415 – Ứng dụng Luật Nhân Qủa theo phương pháp chữa bệnh Tinh-Khí-Thần, và hậu qủa của những người không tin luật Nhân – Quả

A-Luật Nhân Qủa của con người :

Mọi người thường hiểu lầm luật Nhân-Qủa là luật của Đạo Phật. Thật ra đó chỉ là môt quy luật theo khoa học tự nhiên mà Đức Phật đã thấy trước được. Nên đem áp dụng vào tôn giáo để dạy cho con người biết cách ngăn ngừa những hậu qủa xấu gây ra đau khổ về tâm bệnh cũng như về thân bệnh.

Đối với Đạo Phật, muốn tránh những nhân xấu dẫn đến kết qủa xấu đưa con người đến sự khổ đau, bệnh tật, tù tội…nên đã khuyên con người giữ 5 giới cấm để tạo ra nhân tốt, sẽ trở thành người tốt, tránh được hậu qủa xấu :

1-Không sát sanh.(gây nghiệp sát)

2-Không trộm cướp, ăn cắp.(gây nghiệp đạo tặc)

3-Không tà dâm (gây nghiệp dâm)

4-Không nói dối (gây nghiệp vọng ngữ)

5-Không rượu chè cờ bạc (gây nghiệp bệnh)

Còn theo khoa học, luật Nhân-Qủa chỉ là nguyên nhân dẫn đến kết qủa do nguyên nhân ấy tạo ra. Nếu nguyên nhân tạo ra tốt sẽ gặt hái được kết qủa tốt. Nếu nguyên nhân gây ra xấu sẽ cho ra kết qủa xấu.

Với quy luật Nhân-Qủa đem áp dụng vào mọi lãnh vực xã hội, kinh tế, giáo dục, khoa học, y học. dinh dưỡng, nông nghiệp, chính trị, thương mại…. sẽ đem lại nhiều kết qủa và tránh được nhiều lỗi lầm sai phạm.

Luật nhân-qủa là luật tự giác, nếu không tự giác mà cứ vi phạm luật nhân-qủa thì nó được đem áp dụng trong xã hội trở thành luật pháp như luật hình, luật hộ, luật đầu tư, luật kinh tế, luật thương mại…

Áp dụng trong xã hội :

Về mặt tự giác giữ 5 giới cấm, nếu như không bao giờ phạm phải gìới trộm cắp, không ăn cắp của ai 1 đồng nào, thì dù luật hình sự có ghi hình phạt thật nặng như ai ăn cắp 1 đồng sẽ phải bị tử hình, thì luật này cũng không ảnh hưởng đến người không phạm luật..

Đối với người không giữ giới, luật này được áp dụng nghiêm ngặt thì xã hội sẽ không còn người trộm cướp. Nhưng nếu luật quy định những người ăn cắp 1 triệu trở lên sẽ bị tử hình, là vô tình dung túng cho những người có tính tham còn có cơ hội ăn cắp thoải mái miễn sao dưới 1 triệu thì không bị tử hình, như vậy xã hội vẫn còn có những người ăn cắp..

Luật nhân-qủa đối với xã hội tiên tiến tây phương được trở thành luật, nên không có ai cãi nhau, đánh nhau, hay uống rượu say sưa ngoài đường, đều bi ở tù cảnh cáo một vài ngày.

Áp dụng về kinh tế, giáo dục, văn hóa, nộng nghiệp, thương mại đều có luật hướng dẫn cách nào đúng, cách nào sai, ai làm hay giỏi được thưởng, hay làm sai vi phạm luật sẽ bị trừng phạt, đó cũng là luật nhân-qủa thành văn bản luật pháp quy định.

B-Luật Nhân-Quả trong đông y :

Riêng về đông y cũng có luật nhân qủa ứng dụng trong lãnh vực Tinh-Khí-Thần

Nó cũng trở thành quy luật giúp mọi người hiểu biêt nguyên nhân gây bệnh để biết tránh ngừa, nếu không theo luật thì hậu qủa mình sẽ bị bệnh do chính mình gây ra. Quy luật này đông y gọi là quy luật khí hóa ngũ hành tạng phủ

a-Về Tinh :

Hiện nay tây y gọi là khoa dinh dưỡng, tính theo tiêu chuẩn năng lượng calorie, vitamine, chất khoáng, chất béo, chất đạm, chất đường, khác hoàn toàn với đông y, tính theo tiêu chuẩn tính-khí-vị của thức ăn, nước uống hay thuốc uống phù hợp với tạng phủ nào, kỵ chống với tạng phủ nào theo quy ước 5 chất chính sau đây :

Chất Ngọt :

Vị của thức ăn có vị ngọt được dẫn vào tạng tỳ vị (lá lách, lá mía, tụy tạng, bao tử), nó phải vừa đủ, nếu thiếu đông y gọi là hư chứng, nó sẽ không đủ kích thích chức năng tạng phủ tỳ vị hoạt động bình thường, và theo quy luật tương sinh, nó không đủ năng lượng nuôi chính nó nên nó cũng không thể nuôi con nó là tạng thổ sinh kim thuộc phế với đại trường. Còn nếu nó dư thừa, và con nó cũng đủ, thì theo luật tương khắc, nó sẽ làm hại tạng phủ khác theo quy luật thổ khắc thủy, làm hại chức năng của thận và bàng quang..

Vị của một chất hay của thức ăn thuốc uống chỉ là một chất dẫn vào kinh mạch tạng phủ, còn nó dẫn theo khí và tính mới là chất dùng để chữa bệnh như tính nhiệt, tính hàn, tính ôn (ấm), tính bình (không nóng không lạnh). Còn khí của thuốc hay thức ăn là khí thăng (đưa lên đầu), khí giáng (đưa xuống bụng, xuống chân), khí thu liễm (cầm giữ lại như cầm mồ hôi, cầm tiêu chảy) khí xuất (làm xuất mồ hôi, xuất nhiệt, xuất nước tiểu), khí thổ (làm cho ói mửa nôn ra), khí hạ (làm cho đi cầu)…

Thí dụ trong bệnh tiểu đường, khi thử đường trong máu quá cao hay qúa thấp thì chức năng hoạt động của tụy tạng khi cao đông y gọi là thực chứng, khi thấp là hư chứng. Nếu hư thì cần bổ một chất có vị ngọt nhưng tính thu liễm là giữ lại để bảo vệ cơ thể không thiếu đường, nhưng còn tính thì chất đó phải có tính ôn, không làm hại tụy nóng hay lạnh. Nếu tụy tạng đang bị nhiệt phát ra bệnh ăn nhiều mau đói thì tìm vị khác có chất ngọt, nhưng tính hàn, có khí thu liễm thì mới chữa đúng bệnh. Do đó có người bị bệnh tiểu đường nếu ăn đúng chất mà cơ thể cần phục hồi chức năng tụy tạng hợp với tính-khí-vị thì khỏi bệnh, nếu không hợp thì bệnh năng thêm. Đó là quy luật nhân qủa trong phương pháp điều chỉnh bệnh.

Cho nên các vị thuốc đông y không phân chất theo hóa học, mà phân chất theo Tính-Khí-Vị để quy kinh, nên mặc dù chất ngọt là vị thuốc dẫn vào tỳ để chữa huyết, dẫn vào vị (bao tử) để chữa khí.

Nhưng có công dụng chữa khác nhau như chữa để bổ chức năng cho mạnh lên hay chữa tả làm giảm bớt chức năng dư thừa, làm tăng nhiệt thêm hay làm giảm nhiệt, làm cho mát, làm cho khí thăng lên hay hạ xuống hay giữ lại…

Thí dụ như bệnh tiểu đường, theo đông y là chức năng tỳ hư không nhận đường nên đường không được tỳ chuyển hóa, còn ở trong máu, do đó thử máu mới biết dư đường hay thiếu đường, còn nói theo tây y tỳ hư có nghiã là tỳ không sản xuất insulin để trung hòa đường…nên các vị thuốc chữa tỳ theo đông y phải tìm ra nguyên nhân như : tỳ hư, tỳ thực, tỳ hàn, tỳ nhiệt, tỳ hư hàn, tỳ hư nhiệt, tỳ thực hàn, tỳ thực nhiệt, tỳ khí hư, tỳ khí thực, tỳ khí hư hàn, tỳ khí hư nhiệt, tỳ huyết hư tỳ khí hư, tỳ huyết thực, tỳ khí thực, tỳ khí thực tỳ huyết hư, tỳ khí hư tỳ huyết thực…có những dấu hiệu riêng của từng bệnh, đông y gọi là dấu hiệu triệu chứng lâm sàng học.

Chức năng tổng quát của tỳ làm sinh huyết, dẫn máu, dẫn khí, tạo huyết cầu, hồng cầu, nuôi cơ bắp, cơ tim, sinh ra thịt làm mập hay ốm, điều chỉnh thần kinh vị giác (nếm)..

Nó không đủ chất ngọt làm thịt nhão, làm hoại tử, nó thực nhiệt nó sẽ khắc hại chức năng chuyển hóa nước của thận sinh ra ứ đọng phù nề.

Cách chữa của đông y là đối chứng để tìm thuốc thích hợp cho từng chứng bệnh cũng đã có kinh nghiệm thống kê những thuốc cây cỏ có sẵn trong thiên nhiên, dùng ngay trong vườn khi còn tươi hay phơi khô dân gian gọi là thuốc nam, còn sao chế ướp tẩm, bảo quản mà vẫn giữ được tính-khí-vị của thuốc thì dân gian gọi là thuốc bắc.

Ngày nay có nhiều người chống đối thuốc bắc cho là thuốc giả hay thuốc có độc là do sự tham lam lợi nhuận của con người làm thuốc mất tính-khí-vị của nó. Như thuốc thật đã nấu sắc lấy ra chất thuốc thật, còn lại xác thuốc lại pha chế tẩm mùi vị bằng hóa chất cho giống để bán ra thị trường, mà không được kiểm soát. Muốn biết thuốc giả thì tây y cho kiểm nghiệm bằng hóa chất tìm ra có chất độc, còn thầy đông y phải nếm thuốc xem còn đúng vị thuốc, tính thuốc, khí thuốc hay không, dĩ nhiên thuốc gỉa thì tính-khí-vị không còn.

Nhiều người bài bác đông y cho rằng tây y có phân chất rõ ràng, nhưng thật ra không phải tìm ra một chất độc dễ dàng. Đã có một vụ án thuốc chửa tiêu chảy Carbone có độc ở VN, nên mới có nhiều phái đoàn y tế kiểm nghiệm đi tìm nguyên nhân, khoảng năm 1980. Tất cả các thuốc Carbone bán ra thị trường và các tỉnh bị thu hồi khuyến cáo hủy bỏ, vì đã có nhiều người chết sau khi uống 48 giờ bị chết thân thể trương phình người đen lại, phải đem chôn ngay.

Số thuốc thu về được chia cho nhiều cơ quan kiểm nghiệm như Viện Pasteur, viện kiểm tra dược phẩm trung ương Hà Nội, viện phân chất kiểm nghiệm Thành phố, phòng kiểm nghiệm công ty dược phẩm, thời gian kiểm nghiệm phân chất 1 tháng, rồi tật cả các phái đoàn họp lại để kết luận là chất độc gì, mỗi phái đoàn phân tích tồng hợp đều nói khác nhau, không có kết luận giống nhua để xác định do chất độc là chất gì, chỉ kết luận là cho chuột cho thỏ cho chó ăn đếu bị chết sau khi ăn phải thuốc này.

Chính vị dược sĩ chịu trách nhiệm sản xuất ra thuốc này tin chắc thuốc không có độc, và sau khi các phái đoàn kiểm tra tìm không ra chất độc gì trong thuốc, chỉ biết thử trên súc vật đều bị chết. Nên anh chàng dược sĩ này cũng ở trong phái đoàn đem thuốc của mình ra uống thử 2 viên, và nói với những người trong đoàn của mình, là sáng nay tôi đã uống 2 viên bây giờ không thấy dấu hiệu gì trong cơ thể, nhưng sáng hôm sau người nhà báo với phái đoàn là anh dược sĩ này cũng đã chết, dấu hiệu trương phình xác ngả mầu đen cũng giống như những người bị trúng độc khi dùng thuốc.

Còn một nhà hóa học VN sang Liên Xô dạy 1 lớp hóa học, vị giáo sư này đưa cho mọi người xem đây là lọ acide Chlorhydrique, hỏi học viên chất này có độc không, họ trả lời có. Đưa cho học viên xem 1 lọ soudre Natri, hỏi học viên có độc không, họ trả lời có. Hỏi họ mình ăn có chết không. Họ trả lời chết. Vì giáo sư này pha chế xong thành một chất khác, bảo chất này ăn được không. Họ trả lời không. Giáo sư lấy ra ăn tỉnh bơ, không chết, giáo sư mới giải thích Cl+Na thành ClNa là muối chúng ta thường ăn hàng ngày.

Như vậy trong cơ thể chúng ta cũng chứa nhiều độc tố Cl. Na, K, Cu. Fe, S, O, H, Mg, Mn, Zn…. đó là do tây y phân chất thành từng nguyên tố. Nhưng sư hoạt động của chúng đều có quy luật chặt chẽ, chứ nếu không có quy luật mà đông y gọi là quy luật sinh khắc ngũ hành thì chúng có thể kết hợp tự do thành những chất độc mạnh như S cấu kết với H trở thành một chất độc cyanure.

Trường hợp cơ thể biến đổi quy luật do tinh thần ức chế hay hưng phấn cực mạnh dẫn đến tình trạng như sợ vãi đái, sợ đến chết là do phản ứng trong cơ thể tự tạo ra chất độc gây chết người.

Mọi người thường sợ hãi chất độc làm hại cơ thể, nhưng có biết đâu những thức ăn thuốc uống tầm thường cũng trở thành chất độc âm thầm làm cho mình chết mà không hay biết, do đó đông y mới đưa ra quy luật nhân quả, là nguyên nhân gây ra hậu qủa mà hiện nay chúng ta thường sai phạm : Thói quen uống nhiều nước.

Như tây y xúi dại khuyến khích chúng ta nên uống nước nhiều, bởi thói quen kéo dài nhiều năm nó mới phát ra bệnh, do đó người tây phương thường hay bị những bệnh liên quan đến uống nước nhiều như : trương giãn nở phình đường ruột, táo bón giả lâu ngày làm thối khúc ruột trực trường phải cắt bỏ hay bị ung thư ruột, bụng trướng, mệt tim, hở van tim, đáy tim nở lớn, tim thòng, sưng ứ nước đầu gối, sưng phù chân, đau lưng do dây chằng thần kinh cột sống làm đau lưng phải mổ, bởi bụng nặng do chứa nhiều nước, bệnh tuyến tiền liệt sưng to, uống nhiều nước mà vẫn bí tiểu, bệnh mắt mờ do con ngươi nở lớn, bệnh mất trí nhớ, bệnh bướu mỡ nước trong ổ bụng, bệnh loãng máu, cao áp huyết do thận hư, nặng nhất là chức năng thận hư phải lọc thận. Đó là nhân qủa, nhân là do nguyên nhân uống nhiều nước và hậu quả là gây ra một trong những chứng bệnh kể trên, nên những bệnh này không do độc tố, nhưng nó sẽ trở thành bệnh do thời gian uống nhiều nước lâu dài 20-30 năm mới gây ra bệnh thì không ai thấy trước được, vì nó vô tình làm giảm tuổi thọ của thận nên phải lọc thận.

Thực ra 70-80% trọng lượng cơ thể là nước, và cơ thể cần nước mới 2-3 lít mỗi ngày để lọc máu, thay cho nước cũ đã được lọc ra thành nước tiểu mất đi mỗi ngày. Nhưng người Á Đông có thói quen ăn cơm có canh, và uống trà sau bữa cơm, tổng số nước đó đã đúng và đủ với tiêu chuẩn cần cho một người thì không cần phải uống thêm nước. Ngược lại người tây phương ăn fast food ăn vội vã, không ăn súp, nên cần đem theo kè kè bên mình 2-3 lít mỗi ngày. Mình vừa theo truyền thống Á Đông vừa theo tây phương, số nước nhiều gấp 2 nên đa số đều bị bệnh do thói quen uống nhiều nước.

Những chất khác cũng tương tự theo luật Nhân-Qủa sinh khắc ngũ hành, biết nó thì chữa đúng bệnh mau khỏi, không biết quy luật nhân qủa thì chữa không khỏi bệnh.

Tây y có 3 loại bệnh dùng thuốc suốt đời là thuốc trị áp huyết tim mạch, tiểu đường, và uống nhiều nước để lọc thận. Theo đông y, nhân qủa gây ra bệnh là cơ thể mất chức năng khí hóa đồng bộ của 5 hành (hỏa) tim, (mộc) gan, (thổ) tỳ, (kim) phế, (thủy) thận. Nếu chỉ chuyên chữa vào 1 hành làm mất sự khí hóa đồng bộ của 5 hành sẽ gây ra bệnh cho những hành khác, lúc đó tây y cho là di căn, vì không thấy trước nguyên nhân gây ra hậu qủa của bệnh. Tôi đã chữa một thanh niên có 4 trái thận, nguyên do hai thận thật không hoạt động, được thân nhân tặng 1 thận, sau một thời gian thận này cũng không hoạt động, bệnh viện cấp cứu cho thêm một thận nữa, hai thận mới đặt ở hai bên bàng quang, cuối cùng hai thận này cũng không hoạt động, phải nằm bệnh viện lọc thận suốt đời, nhưng tình trạng sức khỏe càng tệ sau 2 năm nằm bệnh viện. Anh xin xuất viện về nhà tập khí công trong 3 tháng, sau tái khám, bác sĩ cho biết kết qủa cả 4 thận đều làm việc tốt, anh đã đi làm việc trở lại. Đó là phương pháp tự điều chỉnh chức năng khí hóa cả 5 hành hoạt động đồng bộ mà không dùng thuốc sẽ gây biến chứng làm hại hành khác.

Chất Cay :

Thức ăn thuốc uống nào có vị cay sẽ dẫn Tính thuốc và Khí thuốc vào phổi và đại trường để thông phế với đại trường, điều chỉnh bệnh hư hay thực, hàn hay nhiệt, thăng hay giáng, xuất hay liễm… để làm tăng hay giảm chức năng của Phế Đại Trường, điều chỉnh da, lông tươi nhuận, điều chỉnh thần kinh khứu giác…..

Chất Mặn :

Thức ăn thuốc uống nào có vị mặn sẽ dẫn Tính thuốc, Khí thuốc vào Thận và Bàng Quang để thông thận và bàng quang, điều chỉnh bệnh hư thực, hàn nhiệt, làm thăng hay xuất hay hạ… để làm tăng hay giảm chức năng lọc của thận và bàng quang, điều tiết hormone điều chỉnh nuôi dưỡng răng, xương cốt, tinh tủy, râu tóc, trí nhớ, thần kinh thính giác…

Chất Chua :

Thức ăn thuốc uống nào có vị Chua sẽ dẫn Tính thuốc, Khí thuốc vào gan để điều chỉnh chức năng lọc độc cho gan, bảo quản máu, điều tiết dịch vị gan mật giúp tiêu hóa, điều chỉnh những ống máu, dây thần kinh, gân, sụn, móng, thần kinh thị giác…….

Chất Đắng :

Thức ăn thuốc uống nào có vị Đắng sẽ dẫn Tính thuốc, Khí thuốc vào tim, và tiểu trường để điều chỉnh sức nóng cho cơ thể giúp việc ăn uống được chuyển hóa, điếu chỉnh thần kinh hưng phấn hay ức chế để điều chỉnh chức năng hoạt động tim mạch, giúp thức ăn chuyển hóa thành dưỡng trấp…

Như vậy theo đông y, cơ thể cần phải có đủ 5 chất giúp chức năng của tạng phủ hoạt động đồng bộ, để không cho một chức năng nào bị suy yếu, ví như gia đình mình có 5 thằng con tên mặn, ngọt, chua, cay, đắng, thẳng con nào cũng có nhiệm vụ riêng của nó nếu nó được nuôi dưỡng đầy đủ, cơ thể mới khỏe mạnh không bệnh tật. Do đó những món ăn mà cơ thể thích là những món chứa đủ 5 vị. còn Tính và Khí có thể giống nhau, do đó những món ăn ngon miệng mà dân tộc VN chế biến hàng ngày mọi người đều ưa chuộng dễ ăn, ăn ngon miệng, nhiều chất bổ, đó là thịt ướp ngũ vị hương, phở, bún bò huế cho nhà giầu, nhà nghèo thì dưa muối cũng có đủ 5 vị mặn, ngọt, chua, cay hăng, đắng ăn với tép rang hay cá cơm có thêm chất đạm, mà ông bà chúng ta sống ở thôn quê sống khỏe không bệnh tật, so với những người sống ở thành thị.

b-Về Khí :

Ngoài thức ăn có chứa Khí thuốc và khi của thời tiết môi trường sống cũng phải phù hợp với nhu cầu cơ thể cần mới giúp cơ thể khỏe mạnh, nếu thiếu hay dư thừa hay không phù hợp với cơ thể nó sẽ gây ra bệnh.

Theo ngũ hành tạng phủ, trong cơ thể có 5 loại khí riêng gọi là khí của tạng phủ hay ngũ tạng khí, là khí hỏa thuộc tâm và tiểu trường (hỏa), khí thấp thuộc tỳ vị (thổ), khí táo thuộc phế, đại trường (kim), khí hàn thuộc thận và bàng quang (thủy), khí phong thuộc gan mật (mộc).

Khí trong cơ thể bị thay đổi tốt hay xấu, nhiều hay ít do ảnh hưởng của thức ăn cũng chứa 5 loại khí không đúng với nhu cầu cơ thể sẽ gây ra bệnh.

Ngoài ra khí thời tiết đông y gọi là khí Lục Dâm là 6 khí của thời tiết xâm nhập (dâm) vào cơ thể làm ra bệnh như : khí nóng do thời tiết có hai loại như nắng nóng gọi là nhiệt khí, và nóng oi bức của mùa hè hay khí nóng nhất vào buổu trưa gọi là thử khí, gió gọi là phong khí, khí lạnh gọi là hàn khí, khí khô hanh gọi là táo khí, khí nóng hầm hầm ẩm ướt gọi là thấp khí.

Trong 6 khí này ảnh hưởng theo mùa và theo phong thổ địa dư khác nhau nên có khí phong (gió mát), khí phong hàn (gió lạnh), khí phong nhiệt (gió nóng), khí thấp là ẩm thấp, nếu kèm theo nóng gọi là thấp nhiệt, kèm theo lạnh gọi là thấp hàn, gió kèm theo ẩm thấp gọi là phong thấp cũng có phong thấp hàn, phong thấp nhiệt……

Do khí thời tiết làm ra bệnh cảm mạo như cảm phong, cảm phong hàn, cảm phong nhiệt, trúng nắng gọi là trúng thử, đau nhức thấp khớp do phong thấp nhiệt hoặc do phong thấp hàn, những khí phong thấp xâm nhập cơ thể làn ngưng trệ lưu thông của máu làm tê dại tay chân làm giới hạn cử động do đau nhức, đông y gọi là bệnh phong tê thấp, nặng hơn nữa làm nghẽn mạch gây nên bệnh cao áp huyết gây tai biến mạch máu não thành bại liệt.

Nếu một người không khỏe mạnh, ở nơi ẩm thấp hay làm việc ở môi trường ẩm thấp một thời gian dài thì khí này sẽ xâm nhập vào cơ thể dần dần mỗi ngày một ít (gọi là dâm), đó là nguyên nhân thì hậu qủa sẽ bị bệnh đau nhức phong thấp hàn hay phong thấp nhiệt. Nếu một người bị đau nhức phong thấp nhiệt như ở xứ nóng, khi di chuyển nơi ở sang xứ lạnh thì sẽ khỏi bệnh phong thấp nhiệt, ngược lại một người bị phong thấp hàn ở xứ lạnh, khi di chuyển đến xứ nóng thì khỏi bệnh đau nhức phong thấp hàn….

Nói một cách dễ hiểu thì bệnh đều quy về tạng phủ, như bệnh tim thuộc hỏa có chứng tâm hỏa hư hay tâm hỏa thực, khi người có bệnh tâm hư là người không có hỏa khí thì sợ lạnh, nếu ở vùng lạnh là hàn khí sẽ làm hại thêm bệnh tim, ngược lại có bệnh tâm nhiệt, thì không nên ở nơi nóng nhiệt sẽ làm bệnh nặng thêm.

Cũng nhờ hiểu biết nhân qủa này, nên chúng ta có thể biết thận thuộc hàn khí, uống nhiều nước lạnh làm tăng hàn, và nếu có bệnh tim hư thiếu hỏa, thì thận bị hàn càng thêm hàn gây phù thủng chân tay lạnh, áp huyết thấp. Ngược lại khi tâm hỏa nhiệt, làm việc nơi nóng nhiệt, cần phải quân bình thân nhiệt bằng hàn khí bằng cách uống nhiều nước giúp thận tăng hàn khí để giải nhiệt cho xuất ra bằng đường mồ hôi và đường tiểu, hay vào môi trường hàn như phòng lạnh để không làm hại tim tăng nhiệt qúa thành khó thở nóng bức bực bội gây ra bệnh suyễn nhiệt….

c-Về Thần :

Theo ngũ hành thần cũng quy về tạng phủ liên hệ đến tánh tình của con người cũng có thể gây nên bệnh như vui thuộc tâm hỏa, vui qúa hóa điên dại, buồn qúa hại phổi thiếu khí, buồn qúa ưa thở dài gây ra ung thư vú, khó thở, tức thở, suyễn…lo qúa hại tỳ vị khiến cho ăn mất ngon, sợ qúa vãi đái hại thận, giận qúa bầm gan tím mật làm co giật gân cơ, áp huyết tăng, tay chân co quắp….

d-Bệnh do di truyền, do khí tiên thiên :

Bệnh của con người cần phải biết nguyên nhân hậu qủa do Tinh-Khí-Thần mới điều chỉnh đúng những thiếu sót hay dư thừa thì mới khỏi được thân bệnh.

Ngoài Thân Bệnh ra con người còn có Tâm Bệnh như bệnh tâm thần, bệnh do tư tưởng, do thần kinh. Môt loại bệnh khác là Nghiệp Bệnh là một loại bệnh nếu gây nên bệnh thân xác do nguyên nhân di truyền từ bố mẹ, tây y gọi là gène, nhưng theo đông y không gọi là gène mà gọi là khí tiên thiên và khí hậu thiên.

Khì tiên thiên giống như chất liệu cấu tạo, tinh trùng của cha hay trứng của người mẹ không khỏe, không đầy đủ sẽ sinh ra đứa con èo oặt. Điều đó theo đông y khí công có thể biết được là khi sức khỏe cha mẹ yếu, cơ thể không đầy đủ khí huyết, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, đo áp huyết của cha và mẹ đều thấp, nên khi sinh ra đứa trẻ cũng bị thiếu khí huyết, đẻ non, não thiếu oxy, thiếu hồng cầu, thiếu tế bào gốc sinh ra máu, khiến cho đứa trẻ phải mang bệnh tật suốt đời .

Khi đã hiểu được nguyên nhân, chúng ta có thể ngăn ngừa trước được, khi hai vợ chồng muốn có con, thì điều kiện thể chất hai vợ chồng cần phải ăn uống tẩm bổ khí huyết đầy đủ cho lọt vào tiêu chuẩn thì sinh ra con mới khỏe mạnh bụ bẫm.

Nhưng trường hợp lỡ sinh trong điều kiện phôi thai xấu, thì đứa trẻ đó gọi là khí tiên thiên xấu trước khi ra đời, thì sau khi ra đời nó lớn mạnh khỏe khoắn được là nhờ ăn uống nuôi dưỡng tâm bổ, đông y gọi là khí hậu thiên thì cũng cải thiện được sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu so sánh một gia đình thiếu ăn thiếu dinh dưỡng, với một gia đình ăn uống đầy đủ khi mang thai, và sinh ra cùng ngày, được đem nuôi dưỡng tẩm bổ đầy đủ giống nhau, dĩ nhiên cả hai đứa trể không bệnh tật, nhưng sự phát trìển của hai đứa vẫn có khoảng cách khác biệt vể thể lực và trí thông minh.

e-Nghiệp Bệnh Vô Hình :

Nghiệp Bệnh làm ra bệnh cho Thân Bệnh của đứa trẻ được sinh ra là một sai lầm của cha mẹ, mà nguyên nhân thấy được, kiểm chứng được thuộc phần hữu hình. Tuy biết mà không thể chữa khỏi, giầu có tiền của mà không thể chữa khỏi, y học tân tiến trên thế giới không thể chữa khỏi, khiến cho cha mẹ đau khổ, tiền mất chữa không bao giờ khỏi, vì khỏi bệnh này lại biến chứng di căn sang bệnh khác, khoa học không giải thích được, cũng không chữa được, thì đây cũng chính là nhân qủa cộng thêm nghiệp báo thuộc thế giới tâm linh, đạo Phật gọi là oan gia trái chủ đầu thai vào để đòi nợ hành hạ cha mẹ đau khổ từ tinh thần đến tốn hao vật chất trong thời gian dài cho đến khi nó lấy xong nợ, nó sẽ chết, đó là một cộng nghiệp có nhân qủa ân oán chung với nhau.

Trở lại bản thân mình bị bệnh nan y mà có tiền hay sự tiên tiến của ngành y học cũng không chữa được, nó cũng là một loại bệnh nghiệp báo : Như trong câu chuyện nhân qủa : Một bà hoàng hậu không sinh được con, bà thứ phi sinh con trai, nên được vua sủng ái, lớn lên đứa trẻ này sẽ là Thái Tử nối ngôi vua cha, bà hoàng hậu sẽ thất sủng. Bà giả vờ thương đứa trẻ, bế bồng nó, lừa cơ hội bà dùng một cây kim dài châm ấn cây kim lọt vào đầu nó. Khi đứa bé được trả lại cho bà thứ phi, thì nó ngủ, và ngủ giấc ngủ ngàn thu, không ai tìm ra nguyên nhân.

Đến kiếp sau bà hoàng hậu này tái sinh là một người đàn bà bất hạnh khổ sở, khi loạn lạc, chồng chết, con bị cọp ăn thịt, bà thì bệnh hoạn, nên bỏ đi tu. Trong thời gian tu bà bị một chứng nhức đầu như kim đâm đau buốt không thầy thuốc nào tìm ra nguyên nhân để chữa được. Nhưng do chính bà khi tu thiền bà mới thấy được nguyên nhân kiếp trước bà là bà hoàng hậu đã tạo ra nhân ác nay phải lãnh qủa báo mang căn bệnh quái ác này, giống như trong đầu của bà có cây kim vô hình hành hạ bà bị đau đầu mà y học không tìm ra nguyên nhân, bà đang trả qủa báo của một nghiệp bệnh mà bà đã gây ra, chỉ có trời biết, thế gian gọi là : Trời cao có mắt.

Ngày nay chúng sinh còn mê muội không thể thấy được nhân qủa như bà. Nhưng kinh nghiệm của đạo Phật đã dạy : Muốn biết kiếp trước nhân tốt hay xấu thì hãy nhìn hậu qủa ở kiếp này tốt hay xấu. Và muốn biết kiếp sau tốt hay xấu thì hãy xem những hành vi tốt hay xấu đã gieo trồng ở kiếp này. Cho nên nông dân nói nôm na là trồng bầu được bầu, trồng bí được bí.

Thân

doducngoc