Câu hỏi 182 : Bệnh xơ cứng tủy rải rác, viêm teo gai thị, táo bón

Con chào thầy Ngọc,

1-Con có người bạn gái, năm trước bạn ấy rất bình thường và khỏe mạnh, đùng cái bạn ấy không thể ăn uống được gì hết, cứ ăn là nôn ra hết, người như bị trúng gió ấy thầy ạ! Sau đó vào bệnh viện chữa trị, xét nghiệm thì bác sĩ bảo là bị bệnh:”xơ cứng tủy rải rác”.

2-Thời gian sau cơ thể bạn ấy cứ yếu dần đi, không ăn được gì hết, cứ nôn ra, cùng lắm là ăn được bát cháo hoa với lòng đỏ trứng gà ! sau đó gia đình chữa bằng thuốc nam, thì sức khỏe bình thường trở lại, duy chỉ có mắt của bạn ấy là mờ hẳn đi, không thể nhìn thấy rõ được vật gì cả, gia đình lại đưa đi chữa, lần này bệnh viện nói rằng bị :”viêm teo gai thị”, và mấy hôm vừa rồi vừa ra bệnh viện Bạch Mai ! Bây giờ cơ thể bình thường, ăn được tốt, nhưng việc đại tiện hơi khó khăn, mắt bạn ấy vẫn mờ như vậy, không chuyển biến mấy! vậy thầy có thể giúp bạn ấy bằng cách nào không ạ? Uống thuốc hay tập luyện nào không ạ? Gia đình cũng đã đi chữa bằng thuốc nam, thâỳ lang bắt mạch cho nói rằng bạn ấy bị thiếu máu nhiều nên không đủ nuôi mắt, mới sinh ra như vậy thầy ạ, bây giờ bạn ấy rất hoang mang, không biết làm thế nào cả, gia đình cũng đã chữa rất nhiều cách thầy ạ, kể cả chữa bằng tâm linh rồi, nhưng vẫn chưa biến chuyển gì, con hy vọng thầy có cách nào đó giúp đỡ bạn con với, con cám ơn thầy rất nhiều! Con ở VN nên nếu có liên lạc gì thì xin thầy liên lạc qua mail của con.

Những chi tiết thầy cần xem xét đây ạ!

Bạn ấy là nữ, sinh năm 1990 ở Hải Phòng

3-Số đo huyết áp 2 cánh tay trước khi ăn là 110/70, sau khi ăn là 120/80

4-Cảm giác bàn tay, chân hay trán là lạnh, trời mùa hè mà bạn ấy vẫn không thấy nóng như người bình thường thầy ạ!

5-Còn vấn đề đi đại tiện thì từ thời gian bị bệnh đến nay bạn ấy bị táo bón, và vẫn chưa khỏi hẳn, bị như vậy thường xuyên đến nay thầy ạ!

Còn vấn đề nữa là, có mấy lần gia đình đi xem thầy bói, thầy bói nói rằng nhà bạn ấy đang nằm trong diện giải tỏa, xây dựng nên động vào long mạch của khu đất ấy nên mới sinh ra như vậy!

1 lần nữa con cám ơn thầy rất nhiều ạ!

Trả lời :

Tôi chia câu hỏi thành 5 mục để tìm nguyên nhân bệnh theo tiêu chuẩn khí và huyết xem hư hay thực, hàn hay nhiệt :

1-Bác sĩ xét nghiệm đã tìm ra bệnh “xơ cứng tủy rải rác”

Theo đông y, cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật cần phải có đầy dủ khí và huyết theo tiêu chuẩn của đông y khí công như dưới đây, để dẫn máu đi nuôi các tế bào trong cơ thể, và sinh tinh hoá tủy nuôi cột sống và hệ thần kinh cũng giống như cây có đủ nhựa nuôi dưỡng cây.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Chúng ta thử tưởng tượng nếu những ống dẫn nhựa của cây không đủ nhựa do thiếu lượng nước tưới cây, hay không đủ sức đẩy nhựa lưu thông, chúng sẽ bị đứt đoạn không liên tục, bị ngưng lại vì hết nhựa, thì cây này mất dần sự sống do nhựa xơ cứng rải rác. Đối với cơ thể thể thiếu khí huyết cũng là nguyên nhân bị xơ cứng tủy rải rác giống như thế. Theo lý thuyết đông y, cứ mỗi lần xuất 1g tinh trong sinh hoạt tình dục thì tương đương với mất 40g máu, còn 40g tinh mới tạo thành 1g tủy. Do đó mất 1 g tủy có nghĩa là mất 160g máu. Cho nên mới nói tủy xơ cứng rải rác có nghĩa là thiểu tủy tuần hoàn trong ống tủy, chứng tỏ cơ thể không đủ máu cung cấp..

Cơ thể muốn có đủ máu thì nguồn cung cấp theo cách chữa ngọn cần uống thuốc bổ máu như Acti-B12 hay B12 dạng lỏng, chữa gốc là phải ăn nhũng thức ăn bổ máu như gan heo và những món khác trong hướng dẫn của bài 387 trong trang nhà, hay uống thuốc thang Bổ Hư Thang, và phải kiêng những chất chua làm phá mất máu mất hồng cầu.

Bổ hư thang

Bạch Thược, Đương Quy, Nhân Sâm, Cam Thảo nướng, Hoàng Kỳ, Nhục Quế.

6 vị thuốc, mỗi vị 4g. Mua 10 thang, mỗi ngày nấu 1 thang.

Mua 1 gói táo đỏ.

Đổ 6 vị thuốc vào ấm sắc thuốc, cho thêm 10 qủa táo đỏ, 3 miếng gừng sống, với 4 chén nước, nấu lần thứ nhất cạn còn 1 chén, đổ ra chén, lại cho thêm 3 chén nước vào nấu lần thứ hai cạn còn 1 chén, đổ chung với chén thứ nhất thành 2 chén, chia đều uống hai lần trong ngày, hay bỏ vào bình thủy, uống dần hết trong ngày.

Nếu đang dùng thuốc tây, thì uống thuốc bắc cách sau 3-4 giờ, sẽ không bị kỵ nhau.

2- Ăn không hấp thụ và chuyển hóa làm mờ mắt viêm teo gai thị .

Nguyên nhân do khí trong cơ thể không đủ để làm nhiệm vụ chức năng chuyển hóa thức ăn, nên sau mỗi bữa ăn 30 phút, phải tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để thông khí huyết toàn thân, sau đó tập tiếp bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng thân nhiệt và áp huyết để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu mà không bị biến thành đàm.

Muốn ngừa mắt bị mờ do máu không lên não và lên mắt đủ, cần tập 7 bài đầu khí công và bài Cúi Ngửa 4 Nhịp cho đầu xuống thật thấp, chổng mông đưa hai cánh tay thẳng lên trời, giống như dốc đầu xuống thấp hơn mông làm máu dồn lên đầu và mắt, để cung cấp máu lên nuôi não.

3-Theo số đo áp huyết so sánh sau khi ăn với trước khi ăn thì áp huyết có tăng, như vậy món ăn hôm đó là đúng. Tuy nhiên đo áp huyết còn thiếu chi tiết để biết chức năng chuyển hóa của bao tử do kết qủa đo áp huyết ở bên tay trái, còn chức năng hoạt động và số lượng máu trong gan ở kết qủa đo áp huyết bên tay phải thì không có. Còn không có nhịp mạch nên không biết tình trạng hàn nhiệt trong cơ thể, thí dụ trong tiêu chuẩn ở lứa tuổi 21 là :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

Nếu nhịp tim dưới 65 thì cơ thể lạnh chân tay lạnh, nếu lớn hơn 70 thì cơ thể nhiệt, chân tay nóng ấm, còn nhịp qúa nhanh hơn 90 mà chân tay lạnh thuộc bệnh nan y để gạt những thầy thuốc dở, vì theo số đo nhịp nhanh thuộc nhiệt mà chân tay lạnh, đông y gọi là nhiệt giả hàn, chính là bệnh thiếu máu, do đó khi thiếu máu mà không chữa đúng để cho áp huyết tăng theo tuổi, thay vỉ đến tuổi 60 trở lên phải có áp huyết tiêu chuẩn là :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

nếu những người nào sau 40 năm áp huyết không đúng tiêu chuẩn mà vẫn cứ ở 100 là thiếu máu trầm trọng, cho đến khi áp huyết tụt thấp xuốg dưới 80 thì người đó đã bị ung thư. Do đó việc ăn uống tập luyện để giữ cho áp huyết tăng theo tuổi rất cần thiết để phòng ngừa bệnh ung thư.

4-Tuy số do áp huyết không có kết qủa nhịp tim đập, nhưng theo lý thuyết nhịp tim sẽ thấp hơn 65 nên cơ thể bị hàn lạnh, thì cần ăn những chất gia vị như gừng để bổ ấm bao tử và phổi, ăn ớt bổ thông ấm phổi, ăn tiêu bổ ấm thận. Ngược lại người chân tay hàn lạnh mà nhịp tim rất cao, thay vì nhịp cao là cơ thể nhiệt, mà thực tế cơ thể hàn, thì đông y gọi là bệnh nan y nhiệt giả hàn.

5-Táo bón có hai loại, táo bón thực là khi đi cầu phải rặn và ra phân khô cứng, còn táo bón giả là mấy ngày mới đi một lần ít một phân không khô mà phân ra nhỏ, có nghĩa là cơ thể không đủ khí lực để rặn hay để cơ ruột co bóp đẩy phân ra thành khuôn lớn. Do đó phải mượn thuốc trị táo bón để kích thích ruột co bóp thì phân mới ra. Nếu lạm dụng thuốc trị táo bón thì cơ ruột sẽ ỷ lại không tự làm việc, sẽ trở thành liệt ruột. Do đó sau khi ăn 30 phút cần phải tập 2 bài khí công Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 200 lần và bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, trong 1 thời gian dài để kích thích cơ ruột phục hồi, lúc đó sẽ hết táo bón, đi cầu sẽ dễ dàng.

Chuyện Thầy bói thì chưa biết đúng sai, nhưng chính bản thân mình đã do ăn uống sai lầm và lười luyện tập khí công gây ra bệnh thì tại mình chứ không do long mạch, trừ trường hợp tận tri nhân lực, thực hiện đúng cách ăn uống và tập luyện trong 1-2 năm mà bệnh không khỏi thì mới nghĩ đến long mạch là di chuyển dọn nhà đi nơi khác có long mạch tốt hơn.

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần làm tăng thân nhiệt, áp huyết, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn..

Thân

doducngoc