Câu hỏi 72 : Phương Pháp Chữa Bằng Huyệt, Nhất Điểm Thông Kinh Mạch

Kính thưa Thầy,

Con Kim Tiến hiện sống ở Đức muốn hỏi Thầy cách tự chữa bệnh. Con đọc trang bấm huyệt chữa bệnh ở câu 16 trạng 51 nói về Tỷ vị hư hàn thì bấm (ở Túc Tam Lý (V 36) ) và ở Tam Âm Giao (Tỳ 6) .

Con hiểu thế này có đúng không hả Thầy. Con hiểu là 36 x 6 = 210 lần là Túc Tam Lý. Tam Âm Giao là 6 x 6 = 36 lần. Con xin cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy vạn sự bình an.

Kinh thư

Con Kim Tiến

Trả lời :

Số thứ tự huyệt theo quy định quốc tế để cho mọi người không cần phải nhớ tên huyệt hay dịch tên huyệt từ tiếng Hán-Việt ra ngôn ngữ địa phương, nên không có dính líu đến số lần day huyệt.

Còn số 6 là lão âm, số 9 là lão dương là quy định của qủe dịch, day 6 lần là chữa âm huyết, nếu day thuận chiều kim đồng hồ 6 lần là bổ huyết, nếu day nghịch chiều kim đồng hồ 6 lần là tả huyết.

Day 9 lần là chữa khí, day thuận chiều kim đồng hồ 9 lần là bổ khí, day nghịch chiều kim đồng hồ 9 lần là tả khí.

Như vậy nếu nói về huyệt Túc Tam Lý là huyệt thứ 36 thuộc Kinh Vị, nó còn có nghĩa chữa theo ngũ hành, chữa theo quy luật Mẹ-Con như Mẹ thực tả con. Con hư bổ mẹ. Nên trên huyệt Túc Tam Lý có 8 cách chữa cho nhiều bệnh khác nhau như :

Túc Tam Lý thuộc Kinh Vị là thổ dương (kinh Tỳ là thổ âm). Theo nguyên tắc Âm hư lấy dương chữa, huyết hư lấy khí chữa hoặc ngược lại, có nghĩa là Kinh Tỳ hư thì lấy Kinh Vị chữa :

Do đó nếu Tỳ huyết hư thì bổ khí Kinh Vị, nên day bổ khí Túc Tam Lý thì day thuận chiều kim đồng hồ 9 lần, làm tăng tính hấp thụ giúp tỳ chuyển thức ăn thành chất bổ máu để bổ tỳ huyết hư.

Nếu Tỳ khí hư thì bổ huyết Kinh Vị, nên day bổ huyết Túc Tam Lý thì day thuận chiều kim đồng hồ 6 lần, làm Vị khí biến dưỡng trấp thành khí nuôi tỳ khí, giúp tỳ biết đói ăn ngon.

Day Tả Túc Tam Lý có nghĩa là Mẹ thực tả con :

Nếu Tỳ huyết thực thì tả khí Kinh Vị, nên day tả khí Túc Tam Lý, thì day nghịch chiều kim đồng hồ 9 lần, làm giảm đưng, mỡ dư thừa trong cơ thể.

Nếu Tỳ khí thực thì tả huyết Kinh Vị, nên day tả huyết Túc Tam Lý, thì day nghịch chiều kim đồng hồ 6 lần, làm giảm tính háu đói ăn hoài.

Chữa theo ngũ hành mẹ-con. Nếu tả Kinh Vị, là tả khí, thì có nghĩa là Mẹ thực tả con, Mẹ thực ở đây là tâm huyết ở Kinh Tâm. Có nghĩa là Tâm thực thì tả Vị :

Do đó Tâm huyết thực thì phải tả Vị khí, day nghịch chiều kim đồng hồ huyệt Túc Tam Lý 9 lần, làm giảm nhịp tim đp nhanh, hồi hộp, mê sảng, sốt, huyết nhiễm trùng

Nếu Tâm khí thực phải tả Vị huyết (vị âm), day nghịch chiều kim đồng hồ huyệt Túc Tam Lý 6 lần, làm hạ áp huyết.

Day bổ Túc Tam Lý có nghĩa là Con hư bổ mẹ :

Như vậy con của Kinh Vị là Phế kim (bổ khí của kinh mẹ là chữa huyết cho kinh con).

Nếu day bổ Túc Tam Lý thuận chiều kim đồng hồ 6 lần là bổ âm huyết cho Kinh Phế, làm lành nhng tổn thuơng trong phổi, viêm nhiễm phổi, họng, mũi.

Nếu day bổ Túc Tam Lý thuận chiều kim đồng hồ 9 lần là bổ dương khí cho kinh Phế, làm tăng oxy cho phi dễ thở, tiếng nói mạnh hơn.

Trong bài chữa Tỳ Vị hư hàn, là cả hai kinh âm-dương thổ đều bệnh, lại là một công thức phối hợp huyệt để trở thành một thang thuốc theo quy luật: quân, thần, tá, sứ, mục đích điều khí huyết kích thích chức năng khí hóa của tỳ vị.

Thầy thuốc chữa bệnh theo đông y phải biết rõ bệnh hư hay thực là quan trọng để biết bệnh đó cần phải bổ hay tả cho rõ ràng, tránh sai lầm như hư cần bổ, lại chữa lầm thành tả, đông y gọi là hư làm hư thêm, hoặc khi cần tả lại bổ, khiến bệnh thực lại làm thực thêm. Còn khi day huyệt 9 lần hay 6 lần để chữa khí hay huyết, thì nếu thầy thuốc biết rõ bệnh theo dấu hiệu lâm sàng sẽ biết chính xác hơn, nhưng nếu thầy không giỏi về dấu hiệu triệu chứng lâm sàng thì không biết day 6 hay 9 là đúng, thì có thể day 18 lần vừa chữa khí vừa chữa huyết, còn có thể tha thứ được, tuy kết qủa không như mong muốn, nhưng không phạm sai lầm.

Nếu chúng ta đem 8 cách chữa này để hỏi một giáo sư người tây phương dạy châm cứu để hỏi rằng cách thứ nhất chữa bệnh gì, cách thứ 2 chữa bệnh gì, cách thứ 3, 4,5,6,7,8 chữa bệnh gì thì không ai trả lời được, vì khi họ học thì họ không hiểu âm dương ngũ hành khí huyết bổ tả mẹ con, mà chỉ biết thực hành theo công thức một cách máy móc, không lý luận tìm hiểu nguyên nhân.

Do đó khi học đông y châm cứu đến nơi đến chống và kinh nghiệm thực hành từng chữa khỏi nhiều bệnh nan y trong mấy chục năm, thì chỉ cần dùng 1 huyệt để chữa khỏi bệnh, lúc đó đông y gọi là Nht Điểm Thông Kinh Mạch, nếu mình có tra cứu từ điển xem huyệt này chữa được bệnh gì thì nó chẳng có liên quan gì đến những bệnh của bệnh nhân cả, thế mà bênh được khỏi, nên đa số các thầy thuốc tây ta về châm cứu đổ thừa là mình do may mắm mà chữa khỏi.

Phương Pháp chữa để đạt được Nhất Điểm Thông Kinh Mạch có từ thời Y Tổ Biển Thước, ngày nay những thầy giỏi Châu Á vẫn có thể đạt được đến trình độ này, nhưng các thầy ngoại quốc chưa có một ai, vì chưa đi sâu vào lý luận âm-dương, khí-huyết, ngũ hành tạng phủ để tìm gốc bệnh mà chỉ chữa vào dấu hiệu theo công thức có sẵn.

Thân

doducngoc

Phản hồi Câu 73 : Phương Pháp Chữa Bằng Huyệt, Nhất Điểm Thông Kinh Mạch.

Thầy kính yêu!

Con vô cùng cảm tạ sứ mạng sức khỏe – đó là cách chữa bệnh của Thầy đến cho con và mọi người. Khi viết thư cho Thầy, con có hơi e ngại vì con sợ làm mất nhiều thời gian của Thầy. Vì con cảm thấy, Thầy bận nhiều việc và Thầy có nhiều việc phải làm lắm. Thầy ơi con có thể viết tiếp thư cho Thầy được không? Có một điều này còn muốn hỏi không biết có khiếm nhã không? Bởi Thầy chính là một Vị Thầy thuốc tài ba lỗi lạc của Nhân loại. Con có thể biết được ngày sinh của Thầy và Quê Thầy ở đâu để còn ghi nhớ vào tiềm thức của mình được không? Hôm qua con đã nằm mơ thấy Thầy đang thực hành những phương pháp xuất chúng kỳ diệu.

Còn kinh thư và biết ơn

Kim Tiến

Trả lời :

Tất cả mọi người ai cũng có thể viết thư để hỏi bệnh và học hỏi để cùng nhau tiến hóa. Tuy nhiên vì số lượng thư mỗi ngày một nhiều, tôi phải đọc qua hết, rồi chọn những thư hỏi bệnh khẩn cấp để ưu tiên trả lời trước, còn những thư hỏi các loại bệnh mãn tính sẽ lấn lượt trả lời sau, xin mọi người thông cảm cho lão y Hành Thiện này nhé. (Ông già 72 tuổi Canh Thìn, quê Làng Hành Thiện, định cư Canada).

Thân

doducngoc