TỰ HỌC CHỮA BỆNH DAY BẤM HUYỆT: Bệnh Về Mũi

TỰ HỌC CHỮA BỆNH DAY BẤM HUYỆT

o O o

CHUYÊN KHOA BỆNH VỀ MŨI

1-CHẢY MÁU CAM, XUẤT HUYẾT KHÔNG CẦM

2-SỔ MŨI

3-VIÊM XOANG

4-MŨI CHẢY NƯỚC THỐI

5-CHẢY NƯỚC MŨI HAY NGHẸT MŨI

6-VIÊM MŨI

7-VIÊM MŨI DỊ ỨNG

8-MŨI MẤT MÙI. MẤT KHỨU GIÁC

9-VIÊM MŨI PHÌ ĐẠI

10-TRĨ MŨI, THỊT DƯ TRONG MŨI

11- MŨI ĐAU VÀ NGHẸT

12-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC

Mũi là cửa hô hấp của phổi, có sự cấu tạo đặc biệt của các mạch máu và các biểu mô lông mũi để luôn luôn được điều chỉnh nhiệt độ ở niêm mạc mũi 37 độ C, dù là không khí bên ngoài nóng hay lạnh, và nó ngăn cản bụi khi hô hấp, bị một phần niêm dịch mũi giữ lại. Mũi có các hốc xoang giúp cho sự phát âm, và dây thần kinh khứu giác để phân biệt mùi.

I-CHẢY MÁU CAM, XUẤT HUYẾT KHÔNG CẦM (Epistaxis)

 

A-Chảy máu mũi ở điểm mạch :

Niêm mạc mũi rất mỏng, dưới niêm mạc có nhiều mạch máu nhỏ li ti, hợp thành một màng lưới ở phần trước vách ngăn mũi 1cm gọi là điểm mạch Kisselbach thường dễ bị chảy máu do nhiều nguyên nhân :

a-Do hỏa nhiệt bức bách làm huyết nghịch lên đầu làm cho mặt đỏ, mầu máu dưới da mặt mũi đỏ sậm, có mạch Hồng.

b-Do phong hàn xâm nhập dồn ép kinh lạc làm sự tuần hoàn huyết đi sai (lạc huyết) làm mạch Phù, rêu lưỡi bị trắng. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi, đột nhiên bị chảy máu mũi một ít, thường nhẹ, do triệu chứng của phong hàn làm ho, hắt hơi một loạt, như cúm, thương hàn.

c-Do các nguyên nhân khác như ngoáy mũi làm trầy niêm mạc hoặc gần đến tuổi dậy thì, hay thời gian có kinh nguyệt…

B-Chảy máu ở thân động mạch :

Chả máu ở phía sau nhánh của động mạch bướm khẩu cái, hoặc ở trước động mạch sàng trước, thường bị ở người lớn tuổi có bệnh cao áp huyết, xơ vữa động mạch, hoặc gan thận bị tổn thương. Giải thích theo sự khí hóa là nội hư hàn, ngoại giả nhiệt, có dấu hiệu lưỡi nhạt, miệng khô, mạch Hoãn, Tế, loại bệnh này thường chảy máu nhiều và kéo dài.

 

C-Chảy máu ở các mao mạch mũi.

Chảy máu khắp niêm mạc mũi do khí hư, mạch vô lực, có dấu hiệu lâm sàng như mặt trắng sáng, mầu máu hồng nhạt, thường hay gặp trong bệnh xơ gan giai đoạn cuối, hoặc do sốt xuất huyết.

D-Chảy máu do khối u :

Chảy máu lẫn mủ ít một, nhưng kéo dài do khối u trong mũi như u mạch máu vách ngăn, u xơ mũi họng, ung thư xoang mũi, u ở vòm họng…

Giải thích theo sự khí hóa : Chảy máu cam do dương lấn âm làm hỏa nhiệt tích ở phế bốc lên, làm tuần hoàn huyết đi ngược lên làm vỡ niêm mạc mũi.

E-Điều trị theo kinh nghiệm y học cổ truyền đông phương :

1-Ấn cánh mũi vào vách ngăn từ 3-10 phút để cầm máu, khi đang bị chảy máu, hoặc đắp lạnh 2 bên mũi.

2-Để bệnh nhân đầu ngửa ra sau, thầy thuốc để một tay lên trán bệnh nhân đẩy nhẹ ra phía sau, ngón cái tay kia ấn vào huyệt Phong Phủ để cầm máu cho đến khi ngưng chảy.

3-Ấn ngón tay cái vào huyệt Trung Quản để điều chỉnh lại sự khí hóa, ấn mạnh xuống, không được nhấc lên cho đến khi hết chảy máu cam thì thôi.

4-Đắp tỏi gĩa vào huyệt Dũng Tuyền ngược với bên mũi chảy máu cam.

5-Điều trị bằng huyệt :

Bài 1 : Tả Hợp cốc, Hoà Liêu. Bổ Đại Chùy, Á Môn.

Khi dùng phép tả ở đầu mặt, nên dùng đầu bút bi không mực, ấn vào huyệt, ở chỗ có da thịt cứng thì dùng ngón tay cái ấn đau vào huyệt. Bổ thì day nhẹ tròn thuận theo chiều kim đồng hồ, rồi dán cao 1cmm vuông vào huyệt.

Nếu bệnh nặng, bấm thêm 5 huyệt : Ngoại Quan, Thiếu Trạch, Tâm Du, Cách Du, Dũng Tuyền.

Bài 2 : Day bổ Ẩn Bạch, Ủy Trung, day thuận 18 lần trên mỗi huyệt.

II-SỔ MŨI (Coryza)

1-Nguyên nhân :

Do nhiễm khuẩn nhẹ ở các hốc mũi, vào mùa thu-đông, làm tăng tiết dịch ở mũi. Trong hốc mũi đặc biệt có một hệ thống gọi là Cuốn Dưới Mũi có khả năng co giãn để điều tiết lượng máu nhiều hay ít, tùy thời tiết nóng hay lạnh. Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi qúa nhanh, hàn tà xâm nhập phế khí, làm cho Cuốn Dưới Mũi nở to sinh nghẹt mũi và tiết ra nhiều dịch chất ở mũi thành chảy nước mũi sụt sùi kéo dài. Tây y gọi là nhiễm siêu vi khuẩn Rhinovirus, vi khuẩn này đã gây ra sổ mũi kéo dài.

2-Cách điều trị :

-Tây y dùng máy xông mũi Rhinotherm trị khỏi bệnh sổ mũi trong vòng 24 giờ.

-Y học cổ truyền xông mũi với tinh dầu thơm, nhỏ vài giọt vào ly nước nóng, hay chỉ dùng nước nóng ở nhiệt độ 43-60 độ C, xông liên tục vào niêm mạc mũi 30-60 phút mỗi lần. Làm nhiều lần đến khi hết sổ mũi.

-Phương pháp trị liệu bằng sức nóng của máy Thermotherapy cho rằng siêu vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 33-35 độ C trong vùng niêm mạc mũi. Nhưng nhiệt độ trên 43 độ C vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, số vi khuẩn đã xâm nhập vào nhân tế bào tiếp tục sinh sàn, nên chúng không sinh sản cùng một lúc, do đó phải xông nhiều lần cách nhau 2-3 giờ.

-Nếu xông bằng nồi xông với tinh dầu Bạc Hà, cơ thể sẽ xuất mồ hôi làm mất lượng nước trong cơ thể, nên cần phải uống nước chanh muối để bù lại lượng nước bị mất.

-Có thể xông bằng Dấm Táo, dùng 2 muổng dấm táo với 1 ly nước nóng, đưa 2 lỗ mũi vào xông, khi nước mũi chảy ra, xịt hết nước trong mũi ra cho khô, tiếp tục hít cho hơi dấm xông vào trong xoang làm chết virus, khi nước mũi chảy ra lại xịt ra hết, rồi hít hơi vào sâu trong mũi tiếp tục cho đến khi xịt không ra nước mũi nữa lúc đó mũi đã khô và thở thông. Sau cùng, dùng bông gòn thấm nước dấm táo lau rửa trong hốc mũi để sát trùng niêm mạc.

– Dùng dầu nóng day sau cổ gáy và dọc hai bên cột sống ở vùng huyệt Phong Môn, Phế Du. Dán cao nóng và day vào các huyệt Nghênh Hương, Hợp Cốc, Nhân Trung, Phong Phủ, Phong Trì, Đại Chùy. Cào đầu bằng các ngón tay vào vùng Bách Hội, Thượng Tinh.

III-VIÊM XOANG (Nasosinusitis)

Chung quanh hốc mũi có 5 đôi xoang chia làm hai nhóm :

-Nhóm xoang trước gồm : xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước.

-Nhóm xoang sau gồm : Xoang sàng sau và xoang bướm.

1-Nguyên nhân :

1-Do viêm mũi khi bị lệch vách ngăn hoặc cuốn dưới mũi sưng to.

2-Do răng hàm trên số 5,6 làm viêm xoang hàm.

3-Do bơi lội trong nước bẩn thấm vào xoang gọi là dị ứng.

2-Phân loại :

1-Viêm xoang dị ứng do phế khí và vệ khí hư không bảo vệ dưới nhiệt độ thích nghi ở mũi khi bị phong hàn xâm nhập.

2-Viêm xoang cấp tính và mãn tính : do phong nhiệt làm độc.

Giải thích theo sự khí hóa, bệnh viêm xoang thuộc tỳ, vị hư, không vận hóa được các dịch chất ở mũi, mũi không ngửi được mùi là do thận hư. Thận là gốc nguyên khí, Phế khí tích lũy được đem tàng trữ ở thận khí để bồi bổ cho nguyên khí, khi thận hư, nó không tàng trữ được nên phế khí gây ủng tắc nơi khiếu làm viêm xoang, nghẹt mũi, mất ngửi mùi. Khi ủng tắc là tà nhiệt làm độc gây ra viêm xoang.

3-Dấu hiệu lâm sàng :

a-Dấu hiệu cấp tính :

Bị sốt, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ. Đau vùng xoang do viêm, niêm mạc bị sưng tùy theo ở xoang nào :

-Viêm xoang trán : Gây đau từng cơn, đau nhiều khi có nắng nóng vào giữa trưa, chiều giảm đau.

-Viêm xoang hàm : Đau vùng má và dưới hố mắt.

-Viêm xoang sàng : Đau ở góc trong trên hố mắt.

-Viêm xoang trán : Đau trước trán phía trên lông mày.

-Viêm xoang trước : Đau đầu vùng thái dương và trước trán.

-Viêm xoang sau : Đau đầu từ đỉnh đầu xuống chẩm.

Theo dõi việc chảy nước mũi có thể xác định viêm xoang nào :

Lúc đầu chảy nước mũi nhầy, trắng vàng, chảy một bên hoặc hai bên. Sau mỗi cơn đau, mũi chảy nước làm nghẹt và mất khứu giác.

Nếu viêm xoang trước : Bệnh nhân hay sổ mũi liên tục.

Nếu viêm xoang sau : Bệnh nhân phải khịt đờm xuống họng.

4-Điều trị bằng huyệt :

a-Huyệt căn bản chung cho viêm xoang :

-Huyệt Đào Đạo (M.Đốc 13) làm tăng bạch cầu chống viêm nhiễm.

-Day ấn rồi dán cao 1cm vuông vào những huyệt : Phế Du, Phong Trì, Ngoại Quan, Thượng Tinh.

b-Tìm điểm đau bằng cách ấn nhẹ hai ngón tay dọc theo hai bên sống mũi từ dưới lên, ấn ngón tay vào vùng Thái Dương và vùng dưới dái tai dọc theo bờ xương hàm trên, chỗ nào đau hãy day ấn cho đến khi hết đau rồi dán cao.

c-Nếu viêm xoang trán và xoang sàng :

Day ấn và dán cao vào thêm các huyệt sau : Dương Bạch, Ấn Đường, Toản Trúc, Ngư Yêu, Thái Dương.

d-Nếu viêm xoang hàm :

Day ấn và dán cao vào thêm các huyệt Nghênh Hương, Tứ Bạch. Quyền Liêu, Hạ Quan, Giáp Xa.

e-Tùy theo các huyệt đau khi ấn đè ở những huyệt sau : Thông Thiên, Hành Gian, Tam Trì, Ngạch Trung, Trung Chữ, Thủ Khiếu Âm, Tỵ Thông., nếu có huyệt nào đau thì day cho hết đau rồi dán cao.

f-Phài điều chỉnh sự khí hóa theo Quy Kinh Chẩn Pháp, tìm kinh bệnh để điều trị tận gốc.

5-Điều trị bằng khí công :

a-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp (tập bài số 9) 200 lần để tăng cường tông khí giúp cho sự tuần hoàn khí huyết tâm phế được mạnh thêm. Tập Dịch Cân Kinh 4 Nhịp để điều hòa âm-dương

Vỗ Tay 4 Nhịp :

http://video.yahoo.com/watch/2356426/7372625

Dịch Cân Kinh (bài 16-17):

http://video.yahoo.com/watch/2357488/7374684

b-Bấm vào huyệt Trung Quản rồi tập thở để giúp cho sự khí hóa của cơ thể được trở lại hoàn chỉnh.

c-Nạp Khí Ngũ Hành để tăng cường nguyên khí, chuyển khí vào 2 ngón tay cái chữa phế làm mạnh phế khí.

(20-Nạp Khí Ngũ Hành. 21-Vận Khí Ngũ Hành.)

http://video.yahoo.com/watch/2357669/7375053

d-Tự chữa cho mình bằng cách tự day ấn huyệt, dán cao rồi tập khí công các bài hướng dẫn ở trên.

IV-MŨI CHẢY NƯỚC THỐI (Ozaena)

Cách điều trị bằng huyệt :

Tăng bạch cầu chống bệnh : Huyệt Đào Đạo (M. Đốc 13)

Cào đầu vùng huyệt Bách Hội, Thông Thiên, Thượng Tinh, Phong Phủ, Phong Trì. Đại Chùy, sau đó day ấn từng huyệt thông bổ 18 lần rồi dán cao.

Day ấn dán cao thêm các huyệt : Nghênh Hương, Tam Trì, Hợp Cốc, Dũng Tuyền.

V-CHẢY NƯỚC MŨI HAY NGHẸT MŨI (Occlusion of Nose)

Chữa tổng quát :

Cào đầu qua các huyệt Thượng Tinh, Thông Thiên, Bách Hội, dùng dầu nóng xoa trên huyệt rồi day bổ thuận chiều 18 lần Phong môn, Phế Du.

a-Chảy nước mũi :

Tả Hợp Cốc, day ngược chiều 18 lần. Bổ Thái Xung, day thuận chiều 18 lần. Day bồ Đại Chùy 18 lần.

b-Nghẹt mũi :

Day bổ Hợp Cốc, day thuận chiều 18 lần. Tả Thái Xung, day ngược 18 lần.

c-Mũi bị nghẹt vì lạnh :

Thoa dầu nóng trên huyệt Đại Chùy rồi day bổ 36 lần rồi dán cao, mục đích làm ấm cơ thể, ấm mũi, thông mũi.

d-Mũi sưng đau :

Day tả huyệt Đại Chùy, dùng đầu bút bi hết mực châm ấn vào huyệt, cảm thấy đau xuất mồ hôi để tả nhiệt.

VI-VIÊM MŨI (Rhinitis)

Điều trị bằng huyệt :

a-Cấp tính :

Tả Nghênh Hương, Ấn Đường, Khúc Trì, Hợp Cốc, day ngược chiều 18 lần trên mỗi huyệt.

b-Mãn tính :

Day tả thêm những huyệt Đào Đạo, Đại Chùy, Phế Du, Thông Thiên, Thiên Trụ, day ngược chiều 18 lần trên mỗi huyệt

c-Viêm mũi kinh niên làm hắt hơi chảy nước mũi:

Day bổ 18 lần thuận trên huyệt Tỵ Thông, Toản Trúc, Liệt Khuyết.

VII-VIÊM MŨI DỊ ỨNG (Rhinitis Anaphylactis)

Điều trị bằng huyệt :

1-Khi hắt hơi, sổ mũi, dùng tay xoa nóng hai bên sống mũi.

2-Dùng hai tay bấm vào huyệt Tình Minh, ấn hai tay vào vùng đầu chân mày trong.

3-Day ấn tả huyệt Nghênh Hương, Thượng Nghênh Hương, Tỵ Thông, Ấn Đường, Hợp Cốc.

VIII-MŨI MẤT MÙI. MẤT KHỨU GIÁC

1-Nguyên nhân :

Do chấn thương não, viêm não, cúm, dị ứng xoang, trĩ mũi, viêm xoang, polyp mũi, bướu vòm họng, u niêm dịch xương sàng, trán, bướu vùng trán, bướu tuyến yên, tiểu đường, tê liệt thần kinh

2-Điều trị bằng huyệt :

a-Dùng tay cào vùng Thượng Tinh.

b-Day ấn dán cao vào huyệt Thượng Tinh.

Chữa mỗi ngày cho đến khi khứu giác được hồi phục

3-Điều trị bằng khí công:

Xoa dầu bạc hà, khuynh diệp hay long não vào lòng bàn tay, hai bên cạnh sống mũi. Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, khi bỏ chân xuống nghỉ ngơi, miệng ngậm, để bàn tay đã bôi dầu lên mũi, khi thở tự nhiên bằng mũi, hơi dầu sẽ thông vào mũi mạnh, sẽ ngửi và phân biệt được mùi.

Ngoại khoa : Xông bằng Dầu Sả, nấu một nồi xông với lá Sả, ngồi xông kín hơi trong chăn 15 phút. Hay pha 1 ly nước sôi với vài giọt dầu Sả, hay bất kỳ tinh dầu nào, để xông lên mũi.

IX-VIÊM MŨI PHÌ ĐẠI (Rhinitis Hypertrophic)

Điều trị bằng huyệt :

1-Bấm tả Khúc Trì, Hợp Cốc, day ngược chiều 18 lần để tán phong nhiệt.

2-Day bổ 18 lần thuận, rồi dán cao lên các huyệt : Khúc Trì, Hợp Cốc, Nghênh Hương, Thượng Nghênh Hương, Tố Liêu.

X-TRĨ MŨI, THỊT DƯ TRONG MŨI (Nasal Polyp)

Điều trị bằng huyệt :

a-Tả Khúc Trì, Hợp Cốc. day ngược 18 lần mỗi huyệt.

b-Châm bằng đầu bút bi hết mực : Nghênh Hương, Hòa Liêu, Tố Liêu, rồi dán cao

XI- MŨI ĐAU VÀ NGHẸT

Điều trị bằng huyệt :

Bài 1 : Day tả nghịch 18 lần huyệt Não Không, Thủ Khiếu Âm.

Bài 2 : Day tả ngthịch 18 lần huyệt Thượng Tinh, Hợp Cốc, Thái Xung.

XII-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC :

1-Chảy máu cam :

a-Mài sừng tê giác uống :

Hải Thượng Lãn Ông giải thích : Máu mũi chảy ra đi từ mạch Nhâm-Đốc dẫn lên chóp đỉnh đầu vào mũi. Tê Giác có công năng đi vào thận thủy theo kinh mạch đi lên làm mát, giảm sự sung huyết.

b-Nấu Kim Châm :

Mua 1 gói Kim châm nấu canh thịt hoặc nấu nước uống một hai lần là khỏi. Người hay bị chảy máu cam, mỗi tháng ăn 2 lần.

c-Huyết heo với hành lá :

Xào huyết heo với 3 tép hành lá luôn cả củ, ăn nhiếu lần.

2-Sổ mũi kinh niên :

Phải dùng thêm đông dược để khu phong, tán hàn, bổ khí, cố biểu.

Toa căn bản : Tiểu Thanh Long
Thang Gia Giảm
Bạch Thược, 3 vị mỗi vị 12g.
Hoàng Kỳ,
Ké Đầu Ngựa,
Đảng Sâm 16g,
Bán Hạ Chế, 2 vị mỗi vị 8g.
Khương Hoạt,
Ma Hoàng, 2 vị, mỗi vị 6g,
Quế Chi,
Tế Tân, 4 vị, mỗi vị 4g.
Ngũ Vị Tử,
Gừng khô,
Cam Thảo,

Tổng cộng 12 vị. mỗi thang nấu 2 lần. Lần đầu đổ 4 chén, nấu cạn còn 8 phân. Lần 2 đổ 3 chén cạn còn 8 phân. Đổ chung hai lần, chia đều làm 2 chén. Sáng uống 1 chén, tối uống 1 chén. uống lúc ấm nóng. Uống 3 thang.

3-Viêm xoang dị ứng :

Dùng toa :

Ké Đầu Ngựa,  

3 vị, mỗi vị 16g.

Xuyên Khung,
Hoài Sơn,
Bạch Truật, 2 vị, mỗi vị 12g.
Bạch Chỉ,
Tang Bạch Bì 10g.
Quế Chi 8g.
Tế Tân 6g.
Cam Thảo, 2 vị, mỗi vị 4g.
Gừng,

Công dụng :

Ké Đầu Ngựa làm thông phế khí, trị chảy nước mũi.

Bạch Chỉ, Xuyên khung, Quế Chi, Tế Tân, Tang Bạch Bì, để khu phong, tán hàn.

Bạch Truật, Hoài Sơn, Cam Thảo dùng bổ khí

Gừng để cố biểu.

Mỗi thang sắc 2 lần, hòa chung chia đôi uống nóng, ngày 2 lần, cho đến khi khỏi bệnh.

4-Viêm xoang nhiễm khuẩn :

a-Cấp tính : Do phong nhiệt độc gây ra.

Toa Tân Di Thanh Phế Âm Gia Giảm, dùng để thanh phế, tiết nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.
Thạch Cao 40g.
Rau Dấp 20g.
Kim Ngân Hoa 16g.
Tân Di, 5 vị, mỗi vị 12g.
Hoàng Cầm,
Sơn Chi,
Tri Mẫu,
Mạch Môn,

Nếu bệnh nhân sốt, nhức đầu, sợ lạnh. Bỏ Hoàng Cầm, Mạch Môn, thay vào Ngưu Bàng Tử, Bạc Hà, 2 vị, mỗi vị 12g.

Mỗi thang sắc 1 lần, 4 chén nước nấu cạn còn 1 chén. Uống 3 ngày.

Thấy bớt mà chưa hết hẳn, uống thêm 2-3 thang nữa.

b-Mãn tinh :

Do cấp tính không chữa dứt để nước mũi chảy có mùi thối, xoang hàm và xoang trán ấn đau, nhức đầu thường xuyên, mất khứu giác.

Dùng toa : Dưỡng Âm, Nhuận Táo, Thanh Nhiệt, Giải Độc.
Sinh Địa 16g.
Huyền Sâm, 2 vị, mỗi vị 12g =công dụng dưỡng âm, nhuận táo.
Mạch Môn,
Đan bì, 2 vị, mỗi vị 12g,
Hoàng Cầm,
Tân Di 8g.= công dụng thanh nhiệt.
Kim Ngân, 2 vị, mỗi vị 16g – công dụng tiêu viêm, gìải độc.
Ké Đầu Ngựa,

Mỗi ngày 1 thang sắc nấu 2 lần, chia uống 2 lần trong ngày. Uống nhiều ngày cho đến khi hết chảy nước mũi thối và hết đau.

5-Mũi chảy nước hôi thối :

-Dùng Hạt Nhãn bổ đôi, phơi khô, để trên bếp cho ra khói, xông thẳng vào mũi.

-Tỏi giã nát 4-5 củ, đắp vào huyệt Dũng Tuyền, băng cột lại, sẽ làm khô nước mũi.

6-Mũi nghẹt :

Xông bằng cách nấu nước với các loại lá thơm như Húng, Tía Tô, Lá Bưởi, Sả, Ngũ Trảo….Bịt kín cho hơi nóng xông vào mũi.

7-Viêm mũi :

Toa Thương Nhĩ Tán Gia Giảm
Ké Đầu Ngựa 16g.
Hạ Khô Thảo 12g.
Tân Di 8g.
Bạc Hà 6g.
Cát Cánh, 2 vị, mỗi vị 4g.
Cam Thảo,

Mỗi thang sắc 2 lần hòa chung chia 2 uống nóng trong ngày. Uống 3 thang.

8-Viêm mũi dị ứng :

– Dùng Cây Cỏ Hôi tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước tẩm vào bông, nhét vào mũi, có tính sát trùng mạnh.

Toa Ngọc Bình Phong Tán
Hoàng Kỳ 16g.
Bạch Thược 12g.
Phòng Phong, 3 vị, mỗi vị 6g.
Bạch Truật,
Đại Táo,
Gừng 2g.

Mỗi thang sắc nấu 2 lần, hòa chung chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 3 thang.

9-Thịt dư trong mũi :

Toa thuốc gổm 3 vị :

Nam Tinh 8g. thái mỏng, ngâm nước sôi 2 lần, sao khô.
Đại Táo 7 qủa.
Cam Thảo 2g.

Mỗi ngày 1 thang sắc 1 lần. Uống 3-4 thang sẽ khỏi bệnh, nếu chưa hết hẳn uống tiếp thêm vài thang nữa.