Kính Thầy,
Lời đầu cho con gửi chúc sức khỏe đến gia đình và toàn thể các cô bác và các anh chị trong môn KCYĐ.
Thưa Thầy, con có bệnh trong người mà chưa biết chữa như thế nào, mong Thầy hoan hỷ chỉ bảo cho con đôi điều, con xin vô cùng cảm tạ Thầy.
Thưa Thầy, con viết bệnh tình của con cho Thầy coi….
Con năm nay 40 tuổi, nặng 75kg, con vừa rồi bị cảm, con thấy trong người không được bình thường.
1-Thường con bị hai chân rất lạnh.
2-Đường ruột của con rất kém, khi con ăn đồ lạnh vào, thường con bị tiêu chảy, con bị lạnh con cũng tiêu chảy, và khi con ăn phở vào nó nóng cũng bị tiêu chảy, nên đường ruột của con thấy kém quá.
3-Áp huyết của con khi Kéo Chân Vào Bụng 200 lần, thi đo tay trái 139/98mmHg mạch 65, tay phải 135/88mmHg 65. Sau 30 phút đo lại tay trái 132/88mmHg mạch 82, tay phải 135/84mmHg mạch 72.
Thưa Thầy hoan hỷ chỉ bảo cho con. Con xin chân thành cảm tạ Thầy.
4-Thầy ơi, lần trước con có hỏi Thầy về bệnh của Thầy Trụ Trì chùa ở Anh Quốc, thầy ấy bị bán thân bất toại. Con làm đúng như bài dạy của Thầy như Kéo Chân, Vỗ Tay 4 Nhịp và tập Dịch Cân Kinh 2 Nhịp, con bóp chân tay và thở ra, chích nặn máu ở huyệt Chí Âm…. và on thấy thầy Trụ Trì rất khỏe, đi lại ngồi lên ngồi xuống rất tốt, nhưng khoảng hai tháng nay thầy Trụ Trì không luyện tập, con thấy thầy lại bệnh trở lại. Nhưng con bảo thầy cố gắng rèn luyện thì hồi phục, nhưng thầy ấy lại nói : Việc chùa bận không tập được, thì giờ phải làm sao, thưa thầy ?
Trả lời :
Tuổi 40 mà cân nặng 75kg là thừa cân, do ăn uống nhiều làm xệ cơ co bóp đường ruột, còn theo mạch nhịp tim 65 là cơ thể hàn. Như vậy là chức năng ruột bị hư hàn, vì hàn lạnh sẵn nên ăn thức ăn lạnh, bị tiêu chảy, chức năng ruột thuộc Đại Trường kim dương giúp cho chức năng phế kim âm phối hợp với Kinh Bàng Quang tạo thành Vệ Khí cho cơ thể, khi đại trường hư hàn, cơ thể không đủ vệ khí mên gặp thời tiết lạnh cũng làn tiêu chảy. Ngược lại, chức năng co bóp đường ruôt không những hàn không chịu được thức ăn hàn, mát, lạnh, nhưng chức năng co bóp còn hư yếu, nên thức ăn cay nóng nó cũng không co bóp để chuyển hóa, nên cũng bị tiêu chảy.
Sau khi tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần thì sau 30 phút nhịp tim tăng lên giữa 72-82, chứng tỏ bài tập này đã tập đúng làm tăng nhiệt, nhưng vì kéo ép gối vào nhanh, không có chờ cho bụng xẹp mềm xuống rồi mới kéo chân kia, do đó khí còn bị dồn nén trong bụng mới làm tăng áp huyết, do đó bài này tập sai, nên không có thể tậphơn 200 lần được sẽ làm áp huyết tăng cao thêm.
* DC 40: Kéo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng
Tập đúng là tập chậm, mục đích làm mềm bụng làm cho hạ áp huyết, và số lượng tập nhiều làm cơ thể tăng nhiệt toát mồ hôi, cơ ruột co bóp càng nhiều phân ra càng tốt, không bị táo bón, không bị tiêu chảy.
Trong trường hợp tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng đúng, làm tăng tính co bóp của bao tử, ruột, giúp hệ thống tiêu hóa tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể nhanh.
Tuy nhiên nếu khi áp huyết hạ thấp, cơ thể sẽ mất dương, để lập lại quan bình âm-dương, cần bổ sung thêm bài tập Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm áp huyết tăng lên trở lại.
Như vậy, chính hai bài này vừa điều chỉnh áp huyết, vừa điều chỉnh bệnh về tiêu hóa, bao tử và đưòng ruột rất có công hiệu.
Còn trường hợp Thầy Trụ Trì bị tê liệt ngồi xe lăn đã bao nhiêu năm không lo đến phật sự được, sau khi tập thầy đã thấy có kết quả, mà thầy không chịu tập tiếp, với lý do chùa bận không tập được, người ta gọi là nghiệp bệnh, thì người khác có muốn giúp cũng không thể nào giúp được, mà phải do bệnh nhân có ý chí muốn khỏi bệnh hay không, lúc đó chúng ta mới giúp được. Vì vậy thầy của tôi mới thường nói câu : Chúng sinh không muốn hết bệnh.
Câu hỏi 106 : Chúng sinh không muốn hết bệnh.
Thân
doducngoc