Câu hỏi 252 : Phương Pháp Học và Hành môn Khí Công Y Đạo thế nào cho có kết qủa

Kính chào Thầy Đỗ Đức Ngọc !

Thưa Thầy

Con là một học sinh ở SG năm nay con 36 tuổi .Con theo học các trang web của Thầy học được gần một năm nay.

Nói thật là lúc đầu con xem con cũng không để tâm lắm mà chỉ nghĩ là uống thuốc sẽ khỏi, không thi đi bệnh viện. Nhưng con uống thuốc mãi hơn hai năm cũng chỉ đỡ đau hết thuốc lại đau.

Thầy cũng biết rồi đó BV và BS ở VN rất nhiều tiêu cực, muốn tìm một bác sĩ có tâm rất là khó, thuốc tây thì toàn thuốc giả, thuốc kém chất lượng mà lại rất đắt, nên con quyết định thử tập theo phương pháp của thầy (kéo gối mềm bụng, nạp khí trung tiêu, vỗ tay bốn nhịp, vỗ tâm thận, cào đầu …) và sau hai tuần tập thì bệnh đau đầu gối của con đã hết, càng tìm hiểu thì càng thấy mình còn nhiều bệnh con tập thì các dấu hiệu bệnh cũng mất dần đi .

Từ đó con đi vào nghiên cứu lý thuyết nhiều hơn nhưng càng đọc càng thấy rối rắm, xem video thì từng khúc không đầy đủ tải về, đoạn bài có, bài không, nên tập luyện không được đầy đủ đúng cách, và con hay tò mò tập các bài khí công như (thở thiên môn, luyện lư đảnh) làm thực hành vuốt huyệt cho mọi người một thời gian con lại thấy mệt mỏi và đau đầu gối trở lại .con ấn huyệt theo cho người bệnh nào thì về lại bị đau ở đấy.

Con thấy rất hoang mang lưỡng lự có nên chữa giúp người khác hay không. Lúc đầu con thấy rất vui vì mình khỏi bệnh mà không cần thuốc không cần tốn tiền mà mình lại tự học có kiến thức về y hoc hào hứng lắm Thầy ạh. nhưng càng tìm hiểu càng thấy mình học rất lộn xộn thực hành cũng lung tung, có hôm chị Nhung cho tài liệu về nhị hợp huyệt con đọc mê quá, vừa đọc tay vừa ấn thử khắp người cũng may là con chỉ bị nôn nao và hơi khác thường một chút chứ chưa đến nỗi nguy hại gì.

Con luyện khí cũng hai lần bị sai dẫn đến hậu quả bất bình thường. mỗi lần như vậy con lại hỏi chị Nhung chị lại chỉ cho cách chữa, nhưng nguy hiểm quá. Thầy ơi mới luyện đã vậy càng cao thì càng nguy hiểm nên con rất sợ. Mấy lâu nay con cứ học từng khúc không đầu không đuôi mà lại rất liều lĩnh tự chữa cho mình và chữa cho người khác nữa có người chịu tập thì hiệu quả rất tốt.

Nhưng cũng có nhiều phen hú vía thầy ạh. Con không dùng kim châm, không cho uống thuốc chỉ ấn huyệt và vuốt đường kinh và bảo họ cách tập thôi con cũng tham gia sinh hoạt ở nhóm của chi Nhung. sắp tới con muốn sang giúp Cô Thuận trong thời gian rảnh nhưng con chưa đủ tự tin về trình độ và năng lực của mình.

Thưa Thầy con biết Thầy rất bận nên con không hay viết thư để nhờ thầy chỉ dậy nhưng con mong lần này thầy chỉ giúp con một vấn đề thế này thầy chỉ giúp con thầy nhé !

Con muốn học phương pháp chữa bệnh theo KCYĐ thì phải chuẩn bị những gì, phải bắt đầu từ bài học nào trước bài nào sau kết hợp như thế nào cho có hiệu quả nhất cho việc học tập và thưc hành chữa bệnh mà không bị hại cho người bệnh và cho cả bản thân con nữa, thầy cho con mẫu thời gian biểu luyện tập để thành thầy thuốc giỏi.

Con chúc Thầy và gia đình luôn luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn, chúc cho đại gia đình Khi Công Y Đạo ngày càng phát triển để cứu giúp hết được tất cả mọi người .

Con Trần Hữu

Trả lời :

Khí Công Y Đạo có ba giai đoạn để học và chữa bệnh :

1-Giai đoạn học các bài tập thể dục khí công từ đầu đến cuối, giúp cơ thể có đủ khí lực thúc đẩy máu tuần hoàn. Dùng máy đo áp huyết, đo ở hai tay, vào mỗi sáng và mỗi tối. Thời gian sẽ trả lời kết qủa, là trước khi tập khí công và sau khi tập một tuần, hai tuần, ba tuần hay 1 tháng…rồi so sánh với áp huyết tiêu chuẩn, xem trước khi tập và sau khi tập, khác nhau như thế nào, tốt hay xấu..

Tốt có nghĩa là người có bệnh cao áp huyết hay bệnh tiểu đường, cholesterol cao, sau khi tập thì đi thử nghiệm thất hết bệnh, hay đo áp huyết đã lọt vào tiêu chuẩn:

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Còn khi áp dụng khí công để đi chữa bệnh cho người khác, thì phải kiểm chứng từng mỗi bài tập riêng bằng máy đo áp huyết trước khi tập và sau khi tập, để mình biết chắc bài tập nào làm tăng áp huyết, thì dùng bài đó hướng dẫn cho những người có áp huyết thấp. Bài nào sau khi tập làm hạ thấp áp huyết thì đem áp dụng để chữa cho những người bị bệnh cap áp huyết. Bài nào làm tăng hay giảm số thứ hai tâm trương để chữa bệnh hẹp hay hở van tim. Bài nào sau khi tập làm tănh nhanh nhịp tim hay làm chậm nhịp tim. Bài nào chữa cầm được mồ hôi, bài nào tập cho ra mồ hôi, bài nào tập chữa được táo bón, bài nào chữa được bệnh tiêu chảy, bài nào chữa được nhức đầu, bài nào chữa được chóng mặt, bài nào chữa được bệnh ăn không tiêu, kém hấp thụ, bài nào chữa được bệnh dư mỡ, dư đường trong máu, bài nào chữa được bệnh suyễn, bệnh sạn thận, tuyến tiền liêt, tiểu đêm, mất ngủ, ngủ nhiều, đau lưng, tay, vai, chân, lưng. gối….

Như vậy chúng ta đã có cả một kho thuốc chữa bệnh bằng các bài tập khì công, nên gọi là khí công chữa bệnh, chứ không giống các loại khí công khác gọi là phòng bệnh, nhưng khi có bệnh lại không áp dụng nó để chữa bệnh được.

Thời gian học, tập luyện và đúc kết kinh nghiệm để đem ra chữa bệnh cho mọi người được kết qủa, ít nhất mất 3-6 tháng trở lên, chuyên dùng các bài tập khí công để chữa bệnh.

2-Giai đoạn học kế tiếp, khi một người có đủ khí như các nhà thể dục thể thao, những người học võ, học khí công…họ cũng vẫn bị bệnh, không phải do thiếu khí, mà khí bị tắc không thông, lúc đó cần học day bấm, vuốt huyệt để làm cho khí huyết lưu thông, thường châm nặn máu đầu tay chân, vuốt các đoạn huyệt vòng chân khí tay, chân, du huyệt trên lưng, khích-du huyệt trên kinh tay, chân, day các đầu ngón tay chân, vuốt khí chữa bệnh, hư, thực, lão suy, học chuyên môn về huyệt và lý luận ngũ hành tạng phủ tìm nguyên nhân gốc bệnh, và học dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học, Quy Kinh Chẩn Pháp……

3-Giai đoạn học điều chỉnh inh, chữa bệnh bằng điều chỉnh ăn uống.

Có những trường hợp thông huyệt hay tập khí công không có kết qủa, vì cơ thể thiếu máu, thiếu những chất bổ dưỡng tạo máu, lúc đó cần phải đo áp huyết để biết khí huyết thiếu như thế nào, nhiều hay ít, do đường kinh nào…nên cần phải học đến ngũ hành để chữa vào nguyên nhân gốc bệnh, biết về thuốc như tính-khí-vị của thuốc, cách học giai đoạn này là nghiên cứu về những chất bổ máu, phá máu, phá đàm. Bổ máu cho người thiếu máu áp huyết thấp. Phá máu cho những người dư thừa máu, cao áp huyết..

4-Cách chữa Tâm Bệnh :

Ba giai đoạn trên là học Khí Công và Y thuật. Gia đoạn hoàn tất là học Đạo, là học những nguyên lý nhân qủa của bệnh về ba yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Thí dụ về Tinh, là ăn uống thuốc men, những chất này thiếu thì hậu qủa của bệnh sẽ là bệnh gì, những chất này dư thì hậu qủa của bệnh là những bệnh gì, phải trình bầy giảng giải cho bệnh nhân hiểu để tránh không phạm phải. Ăn những chất này làm mất khí, ăn những chất này làm dư khí, thiếu qúa hay dư qúa đều bệnh

Như về Khí, thì hậu qủa của bệnh này do thiếu tập bài này, hay tập dư bài này.., nên thấy chữa bệnh bằng khí công cần phải biết kỹ thuật và công dụng của mỗi bài tập do mình tự nghiên cứu chứng nghiệm được mặt bổ, mặt tả của bài tập, mới đem cho bệnh nhân ứng dụng các bài tập trong việc bổ tả của bệnh mình cần chữa.

Về Thần là tâm lý tính tình như vui, lo, buổn, sợ, giận, đối với bệnh nào hợp, bệnh nào không hợp. Như buồn qúa thở dài hại phổi, phụ nữ sẽ bị ung thư vú, trầm cảm. Vui qúa hóa điên dại. Lo qúa hại tỳ vị, ăn mất ngon mất tính hấp thụ và chuyển hóa. Sợ qúa vãi đái hại thận. Giận qúa làm bầm gan hại gan, tăng cao áp huyết, rối loạn tim mạch.

5-Cao hơn một bậc nữa về Đạo học là biết ngưyên nhân hậu qủa của thân bệnh, còn biết nguyên nhân hậu qủa của tâm bệnh, của nghiệp bệnh.

Nguyên nhân hậu qủa của thân bệnh chữa bằng khí công, y thuật.

Nguyên nhân hậu qủa của Tâm Bệnh, giảng giảng lý thuyết khí huyết, liên hệ ngũ hành lục phủ ngũ tạng và đo kiểm chứng có kết qủa rõ ràng bằng con số nào tốt số nào xấu, do thuốc tây, thuốc ta, do ăn, do tập đúng sai, lúc đó bệnh nhân sẽ không còn cố chấp vào đông y tây y khí công, miễn sao cách nào thuốc nào làm cho mình khỏi bệnh qua kiểm chứng bằng máy đo áp huyết là được. Do đó, môn KCY Đ mới gọi máy đo áp huyết là bác sĩ giỏi nhất trong gia đình của mình, cho mình biết cách tự điều chỉnh Tinh-Khí-Thần được khỏi bệnh hay hơn các ông thầy thuốc nào khác..

Nguyên nhân hậu qủa của Nghiệp Bệnh thì cần phải tham thiền học luật nhân quả trong đạo Phật, và tu học đến trình độ cấp 5 của KCYĐ trở lên, hay học từ chư vị trong bài Cầu Ơn Trên Giải Nghiệp Bệnh, lúc đó mình có thể biết một bệnh do nghiệp và cách giải nghiệp bệnh. Muốn có được khả năng này, cần phải dấn thân phục vụ chúng sinh theo đại nguyện hành bồ tát đạo, lánh dữ làm lành, ăn chay, tu tâm dưỡng tánh mới mở mang được trí tuệ và tâm đạo cứu độ người.

Thân

doducngoc

Phản hồi Câu hỏi 252

Con chào thầy ạ !

Giống như lời thầy dặn. Con thấy muốn chữa bệnh giỏi thì nhất thiết nên tham gia học hỏi theo hội nhóm, phải có sự gắn kết với bệnh nhân, và tham gia vào các nơi chữa trị thường xuyên càng tốt.

Nếu mình chỉ chữa quanh quẩn cho người nhà, hàng xóm thì trình độ mình rất hạn chế. Gặp bệnh cũng như vậy thôi nhưng người này hơi nặng hơn, khác hơn người kia 1 chút là cả 1 vấn đề rồi. Khi mình tham gia chữa bệnh cho bệnh nhân 1 cách thực thụ như 1 bác sĩ thì các bài mình đã học được củng cố, phát triển thêm, mình nhớ như in trong đầu cách chữa, thứ tự như thế nào. Đến lúc đấy mình chỉ việc Bật trong đầu ra để áp dụng như môn luyện phản xạ trong học tiếng anh. Chứ bảo bệnh nhân đợi tôi coi sách, coi vở lại thì không hay chút nào. Khi sinh hoạt trong các Phòng mạch, mình sẽ được học hỏi thực tế từ những người thầy khác nhau, có những cách chữa khác nhau. Ví như thầy Ngọc chúng ta trả lời về ấn đè huyệt đó, huyệt đó, nằm ở vị trí đó rõ ràng trong thư. Nhưng với 1 số người thì tìm huyệt đó ngoài thực tế cũng không đơn giản gì. Chi bằng mình nhìn thấy ngay trước mắt mình thì mình nhận ra dễ dàng hơn. À huyệt đó như thế, chỗ đó, 1 thốn,2 thốn là thế. Hoặc như thầy Ngọc chúng ta chỉ qua Clip thông cột sống như thế, nhìn thì vậy nhưng để làm 1 cách mềm mại, uyển chuyển thì cũng lại là chuyện khác. Con thấy người thì quay chân bệnh nhân rất nhanh, hoặc độ nghiêng không đúng . . . gây khó chịu thêm cho bệnh nhân. Mặc dù con đã chỉ đi chỉ lại nhiều lần. ( Mà toàn là thanh niên đang lứa tuổi dễ tiếp thu chứ đâu già cả gì ). Hay khi thầy chỉ châm nặn máu cũng vậy. Chúng ta biết là thế nhưng khi áp dụng thì có người không biết châm kim chích như thế nào, mạnh nhẹ, độ sâu ra sao tùy vào nơi. Chỗ nào dễ gặp động mạch, tĩnh mạch. Nhiều người rập khuôn cầm cây kim chích mũi dài 2 – 3 cm cứ thế mà châm thật mạnh, cả vùng đầu là nơi gần xương sọ nhất cũng tha hồ mà Mổ kim lên đầu. Máu xịt ra càng nhiều càng thấy thích nhưng không biết rằng mình đã đâm vào tĩnh mạch của bệnh nhân . . . . .

Khi mình tham gia thực sự như 1 người hành nghề y , mình sẽ nắm bắt được tâm lý, cuộc sống, hoàn cảnh của bệnh nhân đúc kết thành kinh nghiệm. Có những bệnh thấy là mình chữa được nhưng thực tế không phải vậy. Nó không do thức ăn , đồ uống bệnh nhân ăn vào mà do những người thân của họ tạo ra. Do vợ chồng ly tán, con cái quên lãng mình lúc tuổi già sinh ra bệnh. Vậy thì có thứ thuốc gì bằng Tình yêu mà họ đang cần. Hoặc 2 em bé đêm ngủ toàn quấy khóc suốt đêm đi chữa trị nhiều nơi, rồi cả thầy bùa khác nhau cũng không hết. Sau 1 vài ngày con quan sát, thì thấy tối đi ngủ bóng điện trong phòng, tối ngủ không bao giờ tắt. Hỏi ra mẹ nó sợ con thơ nửa đêm bú bình, đái ỉa lên để luôn vậy cho tiện. Con bảo chuyện đó thì ai có con chẳng phải vậy. Từ nay về sau đêm ngủ Phải tắt đèn đi. Thế là từ đó tự nhiên hết bệnh mà chẳng tốn viên thuốc nào. Hoặc vài bà cụ hỏi Bà về nhà có kiêng ăn đồ nóng ( Nhiệt ) như con dặn không ? Dạ có ạ, tôi về không có ăn đồ nóng nữa đâu. Tôi nấu cơm xong tôi đợi cho nguội hẳn tôi mới dám ăn. Chôm chôm, xoài, trái cây bây giờ tôi để vào tủ lạnh cho lạnh tôi mới dùng. Hoặc em bé bị loạn nhịp tim, nếu mình cứ chăm chăm chữa nó thì chưa chắc đã khỏi vì gốc bệnh do bố nó thỉnh thoảng nhậu xỉn về đập phá khiến nó hay hoảng sợ, tâm lý xáo trộn, dẫn đến tim cũng tự làm việc loạn xạ theo.

Rồi thì không phải ai khi bệnh nặng sắp chết, liệt người thì họ sẽ cảm nhận được cuộc sống chóng qua, cảm nhận được thân phận của đời người. Trái lại, vẫn giữ trong mình sự ích kỷ, độc tài, xấu xa của người đời. Con tập tay không cho họ đã là hơn 100 cái, nhưng qua kiểu trả lời con biết tâm lý là người này về không tập dù đang bị liệt và tập tay bóp ra bóp vào khi rảnh cũng không khó gì. Con hỏi thẳng vào vấn đề : Mỗi ngày bác tập tay bóp ra bóp vào mấy cái ? Bệnh nhân trả lời là 3 cái. Thế thì Bác sĩ bó tay thôi. Khi có thực tế, giả dụ như thầy Ngọc chúng ta chỉ Bài chữa trị như thế nhưng tùy bệnh nhân mập nhẹ, cơ thể có khiếm khuyết, thời gian trong ngày, nghề nghiệp của họ mình sẽ có những thay đổi nhỏ về tư thế, số lượng, thời gian vào lúc nào, thêm 1 vài sáng tạo của mình. Tuy thay đổi nhỏ nhưng phù hợp với bệnh nhân sẽ tạo lên hiệu quả rất lớn.

Khi mình đi thực tế những nơi chữa trị, mình sẽ củng cố vững chắc kiến thức mà không bị mơ hồ. Đôi khi có những sáng tạo cho riêng mình do vô tình , hoặc cố ý theo cách nào đó. Sẽ giúp mình tránh phải hỏi các thầy giúp mình như thầy Ngọc nhiều hơn, chỉ hỏi khi nào mình thực sự cần. Chứ gặp ai bệnh khác, hoặc hơi khác 1 chút mà lúc nào cũng gửi thư cho thầy thì chắc thầy trả lời cũng không xuể. Các thầy muốn chúng ta làm việc 1 cách sáng tạo, vững chắc chứ không phải là 1 cách máy móc, rập khuôn. Ha thầy Ngọc ha !!!

Khi tham gia vào các Phòng mạch mình sẽ tiếp xúc được với nhiều loại bệnh khác nhau, diễn biến tâm lý phức tạp khác nhau. Mình sẽ thấy sự đau khổ của mỗi người và nhận ra rằng bị bệnh chẳng có gì đáng phê phán hết. Ai cũng có bệnh. Không Thể lý thì cũng Tâm lý. Từ đó, mình sẽ không nói xấu về bệnh tật của họ cho người khác. Họ sẽ tin tưởng để mình chữa cho họ hơn. Trên thực tế, có những thanh niên mới lớn, hoặc các bà nhiều chuyện mang bệnh của bệnh nhân ra bàn tán. Người ngoài họ nghe được. Hóa ra mình không chữa cho bệnh nhân giảm mà còn nặng thêm do thói xấu người đời. Cụ thể là mình, ngày trước mình hay bị Mộng tinh thầy Ngọc chỉ dạy bây giờ đã hết. Người ngoài nghe sẽ không hiểu, bàn ra tán vào gây xáo trộn tâm lý. Nhưng cũng nhờ những người tốt luôn bên cạnh nên vẫn đứng vững. Sau này mình tìm hiểu ra thì nguyên nhân chẳng có gì ghê gớm. Do tay mình hơi dài, lúc ngủ hay nằm ở võng nên tay đặt dưới Thần khuyết 1 gang ( hihi ) 1 cách thoải mái, dễ dàng. Vô tình khi ngủ đó lại là nằm thở Thiền. Mà thở thiền đặt tay ở chỗ đó các bạn biết sẽ có kết quả như trên.

Ở các Phòng mạch, mình được làm việc nơi có tư cách pháp nhân, giấy tờ rõ ràng do người lập ra phòng mạch xin phép đàng hoàng, bảo lãnh cho mình.

Và 1 điều quan trọng muốn chia sẻ với các bạn. Ngay cả mình cũng MUỐN làm 1 người chữa bệnh giỏi, tốt là 1 chuyện . Nhưng đi đến HÀNH ĐỘNG lại là chuyện khác. Phải có lòng thiện nguyện, và 2 chữ DẤN THÂN. Sẽ chịu nhiều hiểu lầm, khó khăn về tài chính, thời gian . . . Đôi khi mình sẽ vô tình mắc phải thêm bệnh của bệnh nhân trong quá trình chữa, lây nhiễm trong quá trình châm nặn máu do găng tay bán lâu ngày bị mục, sơ suất, mùi hôi từ bệnh nhân V.v. Và cả cái chết đến với mình bởi các điều đó. Trên thực tế đã có nhiều người không đi tiếp được con đường Y Đạo này bởi nhiều lý do trong đó có những lý do trên.

Cuộc đời như một giấc mơ

Tình ra mái tóc bạc phơ trên đầu

Tuyệt mù xanh thẳm ngàn dâu

Gió tung cát bụi tìm đâu tôi về

Dương Anh.