm
3. Huyết uẩn thấp nhiệt, đàm nhiệt phủ thực
32. Lưỡi đỏ giáng, rêu lưỡi như nấm mốc
Chủ bệnh:
1. Thấp nhiệt kết ở thái âm
2. Tràng vị thấp trọc kết tụ lâu ngày hoá nhiệt
3. Thấp ổn nhiệt vào dinh huyết
4. Trong hàn ngoài nhiệt, tràng vị hàn, can đảm nhiệt.
33. Lưỡi trắng nhợt, non bộu, rêu dày, trắng nhuận mà trơn
Chủ bệnh:
1. Dương hư thuỷ thấp bất hoá, thấp tụ thành đàm ẩm
2. Hàn thấp ngưng trệ tại tỳ, đàm ẩm thuỷ thấp ứ đọng trong
34. Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi vàng khô, nứt nẻ
Chủ bệnh:
1. Nhiệt thịnh thương tân.
2. m dịch hao tổn
3. Tràng vị nhiệt kết thương âm.
35. Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi dày, trắng.
Chủ bệnh:
1. Thấp trọc uẩn kết, dương khí bị suy kiệt
2. Tỳ hư thấp thịnh.
36. Lưỡi đỏ, sắc tối, rêu lưỡi bong tróc bắn (rêu phù, bẩn)
Chủ bệnh:
1. Thấp nhiệt vào huyết, khí âm đều thương
2. Thấp trọc bất hoá, vị khí suy.
37. Lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi trắng, thô.
Chủ bệnh: Nhiệt kết thương tổn tân dịch, khí hư, dương khí dẫn đến hao tổn tận dịch.
38. Lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng kiêm vàng.
Chủ bệnh:
1. Nhiệt tại thượng tiêu
2. Ngoại cảm phong hàn tại biểu.
39. Lưỡi đỏ, rêu dày, trắng trợn.
Chủ bệnh: Lý nhiệt có kèm theo thấp.
40. Lưỡi xanh, rêu vàng
Chủ bệnh:
1. Mùa hè thử nhiệt, ăn phải đồ lạnh mà sinh hàn
2. Hàn thấp uẩn tích, xâm nhập vào sâu huyết phận chứng chân hàn giả nhiệt.