Chữa ngọn chữa gốc về toa thuốc căn bản LỤC VI ĐỊA HOÀNG HOÀN

Thang thuốc căn bản đông y cổ truyền Lục Vị Địa Hoàng được phân chất theo đông tây y :
Lục vị địa hoàng hoàn gồm 6 vị , dông y gọi tắt là : Địa, Linh, Đơn, Tả, Thù, Dược.

Thành phần của 1 thang thuốc:
Thục địa 3 chỉ
Phục linh 2,5 chỉ
Đơn bì 2,5 chỉ
Trạch tả 1,5 chỉ
Sơn thù 2 chỉ
Sơn dược 2 chỉ

Cách dùng 
:
Đổ 3 chén nước sắc lại còn 7 phân, uống ấm, mỗi ngày 1 thang. Khi đo lại áp huyết và lượng đường trong máu xuống mức ổn định thì ngưng.
Vì đây cũng là loại thuốc bổ căn bản của đông y (academic) có từ hàng ngàn năm, chữa những bệnh không tên mà tây không tìm ra bệnh rõ ràng theo những kết qủa xét nghiệm của tây y.

Những thầy thuốc học đông y đều phải biết đến những vị thuốc có tác dụng điều chỉnh ÂM DƯƠNG và chữa được nhiều bệnh thông dụng, và đông y đã chế thành thuốc viên gọi là Lục vị địa hoàng hoàn.

Những người không có bệnh có thể uống mỗi ngày để giữ âm dương trong cơ thể được quân bình như thuốc bổ và thuốc phòng ngừa bệnh tật.

Ghi chú :
Đông y đã dự phòng khi chế ra thuốc Lục vị địa hoàng hoàn dùng làm căn bản để điều hòa âm dương. Tuy nhiên có một số người khi uống lại cảm thấy trong người nóng hơn ( dấu hiệu bị táo bón), hoặc cảm thấy trong người lạnh hơn (dấu hiệu tiêu chảy) , cho nên đông y có thêm 2 chất trong Lục vị điạ hoàng để tăng thêm hàn hoặc tăng thêm nhiệt cho phù hợp với cơ thể người bệnh, nên toa thuốc này có 8 vị gọi là Bát vị địa hoàng hoàn.

lục vị địa hoàng hoàn

* Lục Vị Địa Hoàng Hoàn – Chủ Trị Thận Âm Hư, Đau Lưng Mỏi Gối, Hoa Mắt

Có 2 loại Bát vị ở thị trường :
Loại tăng thêm nhiệt là : Bát vị quế phụ (thêm 2 vị Quế chi và Phụ tử)
Loại tăng thêm hàn là : Bát vị Tri bá (thêm 2 vị Tri mẫu, Hoàng bá)
(xin xem trong Câu chuyện đông y tập 5 và tập 6)

PHÂN TÍCH TÍNH DƯỢC THÀNH PHẦN THUỐC CĂN BẢN LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN THEO ĐÔNG TÂY Y 
:

Công dụng của Thục địa :

Phân tích theo tây y :
Thục địa là sinh địa đã sao chế chín, tên gốc là địa hoàng, tên khoa học Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.. Địa hoàng có hoạt tính chặn miễn dịch, hạ đường máu nhờ tác dụng của chất iridoid glycoside A,B,C,D, một mặt kích thích tiết insulin, một mặt giảm glycogen trong gan. Trong Địa hoàng có 3 phenethyl alcohol glycoside có hoạt tính ức chế men aldose reductase để ức chế sự hình thành đục thủy tinh thể gây ra bởi biến chứng của bệnh tiểu đường.

Phân tích theo đông y
 :
Sinh địa có vị ngọt, đắng, tính mát, vào 4 kinh gan, tim, thận, tiểu trường để bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, mát máu, cầm máu, chữa chứng bệnh âm hư hỏa vượng, triều nhiệt, khô khát nóng uống nước nhiều, tiểu đường, thiếu máu, xuất huyết nội ngoại, cơ thể suy nhược .
Sinh địa chế chín gọi là Thục điạ có vị ngọt, mùi thơm, tính ấm vào 3 kinh tâm, can, thận, chữa âm hư ở gan thận làm đau nhức lưng gối, chóng mặt ù tai, huyết suy, chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, ho suyễn, tiêu khát tiểu đường, bổ huyết, bổ thận, sinh tinh, ích tủy, làm sáng mắt đen râu tóc, cơ thể tráng kiện.

Công dụng của Phục linh 
:
Phân tích công dụng theo tây y :
Tên khoa học Poria cocos Wolf, có chứa hoạt chất Polysaccharide, Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh, các acid pinicolic, poriatin, adenine, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamine, histidin, sucrose, fructose, protease, dầu béo, muối vô cơ, tác dụng lợi tiểu, chống nôn, kháng khuẩn, kháng estrogen, chữa phù thủy thủng, tiêu chảy kéo dài, chữa ung thư bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng sức, tăng cân, tăng thị lực, tăng cường miễn dịch, tác dụng an thần, chống loét bao tử, hạ đường huyết và bảo vệ gan.

Phân tích theo đông y
 :
Phục linh vị ngọt đạm (nhạt), tính bình, có tác dụng thẩm thấp, thông thủy đạo, hóa đàm, vào các kinh tâm, phế, thận, kiện tỳ, vị, định tâm an thần. Chữa suy nhược, chóng mặt di mộng tinh, lợi tiểu chữa phù thủy thủng, bụng trướng, tiêu chảy, tỳ hư kém ăn, mất ngủ.

Công dụng của Sơn dược (Hoài sơn) 
:
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Dioscorea persimillis Prain et Burkill, hay Yam gọi là Hoài sơn chứa 63,25 % tinh bột, 6,70% chất đạm, 0,45% chất béo có giá trị dinh dưỡng qúy đứng sau gạo và bắp ngô, ngoài ra nó có chứa thành phần mucin là một protein nhớt allantoin, các acid amine arginin, cholin và men maltase, men này có khả năng thủy phân đường rất lớn, hồi phục chức năng co bóp của nhu động ruột để tăng hấp thụ và chuyển hóa đường.

Phân tích theo đông y
 :
Khoai mài ở tiệm thuốc bắc gọi là Hoài sơn hay Sơn dược, vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị, thận để chữa tỳ vị hư nhược, thiếu máu, ăn uống kém tiêu hóa, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phổi yếu, ho, sinh tân dịch, tăng thể lực, sinh cơ bắp, nước miếng, bổ thận chữa di tinh, đái đường, bạch đới, chống khát nước, đổ mồ hôi trộm.
Sơn dược hay hoài sơn vị ngọt tính ấm, cầm tiêu chảy chữa tỳ thận bổ trung tiêu . Sơn dược hay hoài sơn vị ngọt tính ấm, cầm tiêu chảy chữa tỳ thận bổ trung tiêu .

Công dụng của Đơn bì 
:
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Paeonia suffruticosa Andr., tên khác là Mẫu đơn bì. Rễ mẫu đơn chứa alkaloid, saponin và một ít chất thuộc nhóm anthocyanin, tinh dầu. Vỏ rễ chứa acetophenon, pantagaloylglucose… Có tác dụng chống co thắt, chống viêm, giảm đau, ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế đông máu trong mạch, kháng tiêu fibrin, chống độc hại gan gây ra bởi carbon tetraclorid, ức chế aldose reductase của thủy tinh thể trong biến chứng tiểu đường sang thận, võng mạc và thần kinh trầm cảm, hạ sốt, chống co giật. Chất Paeoniflorin có tác dụng chống loét bao tử do stress, làm giãn mạch ngoại biên để hạ áp huyết, điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người già.

Phân tích theo đông y
 :
Mẫu đơn vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình vào các kinh tâm, can, thận. Có tác dụng trấn kinh, giảm đau, nóng sốt âm về chiều và đêm, không ra mồ hôi, phát sốt, phá huyết xấu do huyết sưng ứ, chữa huyết nhiệt độc, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, đau bụng kinh, trị thoát mạch, viêm rễ thần kinh, co giật, co thắt cơ bắp chân (chuột rút), sa sút trí tuệ, chữa bệnh gan siêu vi, cổ trướng, viêm da dị ứng lở loét.
Chống chỉ định :
Phụ nữ có thai không được dùng, có tác dụng gây vô sinh, sẩy thai.

Công dụng của Sơn thù du 
:
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Cornus officinalis Sieb. Et Zucc. Qủa có chứa moronisid, methylmoronisid, swerosid, loganin, acid ursolic, galic, amine, Vit.A, saponin. Lá có lomgicerosid. Có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, cao áp ở người có bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, loét tá tràng, bao tử, xơ gan, viêm cầu thận mãn tính, khí hư, đái đường.

Phân tích theo đông y
 :
Sơn thù du vị chua, tánh ấm, tính bình, vào phần khí của hai kinh can, thận, có tác dụng sáp tinh, bền khí, thông khiếu, giữ không ra mồ hôi, chữa phong hàn, tê thấp, đau đầu, ích tủy chữa thận hư tai điếc, đau lưng gối lưng, mỏi gối, ù tai, thận suy, tiểu nhiều, di tinh, rối loạn kinh nguyệt.
Chống chỉ định :
Người hỏa thịnh có bệnh thấp nhiệt không nên dùng.

Công dụng của Trạch tả 
:
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Alisma plantago-acquatica L. Thân rễ chứa tinh dầu, nhựa, protid, tinh bột, alismol, alisman Si, chữa các rối loạn ở gan giúp chuyển hóa mỡ, giảm uré và cholesterol trong máu, lợi tiểu, chống viêm, hạ áp huyết, ức chế trực khuẩn lao, chứa các alisol A,B,C monoacetat có tác dụng bảo vệ gan.

Phân tích theo đông y
 :
Trạch tả vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh thận, bàng quang, có tác dụng chữa khát, lợi thủy, thẩm thấp để chữa bệnh phù thủy thủng, trừ thấp, viêm thận, bể thận, thông tiểu, đái ra máu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt , mồ hôi trộm.