Giải thích cách tập khí công tùy theo áp huyết cao hay thấp gây ra bệnh

Kính chào thầy, sau nhiều ngày đắn đo suy nghĩ, con quyết định gởi email nhờ thầy giúp con, dù biết thầy rất bận rộn, mong thầy hoan hỷ giúp con.

Con sinh tháng 1 năm 1971, vậy là năm nay con được 40 tuổi, cân nặng 59 kg, con đã có vợ và 1 con gái 4 tuổi

Huyết áp của con đo được như sau :

Sáng 12 / 1 / 2011 lúc chưa ăn:

Tay trái : 102 / 63 / 77
Tay phải : 99 / 69 / 81

Huyết áp sau khi ăn 30 phút :

Tay Trái : 118 / 72 / 91
tay phải : 105 / 68 / 90

sáng nay 14 / 1 /2011 lúc chưa ăn :

Tay trái : 112 / 71 / 81
Tay phải : 108 / 73 /81

Chân trái : 168 / 106 / 78
Chân phải : 164 / 115 / 80

Sau khi ăn sáng 30 phút

Tay trái : 105 / 68 / 88
Tay phải : 106 / 71 / 91

Chân trái : 166 / 125 / 90
Chân phải : 164 / 115 / 80

Con bị các triệu chứng sau :

1.Người con thường có cảm giác lạnh ở 2 cánh tay và 2 chân, có đôi khi vừa nằm xuống là có cảm giác lạnh 2 chân liền nhất là vào buổi tối. Chân phải khi đi nhiều thường hay bị nhức bắp chuối, nếu dùng tay ấn vào cả 2 bắp chuối đều có cảm giác đau nhiều. Gót chân phải khi đi bị thốn đau. Vào mùa lạnh, khi đứng lâu, hoặc khi đứng tập thể dục thường hay bị đổ mồ hôi 2 bàn chân.

2. Mũi bị dị ứng sáng ngủ dậy hoặc mỗi khi bị gió quạt bay thẳng vào mặt thường hay bị nghẹt mũi, nếu không thì bị ngứa trong mũi làm hắt hơi chảy mũi khoảng 1 đến 2 giờ sau khi trời có nắng ấm lên thì hết bị chảy mũi. Khi mũi nghe 1 mùi gì lạ lạ xung quanh hôi nặng mùi, thơm quá hoặc hôi quá, cũng xảy ra hắt hơi chảy nước mũi trong.

3. Bụng thường cứng, đôi lúc có cảm giác nặng nơi trên rốn 5 cm, ấn vào đây có cảm giác hơi đau đau, bụng ăn khó tiêu mặc dù bụng không to, con không bị ợt chua, không uống nhiều nước, không bị tiểu đêm, con ăn không quá no, thường chỉ khoảng 80 – 90 % sức chứa của bao tử và vẫn còn cảm giác ngon miệng. Đi tiêu thường hay bị bón, hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, nhưng không đi được nữa, sau đó chừng 10 – 15 phút cóa khi vài giờ sau lại bị đau bụng lại phải đi lần nữa, khi đó cảm giác bụng trống thì mới không bị đau bụng lại. Đôi khi con cũng bị tiêu chảy, nhất là sau khi ăn rau sống. Hoặc đi tiêu có đoạn chảy, đoạn chặt, có đoạn phân sống ( phân ra nguyên hạt như lúc ăn vào )

4. Mắt của con ngồi máy vi tính khoảng 1 giờ thì có cảm giác nóng, mờ mắt, khó tập trung, đồng thời mắt bên trái hay nổi gân máu đỏ, con phải lấy nước xịt ủi đồ xịt vào mặt nhắm mắt lại mới thấy dễ chịu. Có khi sau khi ngủ dậy mắt trái tự nhiên cũng bị đỏ và nóng. Mắt phải cũng bị đỏ nhưng ít khi nổi gân máu đỏ, nhưng dưới mắt phải có vùng da hơi đen bầm giống như người mất ngủ.

5.Gáy của con bị cứng hay có cảm giác nặng nặng và mõi, thỉnh thoảng phải quay cổ qua lại cho nó kêu cụp cụp thì mới có cảm giác dễ chịu.

6.Thỉnh thoảng con bị đau đầu nhất là khi cổ bị cứng quay không kêu cụp cụp. Khoảng một năm trước lâu lâu quay đầu qua lại dù nhanh hay chậm thì cũng có cảm giác choáng choáng khó chịu, nếu sau đó ngủ nhiều hơn thì hết bị choáng. Nhưng thời gian khoảng 15 ngày nay đầu bị choáng xảy ra thường xuyên hơn.

7-Không biết con có tập sai cái gì không mà, có khi con tập bài tập vổ tay 4 nhịp chừng 10 lần rồi phải ngưng để làm công việc thì bị choáng cái đầu cứ lân lân, khó chịu phải có ý giữ thăng bằng. Có khi tập vổ tay 4 nhịp được 100 lần mà không thấy bị choáng, nhưng 2 vai hơi nhức không thể giơ ngang đủ 60 giây. Khi tập xong có khi ra mồ hôi, nhưng lại làm lạnh tay chân.

8-Theo con nghĩ vì việc làm của con ( con làm nghề cho thuê máy vi tính để chat, gởi email hay chơi game ) ít có thời gian để vận động, thường xuyên phải ngồi đối diện với màn hình máy tính, ăn uống nghĩ ngơi không thoải mái, hay phải hít khói thuốc lá và hơi người với đủ thứ mùi ( mặc dù con không có hút thuốc lá, uống bia, rượu hay trà ) khi tiếp xúc với ai có mùi nồng lạ hoặc hút thuốc lá con phải cố nín thở để mũi khỏi phải hít vào gây dị ứng chảy mũi, cho nên đã mắc phải các chứng bệnh trên. Có phải con đã bị thiếu máu, huyết áp thấp nên mới bị choáng đầu không thầy. Ngoài huyết thiếu ra, khí cũng bị thiếu, nên tiêu hóa kém, khó đi tiêu ra ngoài. gan và thận của con bị hư cho nên mới hay lạnh tay chân. mắt mờ có gân máu đỏ. Hỏa tâm yếu làm bao tử khó tieu và cơ thể không có nhiều sức nóng để chống chịu với cái hàn bên ngoài. Phế cũng bị hàn.

9-Con chỉ mới biết phương pháp của thầy gần đây chưa được 30 ngày, nên con đang làm dấm táo để trị viêm mũi dị ứng, con đã uống Phan tả diệp theo lịch trình tuần đầu uống 3 đêm liên tiếp, sau đó mỗi tuần uống 1 lần Phan tả Diệp ( con mua ngoài tiệm thuốc bắc dạng lá ngâm nước nóng 30 phút rồi uống ) và tập áp dụng thử các bài tập :

-Nạp khí trung tiêu mỗi ngày 2 lần

-Kéo ép gối làm mềm bụng, mỗi ngày 2 lần mỗi làn 20 cái có khi tập sau khi ăn 30 phút,có khi phải lúc rảnh rổi khác.

-Vổ tay 4 nhịp, mỗi ngày 20 cái

-Cúi ngửa 4 nhịp mỗi ngày 15 cái

-Vặn mình 4 nhịp, mỗi ngày 15 cái

-Cào đầu, vuốt gáy,hạc tấn nhắm mắt, dậm chân one two three, mỗi ngày 10 phút

-Cân bằng âm đương 4 nhịp, mỗi ngày 15 cái

vì không có nhiều thời gian rổi nên không có tập trọn vẹn và liên tục như thầy hướng dẫn qua video. ( vì nghề nghiệp con phải tranh thủ thời gian vừa coi tiệm vừa tập, con mở cửa liên tục mỗi ngày 15 giờ từ 7 AM đến 10 PM liên tục từ thứ 2 đến chủ nhật chỉ có 2 vợ chồng con luân phiên nhau làm )

10- Xin thầy cho con hỏi, tất cả các bài tập khi không hát one two three thì phải cuốn lưỡi ngậm miệng hết phải không thầy, nhưng có được thổi ra bằng miệng không thầy. ( trái lại với bài kéo gối thở ra bằng mũi vì con có huyết áp thấp hơn theo chuẩn của đông y )

11-Khi nạp khí trung tiêu tay trái của con để ở ĐĐ thần tay phải đặt chồng lên tay trái, sau khi con nạp khí trung tiêu được 5 lần thì con kéo gối hít vào bằng mũi thở ra cũng bằng mũi 20 lần ( để không bị đau lưng vì thận bị ép cong ), liền sau đó con tập kéo ép gối thở ra làm mềm bụng, khi kéo gối vào con thở ra bằng mũi miệng vẫn ngậm lại, khi gối đụng sát vào bụng thì con há miệng ra chờ cho hơi vào đầy bụng trở lại đồng thời con duổi chân thẳng ra, sau đó con ngậm miệng lại kéo gối chân tiếp theo vào ép bụng và thở ra bằng mũi. Sau khi tập thận và trán của con có đổ mồ hôi, nhưng da mặt vẫn xanh, môi đỏ, nhưng có bửa có cảm giác hơi lạnh ở tay và chân, có bữa có cảm giác mát.

Con xin kính chúc Gia Đình Khí Công Y Đạo luôn trường tồn để xoa dịu bớt những nỗi đau thân xác nhằm đem lại sự an lạc nhất định cho mọi người trên trần gian này.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Tiêu chuẩn áp huyết theo khí công :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tuổi 40, Sáng 12 /1/ 2011 lúc chưa ăn: Tay trái : 102/63/77, Tay phải : 99/69/81, như vậy chứng tỏ khí huyết trong cơ thể chỉ đủ nuôi một đứa trẻ 12 tuổi.

Theo đông y, chỗ nào có máu chạy đến thì ấm nóng, người chết máu không chạy thì lạnh. Như vậy là do 2 yếu tố, thứ nhất cơ thể phải đủ máu, thứ hai phải có đủ khí lực đẩy máu tuần hoàn.

Chính vì thế mà máy đo áp huyết là máy đo khí lực và máu trong cơ thể con người để biết đủ hay thiếu, hay thừa. Cao hơn tiêu chuẩn gọi là cao áp huyết, thấp hơn tiêu chuẩn là áp huyết thấp vừa thiếu máu vừa thiếu khí, dĩ nhiên biến chứng của áp huyết thấp, thiếu máu thiếu khí sinh ra đủ thứ bệnh nên tây y mới tìm ra được dấu hiệu bệnh, nhưng không tìm ra được nguyên nhân, do đó chữa hết bệnh này lại ra bệnh khác vẫn do nguyên nhân thiếu khí huyết, mà không chịu chữa vào gốc bệnh là cần phải bồi bổ khí huyết mà cứ chữa ngọn thì không bao giờ khỏi hẳn, chỉ khỏi tạm thời một thời gian sau sẽ tái phát nặng hơn. Cơ thể người lớn mà có áp huyết thấp bằng trè em thì sẽ bị bệnh ung thư, tức là tế bào không đủ máu nuôi sẽ trở thành tế bào ung thư, ngược lại trẻ em mà có áp huyết bằng ngưởi lớn thì bị chảy máu cam, nặng thì bị động kinh.

Khi muốn biết nguyên nhân bệnh do tạng phủ nào hư, thực cần phải sắp xếp dấu hiệu bệnh theo ngũ hành tạng phủ :

Câu 1 : Có cảm giác lạnh ở 2 cánh tay và 2 chân, cả 2 bắp chuối đều có cảm giác đau nhiều. tập thể dục thường hay bị đổ mồ hôi 2 bàn chân.

Do không đủ máu lưu thông ra tay chân sẽ bị vừa lạnh vừa đau nhức .

Câu 2 : Mũi bị dị ứng, do chức năng phổi yếu.

Câu 3 : Bụng ăn khó tiêu, Đi tiêu thường hay bị bón, hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, nhưng không đi được nữa, sau đó chừng 10 – 15 phút cóa khi vài giờ sau lại bị đau bụng lại phải đi lần nữa, khi đó cảm giác bụng trống thì mới không bị đau bụng lại. Đôi khi con cũng bị tiêu chảy, nhất là sau khi ăn rau sống. Hoặc đi tiêu có đoạn chảy, đoạn chặt, có đoạn phân sống ( phân ra nguyên hạt như lúc ăn vào ).

Vị khí khôntg đủ, chức năng hấp thụ chuyển hoá kém, sẽ bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nếu thức ăn nhiệt thì bị bón, ăn thức ăn hàn như rau thì tiêu chảy, phân ra sống sít ăn cái gì ra cái nấy là không chuyển hóa thức ăn thàng dưỡng trấp.

Câu 4 : Mắt nóng đỏ, mờ, da dưới mắt thâm.

Thiếu máu, đông y gọi là âm hư, sẽ sinh ra nội nhiệt, làm trong người nóng, da khô, mắt đỏ, gan khai khiếu ra mắt, có nghĩa là gan không đủ máu đưa lên nuôi mắt.

Câu 5 : Gáy của con bị cứng hay có cảm giác nặng nặng và mõi, thỉnh thoảng phải quay cổ qua lại cho nó kêu cụp cụp thì mới có cảm giác dễ chịu.

Không đủ khí huyết lên đầu, không đủ máu nuôi các khớp xương cổ, sẽ bị thoái hoá những đốt khớp xương cổ gáy, vai, lưng, hông, đầu gối, các đầu ngón tay chân.

Câu 6 : Quay đầu cổ bị choáng, nhưng thời gian khoảng 15 ngày nay đầu bị choáng xảy ra thường xuyên hơn.

Thiếu máu lên nuôi não.

Câu 7 : Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp hơi bị choáng, hai tay đau nhức, khi tập xong chân tay lạnh.

Tập không sai, nhưng mục đích bài này là phân tán đều khí huyết ra tay làm mạnh khí của phổi, nhưng cơ thể không có đủ máu, nên máu không thể ra đến đầu tay sẽ làm mất máu nuôi não nên bị choáng váng. Do đó cần phải uống thuốc bổ máu B12, hay chích B12 cho áp huyết lên đủ tiêu chuẩn, rồi mới tập bài này được.

Câu 8 : Có phải con đã bị thiếu máu, huyết áp thấp nên mới bị choáng đầu không thầy. Ngoài huyết thiếu ra, khí cũng bị thiếu, nên tiêu hóa kém, khó đi tiêu ra ngoài. gan và thận của con bị hư cho nên mới hay lạnh tay chân. mắt mờ có gân máu đỏ. Hỏa tâm yếu làm bao tử khó tieu và cơ thể không có nhiều sức nóng để chống chịu với cái hàn bên ngoài. Phế cũng bị hàn.

Đã chẩn bệnh đúng, và đã biết nguyên nhân, cần phải biết chữa đúng gốc bệnh .

Câu 9 : Chữa bằng dấm táo và Phan Tả Diệp là sai. Dấm táo dùng thông mũi bị nghẹt do thời tiết thì đúng, còn bị nghẹt do phế khí hư không thông do mẹ nó là Tỳ Vị (thổ) hư không sinh kim nuôi phế. Tỳ vị hư hàn làm phế hư hàn. Còn Phan Tả Diệp để tẩy lọc độc máu trong gan, làm hạ đường, hạ áp huyết, hạ cholesterol và làm mất đi bớt năng lượng dư thừa gây ra bệnh. Trong người đang thiếu máu, thiếu khí, thiếu năng lượng, áp huyết thấp, dùng Phan Tả Diệp làm cho cơ thể bị bệnh nặng hơn. Chọn các bài tập khí công, nó cũng tương đương như thuốc, cần phải chọn đúng những bài làm mạnh bao tử giúp hấp thụ chuyển hóa tốt, tăng máu, tăng khí huyết. Phác đồ tập dưới đây dành cho cháu nhỏ 10 tuổi, vì liều lượng ít qúa

-Nạp khí trung tiêu mỗi ngày 2 lần

-Kéo ép gối làm mềm bụng, mỗi ngày 2 lần mỗi lần 20 cái có khi tập sau khi ăn 30 phút,có khi phải lúc rảnh rổi khác.

-Vổ tay 4 nhịp, mỗi ngày 20 cái

-Cúi ngửa 4 nhịp mỗi ngày 15 cái

-Vặn mình 4 nhịp, mỗi ngày 15 cái

-Cào đầu, vuốt gáy,hạc tấn nhắm mắt, dậm chân one two three, mỗi ngày 10 phút

-Cân bằng âm đương 4 nhịp, mỗi ngày 15 cái

Cần tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết. Cúi ngửa 4 Nhịp 20 lần giúp đưa máu lên nuôi não. lên đầu, lên mắt.

Bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm mạnh chức năng khí hóa của lục phủ ngũ tạng, làm ấm cơ thể, tập nhiều lần trong ngày càng tốt.

Uống hay chích thuốc bổ máu B12 để bổ máu nuôi thần kinh.

Trước khi ăn 30 phút, ngậm dưới lưỡi 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí để kích thích tiêu hóa, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, mạnh tỳ vị là làm mạnh phổi, thức ăn sẽ không biến thành đàm.

Ăn những thức ăn có chất bổ máu như lẩu đồ biển, thịt bò bít tết, rau dền đỏ, củ dền đỏ, Kiêng không được ăn những thức ăn có chất chua như cam, chanh, bưởi, dứa, dưa leo, khổ qua, kem, nước đá, yaourt…cần ăn gừng làm ấm bao tử, ớt làm thông ấm phổi, tiêu làm ấm thận, tỏi sát trùng đường ruột.

Sau bữa ăn uống nước Đương Quy, táo đỏ, gừng, pha mật ong thay trà, để làm ấm bao tử tăng máu, tăng hồng cầu, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa.

Tối đi ngủ uống 20 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn làm ấm mạnh tâm thận, giúp chức năng lục phủ ngũ tạng mạnh, không bị đi tiểu đêm, không bị tiêu chảy, lạnh bụng, lạnh tay chân, làm tăng áp huyết.

Sau khi áp huyết tăng lên đủ thì bắt đầu tập toàn bài thể dục khí công, theo DVD hướng dẫn.

Câu 10 : Khi tập thể dục khí công, hát từ đầu đến cuối tất cả các bài vỗ tay, mục đích luyện thở đều trong suốt buổi tập.

Còn tùy theo áp huyết cao hay thấp mà thay đổi cách thở. Nguyên tắc cao áp huyết, người nhiệt, sốt thì tập thổi ra. Áp huyết thấp, người lạnh thì cuốn lưỡi ngậm miệng giữ khí để giữ thân nhiệt và áp huyết không bị tụt thấp, nên bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng thì khi tập. đều phải thổi bằng mìệng, nhưng tập xong, áp huyết thấp thì cuốn lưỡi ngậm miệng giữ khí, áp huyết cao thì cho khí thoát ra bằng miệng.

Câu 11 : Tập bài Kéo Ép Gối Thổi Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần, chỉ có thổi ra, rồi thả lỏng người cho hơi vào tự nhiên mà không cần hít vào, bài tập này không có ngậm miệng, chỉ thổi hơi ra. Đặt tay ở Đan Điền Thần là đúng. Thiếu máu thì sau khi tập thì nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thả lỏng người thở bằng mũi tự nhiên, nằm theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần, khí trong cơ thể được tích lũy sau khi tập sẽ làm thông khí huyết toàn thân, giúp người ấm nóng, tăng hồng cầu, tăng áp huyết, mặt và môi hồng hào, bàn tay rịn mồ hôi.

Thân

doducngoc