Kính gửi bác!
Bác có thể giải thích cho cháu hiểu rõ thêm: tại sao những người gầy yếu, thiếu máu lại phải tránh ăn những đồ chua vì nó phá máu… ?
Sữa chua là một đồ chua rất có lợi cho đường tiêu hoá, tạo vi khuẩn có ích nhất là sữa chua từ nấm kefir. Cháu gầy thiếu máu, đường tiêu hoá kém như vậy thì cháu có thể ăn sữa chua hàng ngày, và trước khi ăn thì hâm nóng lại để không bị lạnh bụng ?
Cháu xin cảm ơn!
Cháu Hảo
Trả lời :
Môn chữa bệnh bằng khí công đều thực nghiệm kết qủa bằng máy đo áp huyết. Bất cứ một món ăn hay thuốc uống nào cũng có 2 cách để ứng dụng chữa bệnh. Do đó phải được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn để so sánh món ăn hay thuốc uống đó có phù hợp cho mình hay không.
Thí dụ trước khi ăn đo áp huyết là 100 sau khi ăn áp huyết lên 120, thử lại nhiều lần mỗi khi ăn lại món đó đều làm áp huyết tăng, thì kết luận món ăn này làm tăng áp huyết. Chúng ta sẽ chọn món ăn này áp dụng cho những người có bệnh áp huyết thấp, mà người áp huyết cao không được dùng
Ngược lại món sữa chua, trước và sau khi ăn, đo áp huyết để so sánh, thí dụ trước khi ăn áp huyết 120, sau khi ăn đo áp huyết xuống 115, thử lại nhiều lần mỗi khi ăn đều thấy xuống, chúng ta kết luận, món ăn này chỉ có lợi cho người bị bệnh cao áp huyết mà có hại cho người áp huyết thấp, nếu lạm dụng ăn dài hạn thì chức năng tiêu hóa của chính tạng phủ trở nên lười không cần hoạt động và điều chỉnh liều lượng theo khả năng tự động của mình nữa mà chờ ngoại viện với liều lượng nhất định mỗi ngày bằng sữa chua.
Thế nào là chức năng điều chỉnh tự động :
Thí dụ như bình thường trước khi ăn áp huyết bên tay trái thấp hơn tay tay phải, vì tay phải là áp huyết cho biết chức năng hoạt động của gan đang tiết acid và mật để cơ thể thấy xót ruột cảm thấy đói muốn ăn. Sau khi ăn xong áp huyết bên tay phải xuống vì gan ngưng không tiết acid và mật, nhưng áp huyết bên trái thuộc chức năng bao tử lại tăng lên để giúp bao tử làm việc chuyển hóa. Nếu chức năng tiết acid và mật yếu vì áp huyết thấp, nên không thấy đói, lúc đó uống sữa chua tạo cho cơ thể biết đói đòi ăn trong điều kiện thức ăn hôm đó bình thường không dư acid, không dư base (chất kềm) . Ngược lại, hôm đó ăn canh chua, làm tăng thêm acid, khiến bao tử dư thừa vì đã có sữa chua, là thừa acid mà thiếu chất kềm làm mất quân bình âm dương, thức ăn hôm đó không thể chuyển hóa thành chất bổ theo đông y, có nghĩa là đủ và đều 5 vị mặn, ngọt, chua, cay đắng để có đủ năng lượng nuôi 5 tạng, mặn vào thận, chua vào gan, đắng vào tim, ngọt vào tỳ, cay vào phế. Cũng với quan niệm khí hóa ngũ hành này mà những món ăn cơ thể thích ăn những thứ có đủ 5 vị như phở, bún bò huế, sườn xào chua ngọt, thịt ướp ngũ vị hương (5 vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng).
Như vậy ngày nào cũng đưa vào cơ thể một số lượng nhất định là sữa chua, mà không kể là cơ thể thừa hay thiếu, như vậy đã làm rối loạn chức năng điều chỉnh tự động của tạng phủ, giống như mình có 5 thằng con tên ngọt, mặn, chua, cay, đắng, thức ăn chỉ phù hợp với 1 thằng, mấy thằng kia không được nuôi, nó sẽ bị bệnh.
Một thí dụ khác như trong vụ xây cất cầu Vĩnh Long bị xập, it ai để ý. Thí dụ lý thuyết bê tông được nghiên cứu thành công thức tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm cho một mẻ hồ gồm 5 bao xi măng,1000kg cát, đá, 100lít nước. Đó là lý thuyết trong điều kiện cát, đá khô. Nhưng ngoài công trường, một kỹ sư công trường phải biết gia giảm mỗi khi thời tiết mưa nắng thay đổi, phải biết tính toán điều chỉnh từng mẻ hồ theo liều lượng mỗi lúc thời tiết thay đổi mỗi khác để đảm bảo độ bền vật liệu theo công thức tiêu chuẩn. Thí dụ, vì trời mưa, nếu cho 1000 kg cát đá thì thực tế cát đá còn có 700kg, còn nước thấm vào cát 300kg, trong khi đó cứ đổ thêm 100 lít nước nữa, thì mẻ hồ hôm đó làm thay đổi công thức thành 5 bao xi măng, 700kg cát, 300 lít nước, do đó sức bền vật liệu giảm làm gẫy đổ cầu.
Trong cơ thể con người thì chức năng khí hóa tự động điều chỉnh hay hơn, do đó cứ ép nó nhận một liều lượng nhất định theo lý thuyết là sai. Cho nên chữa bệnh bằng phương pháp đông y khí công, không nên dựa vào phân tích chất theo lý thuyết, mà tùy theo điều kiện của cơ thể mỗi người mỗi khác để điều chỉnh, cho nên máy đo áp huyết và máy đo đường trong máu sẽ cho ra kết qủa đúng hay sai của một món thức ăn thuốc uống đua vào cơ thể thực tế rõ ràng hơn là lý thuyết suông.
Đó là chúng ta biết cách áp dụng thức ăn trong chữa bệnh, đông y gọi là phương pháp Đối Chứng Trị Liệu Lâm Sàng, là tùy điều kiện trong cơ thể con người và tùy bệnh mỗi người mỗi lúc khác nhau để cho thức ăn và thuốc uống cho phù hợp, như vậy thầy thuốc vừa là kỹ sư sáng tạo trong phòng thí nghiệm vừa là kỹ sư ngoài công trường để biết gia giảm cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được kết qủa chữa bệnh cho từng người, chứ không phân tích chung chung theo phân tích của khoa học.
Kinh nghiệm áp dụng của dân gian thực tế hơn, cháu để ý những người mập muốn ốm họ uống chanh hay dấm một thời gian thì họ ốm hay mập, và sức khỏe họ tốt hơn hay suy nhược hơn. Như vậy sữa chua cũng thuộc loại acid, hâm nóng hay lạnh nó cũng là acid. Cháu cứ thử rồi đo áp huyết và đi thử máu mới chứng nghiệm kết qủa thực tế nó có lợi hay hại cho cơ thể của mình. Cho nên một món ăn có thể tốt cho người này mà không tốt cho người khác, nên khoa học phân tích một chất là đúng nhưng cách áp dụng phải tùy vào mỗi trường hợp cho phù hợp.
Thân
doducngoc