Câu hỏi 95: Khó ngủ, đêm thức đi tiểu, mộng tinh nhiều, mắt, cổ họng khô rát, tim đập nhanh, choáng váng, tai o o, cảm giác lạnh chân tay, khó thở, họng có nhiều hạch, tay hơi run, bụng đau âm ỉ, đi cầu 3-4 lần/ngày phân sống, mặt mắt sạm đen, trán nóng nhẹ

Con thưa thầy Đỗ Đức Ngọc.

Con giới tính Nam tuổi 22. Con có tình trạng đêm rất khó ngủ, ngủ muộn. Lúc ngủ được thì khoảng hơn nưả đêm thì đột ngột thức giấc dậy đi tiểu ( Có thể kèm mộng tinh khoảng 4,5 ngày 1 lần – 1 tuần 1 lần – 1 tháng 1 lần – hoặc vài lần trong 1 ngày => diễn ra vô chừng không theo quy luật nhất định nào ). Lúc đứng tiểu thấy tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường. Mắt và cổ họng khô rát. Mắt xuất hiện tia gân máu. Người mệt mỏi. Đi ngủ lại thì chập chờn. Phải đến khi trời gần sáng mới hoàn toàn ngủ được.

Vào ban ngày thì cảm thấy Mắt nhức,Cực kỳ mệt mỏi, buồn ngủ, không hứng thú làm gì hết. Nhất là khi làm những việc ở thể Tĩnh như: Ngồi học, Đọc sách . . . Khi đi ngủ thì ngủ chập chờn, không ngủ được hoặc ngủ mê mệt rất lâu. Không thấy thoải mái.

Hay bị ợ hơi nhẹ có cảm giác như luồng khí mỗi lần ợ hơi dâng lên 2 bên tai, lên đầu

Hay bị trung tiện nhẹ

Vào lúc ngủ thì tai nghe âm thanh o o nhất là vào ban đêm thì càng rõ.

Đầu óc hay choáng váng, hơi đau nhức nhẹ , bàn tay làm việc bình thường, nhưng khi ở thể Tĩnh ( Để yên ) thì hơi run. ( Lúc trước con có tập võ, đấm tay vào muối hột nên cũng bị dập và chảy máu vùng nắm đấm nhưng nay vết thương đã lành)

Người hay có cảm giác Cực kỳ lạnh ( Chân tay lạnh toát ) và khó thở vùng cổ khi chạy xe máy ngoài trời mưa, trời lạnh. Dùng tay móc vào họng thì cảm giác có nhiều hạch nhỏ quanh vùng nắp thanh thiệt.  (Đã khám nhiều bệnh viện lớn kết luận không phải bứu giáp ) . Họng và mũi cũng hơi viêm, không chảy nước. Lưỡi dày. Miệng hay bị khô. Khi chạy xe máy ngoài trời nắng về cũng thấy mệt mỏi, buồn ngủ khác người bình thường.

Phía bên trái bụng thường xuyên đau quằn quại hoặc âm ỉ ( đã siêu âm nhưng không phát hiện được ). Mỗi lần đau thì mót cầu, đi cầu xong thì thấy dễ chịu hơn. Thi thoảng, đau nhói vùng tim ( khoảng vài giây đồng hồ ) và huyệt chấn thủy. Đi cầu 2, 3 hoặc 4 lần trong ngày( giờ giấc không rõ ràng ). Phân đi được ít, thấy nát nát, có dịch nhầy, dinh dính, phân hơi sống, khó đi và có cảm giác đi không hết. (đã uống Phan Tả Diệp nhưng không hết ). Nước tiểu có mùi nồng.

Đôi lúc , 1 điểm bất kỳ trên cơ thể ( hay bị vùng cánh tay ) co giật Rất nhẹ.

Vùng mặt hơi sạm đen vùng ria mép, vùng cằm, vùng mắt.

Tính tình hơi khó chịu, hay bị Stress, suy nghĩ mông lung, làm việc không có hưng thú do mệt mỏi

Nhà con mấy người chị gái cũng có triệu chứng đi làm thì thôi nhưng ở nhà thì cũng ngủ mê mệt.

Cảm giác 2 bàn chân bình thường thì không sao nhưng có triệu chứng thì lạnh. Còn đầu phần trán hay có cảm giác nóng nhẹ.

Huyết áp trước và sau bữa ăn khoảng 30 phút đo ở bắp tay :

Vào ngày 26/04/2011 (Bữa ăn tối)

Trước bữa ăn : Tay Trái : 118/80mmHg 91 Tay phải : 128/81mmHg 87

Sau bữa ăn Tay Trái: 117/71mmHg 83 Tay phải: 126/80mmHg 82

Vào ngày 27/04/2011 (Bữa ăn sáng )

Trước bữa ăn : Tay Trái: 106/68mmHg 75 Tay phải: 112/67mmHg 77

Sau Bữa Ăn : Tay Trái: 119/ 67mmHg 85 Tay phải: 124/78mmHg 85

Bữa ăn Trưa

Trước bữa ăn – Tay Trái: 104/67mmHg 83 Tay phải: 116/70mmHg 82

Sau bữa ăn – Tay Trái: 108/66mmHg 86 Tay phải: 115/65mmHg 83

Bữa ăn tối

Trước bữa ăn – Tay Trái: 112/74mmHg 87 Tay phải: 121/68mmHg 77

Sau bữa ăn – Tay Trái: 112/69mmHg 80 Tay phải: 128/75mmHg 83

Chú thích thêm : Hiện cũng đang học hơi căng thẳng, không gian sống hơi nóng nực thiếu gió và ồn ào, nếp sống văn hóa rất nghiêm túc.

Đúc kết lại là con muốn người tỉnh táo, không mệt mỏi, đi cầu bình thường, ổn định trở lại.

Tình trạng trên đã kéo dài khoảng gần 4 năm nay. Ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt .Mong thầy xem xét giúp con .Và con cũng không rành mấy về các bài tập khí của thầy. Nếu có thầy chỉ chi tiết giùm con. Con cám ơn thầy.

Trả lời :

A- Tìm nguyên nhân:

Theo áp huyết tay trái, trước khi ăn thì cao, sau khi ăn thì thấp, cả hai đều dưới tiêu chuẩn so với tuổi như dưới đây :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Áp huyềt bên tay phải liên quan đến chức năng gan và máu chứa trong gan cao hơn tiêu chuẩn, và gan bị nhiệt, trong khi đó áp huyết bên tay trái lại ăn nhiều chất không tạo khí, mà tạo nhiệt, và ăn uống thất thường thấp nhất là 106, cao nhất là 119. Còn nhịp tim đập thuộc mạch nhiệt, trán nóng là bao tử nhiệt, mội trường sống cảm thấy nóng nực, phân nát là ăn không tiêu bao tử nhiệt, thức ăn không hấp thụ bị đẩy ra ngoài thành phân nát nhầy, đi ít, cơ thể nóng thuộc dạng đau bụng kiết lỵ, trong khi đó cổ họng khô rát, tối trước khi đi ngủ lại uống nước đưa đến hậu qủa là tiểu đêm. Còn theo ngũ hành truyền bệnh, bao tử ăn không tiêu gọi là bao tử thực nhiệt thì dẫn dến những biến chứng trán nóng, người lừ đừ mệt mỏi không tỉnh táo, mệt tim, bao tử nhiệt thì con nó là phổi khô, khó thở, phổi bệnh thì thận bệnh khiến tai ù. Tất cả nguyên nhân do bao tử không tiêu có 3 yếu tố, yếu tố Tinh là những thức ăn không điều độ, ăn lúc no lúc đói nên áp huyết lúc cao lúc thấp là lúc cơ thể không có năng lượng, có lúc ăn dồn làm áp huyết tăng. Yếu tố Khí thì ăn xong lười vận động, khí trong người không chuyển hóa, thức ăn không hấp thụ lên mên sinh nhiệt làm nóng đầu, mệt tim, khô họng, theo đông y nội nhiệt ngoại hàn, bên trong cơ thể nóng, bên ngoài chân tay lạnh.

B-Điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh:

1-Nên ăn những thức ăn có nước như phở, bún, cháo, không nên ăn bánh mì, uống cà phê, và ăn uống điều độ.

2- Ra tiệm thuốc bắc mua 1 gói Kỷ Tử khô (trái mầu đỏ nhỏ hơn trái ớt hiểm), bỏ 1 thìa kỷ tử ngâm vào ly nước sôi cho nở, uống thay nước trà, chống mệt mỏi, sáng mắt, mạnh tâm, thận, tối ngủ ngon,

3-Sau 9 giờ tối, không được uống nước, đi tiểu trước khi đi ngủ, đêm sẽ không bị đi tiểu đêm

Khí:

1-Nếu không có thời giờ tập khí công nhiều thì cần tập bái Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút để chuyển hóa thức ăn trong bao tử, thông khí huyết toàn thân.

Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng:

2-Sáng và tối tập nhẩy dây 500 lần để vận động tay chân cho xuát mồ hôi nhiệt tích lũy trong cơ thể, hoặc sáng và tối tập chạy bộ quanh công viên, hai bài này làm người tỉnh táo, thân nhiệt tỏa đều từ cơ thể ra tay chân.

3-Khi người bần thần mệt mỏi, tập 7 bài đầu khí công. và bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần. (Video bài tập)

7 Bài đầu chỉnh thần kinh:

Vỗ tay 4 nhịp:

Thần:

Tối nhảy dây 100 lần trước khi đi ngủ 30 phút để giải tỏa căng thẳng trí não, thông khí huyết, thông nhiệt xuất mồ hôi, sau đó tập nằm thở thiền ở Đan Điền Tinh, cuốn lưỡi ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi bình thường, chỉ cần mắt tai tập trung nghe khí, nhiệt mạch đập dưới bàn tay đang đặt chồng lên Đan Điền Tinh dưới rốn 5cm, nam đặt bàn tay phải ở dưới, bàn tay trái đặt chồng lên trên (người nữ đặt ngược lại), khi nghe được mạch đập dưới bàn tay rõ ràng, thì gọi là Quán tức (theo dõi quan sát hơi thở), khi nghe được tiếng đập dưới tay, thì đổi sang giai đoạn điến hơi thở gọi là Sổ tức, nghe mạch đập dưới tay 1 lần, trong đầu đếm nhẩm 1 lần, đếm đến 10 lần khi nghe được 10 lần, nghe lần thứ 11 thì lại đếm là 1 lần, đếm đến 10 thì gọi là 20. lại nghe và đếm từ đầu 1 lần đếm hết 10 lần thì gọi là 30… đếm mãi mà còn tỉnh thì đạt được trạng thái thiền tỉnh thức đưa tần số sóng não ti tần số hoạt động 13 Hertz xuống tần số ngủ sâu 3 Hertz, còn không tập bài này, khi ngủ chập chờn là sóng não trong đầu nửa ngũ nửa thức ở tần số 6-7 Hertz.

Áp dụng theo phương pháp hướng dẫn trên 1 tháng đều đặn cơ thể sẽ khỏe mạnh, tỉnh táo, tinh thần minh mẫn, áp huyết đầy đủ lọt vào tiêu chuẩn là hết bệnh tật.

Thân

doducngoc