Câu hỏi 76 : Nửa người co cứng rối loạn nói, viết và dáng đi, do hậu qủa chấn thương đầu đã 10 năm

Thưa thầy, con cầu chúc thầy dồi dào sức khỏe. Con cầu mong thầy cứu giúp cho con, con bị tai nạn cách đây trên 10 năm bị chấn thương phần đầu, nhưng không đến mức phải mổ. Tuy nhiên sau đó con bị để lại di chứng co rút và cứng cơ nửa người bên phải( từ mặt cho đến chân), gây ra rối loạn dáng đi, nói và viết chữ khó khăn.

Ngoài ra, luôn phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, suy giảm trí nhớ… Mặc dù con đã điều trị rất nhiều thầy thuốc tây và đông y, kể cả châm cứu nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, con rất khổ tâm và bi quan ( con hiện nay mới 43 tuổi). Tình cờ con lên mạng thấy chương trình chữa bệnh bằng khí công do thầy sáng lập và chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt thầy đã cứu nhiều bệnh nan y ngoài khả năng của tây y, con như người chết đuối thấy phao, con thành thật kính mong thầy cứu giúp.

Trả lời :

A-Nguyên nhân

 

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Trên đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết của ngưòi khỏe mạnh không bệnh tật. Nếu tuổu 43 mà áp huyết thấp bằng đứa trẻ 10 tuổi thì sẽ bị biến chứng có rất nhiều bệnh nguyên nhân do áp huyết thấp, thiếu máu, không đủ máu đi nuôi các tế bào khắp cơ thể. Cần phải đo áp huyết ở hai tay, trước và sau khi ăn 30 phút, lấy cả 3 số, mới biết nguyên nhân chính xác.

Đa số bệnh co cứng nửa người do kinh mạch khí huyết bên nửa người không thông, nếu so sánh áp huyết đo ở tai bên tay sẽ có khác biệt, nếu co cứng nửa người bên phải thuộc chức năng gan, chứa máu nuôi gân và thần kinh, do thiếu máu trong gan nên gân cơ co rút.

 

B-Chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Áp dụng bài Cháo gan trong Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.

Nấu cháo đậu phộng 50g, gạo nếp 50g, và gia vị vừa đủ. Khi cháo chín cho 100g gan thái miếng mỏng và cho 50g gừng thái chỉ, đun thêm 10 phút, nêm gia vị, ăn nóng vài lần trong ngày. Món ăn này bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, bổ phổi, mạnh bao tử, thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh.

Khí :

Tất cả các bệnh theo đông y đều do khí và huyết thuộc 3 trường hợp như thiếu, qúa dư, hoặc bị tắc nghẽn không thông. Do đó đông y có câu nói đơn giản là Thông thì bất thống. Thống thì bất thông. Người thầy thuốc phải tìm ra bệnh đó thuộc nguyên nhân nào trong 3 trường hợp để biết cách điều chỉnh đúng bệnh.

Trường hợp trên là vừa thiếu máu trong gan, vừa dư bên trái, vừa tắc bên phải. Giải quyết trường hợp thiếu máu thì điều chỉnh ăn cháo gan, còn chữa thông hay tắc phải điều chỉnh bằng huyệt và bằng khí.

1-Bằng huyệt : Châm nặn máy 10 đầu ngón tay chân, để ý những ngón chân tay bên trái khí huyết dư sẽ thông ra ngay, còn các ngón chân tay bên phải nặn máu không ra, vì thiếu máu, máu chỉ được khí dẫn đi đến nửa đoạn đường kinh thì yếu sức vì thiếu máu để dẫn đi, nên bị co rút cứng, nên sau khi châm, cần phải vuốt huyệt thông 6 đường kinh tay chân theo kinh đoạn ngũ hành 12 kinh trong link này :

Sổ Tay Tìm Huyệt: Phần II

2-Day Hà Đồ Lạc Thư Cổ Gáy Vai : Hà Đồ Lạc Thư

Day vuốt huyệt, cách ép cánh tay và chân gối, thông 12 đường kinh tay chân. (Chùa Linh Sơn, Toronto)

3-Tập tay bằng bài hát Vỗ Tay 4 Nhịp và tập chân bằng bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha, tập bài Cúi Ngửa 2 Nhịp, càng nhiều càng tốt giúp cho đầu cổ lưng, chân tay thông khí huyết, cử động được linh hoạt nhẹ nhàng.

4-Sau đó tập thêm những bài khác trong bài tập thể dục khí công trong lớp ở Toronto có trên trang nhà.

Thần

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập theo dõi hơi thở ở huyệt Mệnh Môn để chuyển tinh hóa khí, khí hóa thần, nuôi dưỡng thần kinh.

http://video.yahoo.com/watch/7404621/19370782

Thân

doducngoc