Hỏi các chữa 3 bệnh khác nhau : Áp huyết thấp bị sốt. Đầu gối tê không đau. Đau nhức phần trên tay phải.

Kính chào thầy Ngọc,

Xin Thầy vui lòng hướng dẫn em cách chữa trị:

1- Áp huyết thấp và người bị sốt:

Con của em năm nay 29 tuổi, áp huyết tay phải 96/75mmHg mạch 101, tay trái 97/76mmHg mạch 102. Con của em sau khi ăn thì nó đau bụng và đi cầu, sau đó thì người nó mệt và sốt 37.6C. Em vưốt hai tay của con để tăng huyết áp, rồi bấm huyệt Ế Phong ở sau tai, rồi đo lại áp huyết lần thứ hai tay phải 99/75mmHg mạch 115, tay trái 96/72mmHg mạch 109. Thấy nhiệt độ của cơn sốt cao hơn và người của nó quá mệt em phải cho con uống một viên tylenol và đắp khăn lạnh lên trán cho con, em cứ phải coi chừng nó và đo áp huyết mỗi 15 phút nhưng áp huyết vẫn cứ dưới 100.

Thừa Thầy, nếu trường hợp sốt cứ tăng thì em phải chữa cách nào? và hiện giờ có cho con uống Đương Quy Tửu (tankwe- gin.)

2- Đầu gối tê không đau:

Con em thì đầu gối bên trái bị tê, hết rồi lại tê lại, xin thầy hướng dẫn em cách chữa trị, áp huyết tay trái 125/81mmHg mạch 76, tay phải 122/78mmHg mạch 77, hàng ngày em vẫn tập bài thể dục của thầy. Xin thấy chỉ cho em cách chữa, em cảm ơn thầy.

3-Đau nhức phần trên tay phải:

Tay phải của ông xã em bị đau ở phần trên, nhưng vẫn giơ tay lên, xuống, trước, sau được. Anh có tập vê đầu ngón tay, có lấy máu tại chỗ đau nhưng cũng còn đau nhiều, xin thầy vui lòng hướng dẫn cách chữa. Áp huyết tay trái 137/91mmHg mạch 72

Em cảm ơn thấy rất nhiều, và kinh chúc thầy luôn được dồi dào sức khỏe và sống thọ hơn 100 tuổi.

Kính,

lykiu

1-Áp huyết thấp bị sốt :

Áp huyết của con cô, tay phải 96/75mmHg mạch 101, tay trái 97/76mmHg mạch 102. So với tiêu chuẩn áp huyết của thanh niên thì con của cô có áp huyết qúa thấp cả hai bên

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

Đông y gọi là hư nhiệt cả hai bên gan và bao tử. Đó là bệnh thiếu máu trầm trọng, tạo nên âm hư nội nhiệt, hậu qủa của bệnh này là cơ thể suy nhược, ăn không tiêu, mau mệt sau khi ăn, không hấp thụ và chuyển hóa, hay quên, mắt mờ, đau đầu, chân tay đau nhức, dễ bị lây nhiễm bệnh, càng lớn tuổi mà áp huyết không tăng theo tuổi, không dủ khí huyết nuôi dưỡng tạng phủ sẽ bị ung thư nội tạng nào yếu nhất, hay đau nửa bên đầu dẫn đến bệnh bướu não, nếu nặng hơn nữa tây y không tìm ta bệnh nhưng khi thử máu hồng cầu xuống thấp, lúc đó gọi là ung thư máu mãn tính, theo tây y có nghĩa là bệnh ung thư đã tiềm ẩn rất lâu, khi lớn tuổi thử máu mới phát hiện ra, đó là không đủ máu nuôi tủy, khi tủy khô kiệt, tủy sẽ không sinh sản ra tế bào hồng cầu, gọi là tủy bất sản, lúc đó cần phải có người hiến tủy thì đã qúa muộn.

Chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Ngay bây giờ đã biết trước hậu qủa, cần phải chữa vào gốc bệnh là bổ máu bằng sirop Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), cho đến bao giờ áp huyết lên đủ so với số tuổi.

Kiêng ăn những chất chua như cam, chanh, bưởi, dứa, vit.C, yaourt… sẽ làm mất hồng cầu, kiêng ăn những chất hàn lạnh. làm chậm sự tuần hoàn khí huyết. Nhiệt độ trong bao tử ở khoảng 41 độ C là bao tử hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tót nhất, nếu ăn thức ăn hàn lạnh làm nhiệt độ bao tử thấp, thức ăn không chuyển hóa làm đau bụng tiêu chảy, ăn nhiều thức ăn cay nóng làm tăng nhiệt độ bao tử cao hơn 41 độ, sẽ làm tăng áp huyết, táo bón.

Khí :

Bấm huyệt làm tăng áp huyết chỉ dùng để cấp cứu tạm thời để chữa ngọn, chữa gốc là phải bổ máu, điều chỉnh ăn uống để làm tăng lượng máu đủ nuôi dưỡng các tế bào khắp cơ thể.

a-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng khí huyết tuần hoàn và tăng nhiệt cho cơ thể.

b-Tập Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần giúp đưa máu lên nuôi não, bổ thần kinh.

c-Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, rồi Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, kích thích tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, thông khí huyết cho lục phủ ngũ tạng hoạt động đồng bộ. Tập bài này nhiều lần sẽ làm giảm sốt.

d-Vuốt huyệt làm tăng áp huyết : Vuốt từ Can Du lên Tâm Du 18 lần, từ Thận Du lên Can Du 18 lần, dùng mộc sinh hỏa, rồi thủy sinh mộc để bổ hỏa.

Thần :

Tập thở Đan Điền Thần 30 phút trước khi đi ngủ..

2-Đầu gối trái tê không đau :

Có hai nguyên nhân : Do uống nước nhiều với số lượng lớn trong một lần làm đường ruột chưa chuyển hóa kịp, phải chứa nước trong ruột và bọng đái, đè vào động mạch háng chặn máu lưu thông xuống chân. Do chức năng thận dương hư không chuyển hóa thận thủy thành thận khí, nước chứa trong đầu gối gây trở ngạu khí huyết lưu thông, làm cho tê mà không đau.

Chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Uống nước ít một, mỗi lần uống 1/2 ly. Kiêng ăn thức ăn hàn lạnh, nước dừa, đậu xanh, kem, nước đá, nước sẽ ngưng tụ ở đầu gối. Nếu tiểu nước trắng trong là thận dương hư không lọc tốt, bệnh nước trong đầu gối nhiều, tây y thường phải rút nước trong đầu gối.

Áp huyết thấp, có thể uống Phụ Tử Lý Trung Hoàn làm mạnh thận dương, tăng nhiệt cho cơ thể chuyển hóa thận thủy thành thận khí, nước tụ trong các màng bao ở khớp gối sẽ thoát ra.

Khí :

a-Tập bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp 20 lần, ép khí huyết nơi đầu gối được thông.

b-Dậm Chân Phía Trước, Phía Sau, và bài Chachacha 5 phút làm thông khí huyết ở chân.

c-Đứng Nạp Khí Ngũ Hành 5 phút làm mạnh thận dương.

Thần :

Tập thở Đan Điền Thần 30 phút trước khi đi ngủ, làm tăng hỏa để chuyển hóa thủy

3-Đau nhức phần trên tay phải :

Hỏi bệnh bên tay phải mà sao lại đo áp huyết bên tay trái, làm sao biết được áp huyết tay phải có bị tắc hay không ?

Thông thường đau phần trên thuộc kinh Đại Trường-Phế và Tam Tiêu. Nếu đau nhức không có điểm cố định, tay vẫn dơ lên dơ xuống được, thì do khí không thông, còn tìm ra được điểm đau cố định là do huyết tắc.

Chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Bớt ăn chất béo, chất hàn lạnh, là nguyên nhân làm nghẽn và làm chậm sự lưu thông của khí huyết.

Khí :

Tập 11 bài đầu của khí công.Vuốt Âm-Dương Duy Mạch.

Thần :

Tập thở Mệnh Môn 30 phút trước khí đi ngủ để ổn định áp huyết, chuyển khí hóa thần theo cột sống lên nuôi dưỡng thần kinh.

Thân

doducngoc