Hỏi về cách chữa bệnh viêm đại tràng, viêm dạ dày mãn tính, thống kinh, đờm trong cổ họng, phù chân

Con kính thưa Thầy !

Qua Internet, con được biết đã chữa rất rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh nhờ sự chỉ dạy của Thầy! Con thực sự cảm ơn Thầy!

Thưa Thầy! Con đã đọc trang web http://khicongydaovietnam.wordpress.com/about/ và đã tìm những bài viết về bệnh giống bệnh của con để học theo nhưng bệnh của con nhiều quá và cũng có bệnh con không thấy ai hỏi nên con không biết phải kết hợp ăn, uống, tập luyện như thế nào mới đúng ạ.

Con xin kể triệu chứng và kết quả siêu âm, nội soi của con, mong Thầy dạy ạ.

Triệu chứng của con là:

1. Con thường xuyên táo bón (dù chỉ ăn rau và hoa quả, thức ăn giàu chất xơ : vẫn táo bón), nên con thường xuyên phải uống thuốc Bắc, nhưng khi dừng thuốc, con lại táo bón.

Con đau vùng dưới bụng bên tay trái lan ra sau lưng.

Kết quả nội soi đại tràng : Xung huyết nhẹ niêm mạc đại trực tràng, trĩ nội độ I

2.Ngày nào ngủ dậy con cũng thấy đầy hơi, tức bụng phần thượng vị, rồi con dậy và uống nước ấm, một lúc sẽ hết cảm giác này.

Kết quả nội soi dạ dày : Viêm dạ dày phù nề xung huyết mãn tính

3. Con không ho, không sổ mũi nhưng đờm cứ ở trong cổ họng không khạc ra được nên con phải nuốt đờm, giọng con khàn đi (là triệu chứng xuất hiện sau một đợt con bị ho và cũng sau đợt này, thỉnh thoảng con thấy tức ngực phải, khi hít thở sâu)

Kết quả nội soi tai mũi họng : bình thường nhưng có ít đờm và đờm trong không đặc, không bị xoang

4. Vào mùa hè oi nóng, hai chân của con (từ bẹn xuống ngón chân) to hơn lúc nằm. Con đo thấy cổ chân rộng hơn khoảng 2-3 cm (bề rộng) so với buổi sáng mới ngủ dậy, Con cảm giác hai chân con rất nặng và con thấy mệt mỏi, lúc đó con thấy hơi thở rất ngắn, nên cứ có cảm giác cơ thể thiếu không khí và nếu con nằm và gác chân lên cao thì cảm giác này hết. Mùa đông trời lạnh thì chân con bình thường, không bị sưng, không bị mỏi, nặng ạ.

Kết quả siêu âm Doppler : tĩnh mạch và tốc độ dòng chảy hoàn toàn bình thường (con đi siêu âm vào lúc trời nóng, và chân con đang rất nặng và sưng to). Bác sỹ đông y và tây y đều không hiểu con bị bệnh gì.

5.Vào chu kỳ hàng tháng, con đau bụng, đau lưng, 02 ngày đầu con chỉ đau nhẹ, sang ngày thứ 03 con đau dữ dội, đau bụng dưới thắt từng cơn liên tục trong khoảng 06 tiếng. Sau đó, thì con hết đau. Con phải xin nghỉ làm vào ngày thứ 3. (con năm nay 29 tuổi, con chưa lập gia đình).

Kết quả siêu âm phần phụ : Bình thường

Những triệu chứng này con bị nhiều năm rồi, con gầy và xanh lắm ạ, ngồi xuống đứng lên đều bị hoa mắt, chóng mặt nhưng đầu năm nay con mới đi nội soi và siêu âm. Con đã uống thuốc Bắc và thuốc Tây nhưng không khỏi ạ.

Con kính mong Thầy chỉ dùm con phương cách ăn, uống và luyện tập để chữa trị tận gốc những bệnh trên ạ.

Con xin kính chúc Thầy luôn được dồi dào sức khỏe, an lành và cuộc sống gia đình của Thầy luôn được thịnh vượng, tốt đẹp và hạnh phúc.

Con kính chào Thầy ạ !

Trả lời :

A-Khám Bệnh :

Phân tích những dấu hiệu bệnh để quy kinh vào tạng phủ :

a-Táo bón giả : do nhu động ruột không co bóp. hay liệt cơ ruột hoặc do uống nhiều nước làm ruột trương nở.

b-Đau vùng dưới bụng bên tay trái lan ra sau lưng : do nặng ruột làm đau vùng bụng dưới, bụng trướng kéo dãn thần kinh cột sống và liên sườn.

c-Xung huyết nhẹ niêm mạc đại trực tràng, trĩ nội độ I : hậu qủa của bệnh đường ruột do uống nhiều nước làm xệ ruột.

d-Ngủ dậy con cũng thấy đầy hơi, tức bụng phần thượng vị : do chức năng bao tử ăn không tiêu

e-Viêm dạ dày phù nề xung huyết mãn tính : Do ăn chất hàn lạnh khiến bao tử không đủ nhiệt độ để chuyển hóa thức ăn .

f-Đờm cứ ở trong cổ họng không khạc ra được nên con phải nuốt đờm, giọng con khàn đi có ít đờm và đờm trong không đặc, không bị xoang : là hậu quả của đoạn d,e, ở trên do ăn thức ăn hàn lạnh như cam, chanh, bưởi, dứa, dưa leo, dưa chua, khổ qua, đậu xanh, cải xanh, hoa cúc, kem, yaourt….làm hạ nhiệt trong bao tử nên thức ăn biến thành đàm, giống như khi chúng ta ăn 1 tô phở nóng thì không sao, nhưng ăn 1 tô phở nguội thì sau khi ăn xong mỡ đông đóng thành đàm vướng ở cổ họng nên bị khạc hoài mà không ra đàm. Khi bao tử hàn, theo ngũ hành truyền bệnh thì phổi cũng bị hàn nên trong phổi cũng bị hư hàn mới chứa hàn đàm.

g-Hai chân của con (từ bẹn xuống ngón chân) to hơn lúc nằm : do uống nhiều nước vào mùa hèm làm thận ứ nước khiến sưng phù chân. Thận hư do phế khí không đủ để chuyển hóa nước thành khí.

h-Hai chân con rất nặng và con thấy mệt mỏi, lúc đó con thấy hơi thở rất ngắn, nên cứ có cảm giác cơ thể thiếu không khí : thận hư thì khí ngắn.

i-Vào chu kỳ hàng tháng, con đau bụng, đau lưng, 02 ngày đầu con chỉ đau nhẹ, sang ngày thứ 3 con đau dữ dội, đau bụng dưới thắt từng cơn liên tục trong khoảng 06 tiếng : do tỳ hư không tạo đủ máu hành kinh, gan thiếu máu làm gân cơ thần kinh co rút làm đau.

j-Con gầy và xanh lắm ạ, ngồi xuống đứng lên đều bị hoa mắt, chóng mặt : Do ăn uống sai lầm làm cơ thể không đủ khí huyết nuôi dưỡng tế bào.

Tại sao chữa bệnh theo tây y, đông y, day bấm huyệt không khỏi, vì chỉ chữa vào ngọn, chữa được hết chứng này lại sinh ra chứng khác. Còn châm cứu day bấm huyệt cũng không khỏi, vì mục đích của châm cứu bấm huyệt là tác động trên hệ thần kinh giao cảm dẫn truyền lên não để cơ thể tạo ra một phản xạ tạo ra thuốc bên trong gọi là hệ nội dược trong cơ thể (Hình ảnh cho system endocrine ) để tự điều chỉnh chức năng hoạt động của tạng phủ hoạt động bình thường thì cơ thể sẽ tự khỏi bệnh. Nhưng vì cơ thể thiếu máu để nuôi dưỡng những tế bào thần kinh, giống như giây điện không có điện thì không còn cảm giác giao cảm dẫn truyền. Chính bệnh nhiễm HIV đã bị mất giao cảm dẫn truyền tạo phản xạ tiết nội dược bảo vệ cơ thể nên khó chữa bằng phương pháp đông tây y mà phải phục hồi chức năng giao cảm dẫn truyền bằng phương pháp thở thiền.

B- Định Bệnh :

Bệnh này do ăn uống sai lầm khiến cơ thể không đủ khí huyết đúng với số tuổi để cho chức năng nội tạng hoạt động đúng mức, có thể kiểm chứng bằng máy đo khí và huyết, mà tây y gọi là máy đo áp huyết, phải đủ theo tiêu chuẩn của khí công như sau :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Khi đo áp huyết để tìm nguyên nhân bệnh, cần phải đo áp huyết ở hai tay, trước và sau bữa ăn 30 phút và lấy cả 3 số.

Áp huyết bên tay trái liên quan đến chức năng bao tử, bình thường trước ki ăn áp huyết thấp hơn so với sau khi ăn, nhưng vẫn phải nằm trong tiêu chuẩn tối thiểu và tối đa.

Áp huyết bên tay phải liên quan đến chức năng gan, bình thường trước khi ăn thì cao hơn sau khi ăn, vì nó phải làm việc để kích thích cơ thể biết đói đòi ăn, sau khi cơ thể tiếp nhận thức ăn thì men gan ngừng không tiết men tiêu hóa nữa nên áp huyết trở lại thấp.

Số thứ nhất tây y gọi là số tâm thu, là sự co bóp của quả tim để đẩy máu đi nuôi cơ thể, số thứ hai là số tâm trương, quả tim nở lớn ra để thu hút máu về tim, số thứ ba là số lần tim co bóp đẩy ra hút vào gọi là nhịp đập của quả tim trong một phút. Khi cơ thể thiếu máu, thì nhịp tim phải bơm nhanh hơn để đẩy máu đi và về để kịp cho tế bào trao đổi oxy. Do đó nếu tây y chỉ để ý đến 2 số gọi là áp huyết bình thường mà không để ý đến số thứ ba là số gián tiếp cho biết số lượng máu đủ hay thiếu. Bệnh nặng hay nhẹ theo đông y là mạch, là nhịp tim. Bệnh dễ chữa là mạch chậm có dấu hiệu thuận là chân tay và người lạnh, hay mạch nhanh có dấu hiệu thuận là chân tay và người nóng, mạch cao hơn 100-120 hay 140 là người đang bị sốt cơ thể bị nhiễm trùng. Bệnh nan y đánh lừa thầy thuốc là mạch nhanh mà tay chân lạnh đông y gọi là nhiệt giả hàn, hay mạch rất chậm thay vì lạnh nhưng chân tay và người đang nóng, đông y gọi là hàn giả nhiệt.

C-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Nếu áp huyết thấp ở tay trái thì kiêng không ăn chất chua, hàn lạnh sẽ làm cho áp huyết thấp nữa sẽ không đủ nhiệt lượng trong bao tử nấu chín và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà biến thành đàm. Cần phải ăn những chất cay nóng ấm như gừng ớt, tiêu, hành…Trước khi ăn và sau khi ăn phải uống nước gừng, vỏ quýt khô pha mật ong, làm ấm bao tử và làm tiêu đàm.

b-Nếu áp huyết thấp ở tay phải là do gan thiếu máu, cần phải uống hay chích thuốc bồ máu và truyền nước biển, hay uống B12. B-complex, Swical Energy, hay thuốc bổ gan bò Extrait de foie, cho đến khi nào áp huyết lên đủ tiêu chuẩn.

Khí :

a-Tập các bài tập thể dục khí công trong DVD.

b-Sau khi ăn 30 phút tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, sau đó tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần giúp thông khí toàn thân, tiêu hóa tốt, làm ấm gan thận, bao tử.

Ba bài này tập mỗi ngày ít nhất 2-3 lần trong 1 tháng, tất cả các dấu hiệu bệnh đều biến mất.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, tập nằm thờ thiền ở Đan Điền Thần sẽ làm cơ thể tăng nhiệt, tăng oxy, tăng áp huyết, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể, vừa giúp ăn ngon, giảm đau, an thần, ngủ ngon.

Thân

doducngoc