Thưa Thầy,
Một bệnh nhân nữ 48 tuổi, áp huyết rất tốt đều cả 2 tay.
Đau tay đã lâu ở vùng cùi chỏ, cánh tay, vai. Có lúc đã khỏi, nhưng có khi lại bị tay yếu không có sức để cầm nhấc đồ vật nhẹ, dễ bị mỏi tay. Em đã cho tập co duỗi tay theo hơi thở ra vào nhưng không thấy bớt.
Xin Thầy hướng dẫn cách tập và dùng những huyệt nào để làm mạnh tay.
Cám ơn Thầy
DqNgoc
Trả lời :
Có 2 trường hợp để chữa khi xác định được bệnh thuộc thực chứng hay hư chứng về áp huyết, nên cần phải đo áp huyết 2 tay chính xác cả 3 số :
Từ số đo áp huyết sẽ có những trường hợp xảy ra như sau :
1-Chênh lệch ở 2 tay, một tay là thực chứng, số đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn, như 160/92mmHg mạch 80, một tay bình thường như 130/80mmHg mạch 70, lúc đó hỏi bệnh nhân đau tay nào bệnh nhân sẽ trả lời đau tay bên áp huyết cao, cần phải châm nặn máu 5 đầu ngón tay bên cao, rồi đo lại áp huyết sẽ xuống.
2-Chênh lệch mạch ở 2 tay, một bên áp huyết cao, như 150/95mmHg mạch 110 và một bên áp huyết bình thường 125/80mmHg mạch 75, bệnh này không phải áp huyết cao do thực chứng mà do hư chứng của suy tim. Đem mạch cao 110 trừ cho tiêu chuẩn như mạch bình thường là 75, thì tim đã phải đập nhanh hơn 35 lần. Lấy số đo áp huyết 150 trừ đi 35 thì áp huyết thực sẽ là 115.
3-Nếu áp huyết cao ở bên tay trái, thì do ảnh hưởng của chức năng bao tử, có liên quan đến bệnh của bao tử. Khi bao tử thực chứng thì áp huyết sẽ cao, bao tử hư chứng áp huyết sẽ thấp. Ngược lại, bên tay phải cũng vậy, áo huyết tay phải liên quan đến chức năng của gan, khi gan thực chứng áp huyết cao, gan hư chứng áp huyết thấp.
4-Mạch tim đập nhanh do đi hay chạy thì không kể, bình thường mạch tốt từ 70-80 nhịp trong 1 phút, còn mạch bệnh là mạch thường xuyên cao hay thấp. Mạch trên 90 là người bị nhiệt, từ 120 trở lên là đang bị sốt. Mạch dưới 65 là hàn, 55 trở xuống là sốt rét lạnh. Loại sốt âm là có mạch 120 do trong máu hay trong tạng phủ có virus, mà sờ ngoài da không nóng, đông y gọi là âm hư nội nhiệt. Áp huyết thấp mà mạch cao như 110/78mmHg mạch 120, là khí thiếu, âm hư thường gặp trong bệnh ung thư máu. Vì đây là áp huyết giả cơ thể tự điều chỉnh để duy trì mạng sống nyhư ngọn đèn dầu sắp hết dầu sẽ bị tắt, muốn cứu nó cần phải châm thêm dầu, bệnh nhân có áp huyết như vậy cần phải bổ thêm máu cho đủ. Theo tây y áp huyết 110 tưởng là tốt, nhưng áp huyết thật, lấy mạch 120 trừ 80, vỉ thiếu máu, nên mạch phải đập nhanh hơn 40 lần. Lấy áp huyết giả 110 trừ đi 40, áp huyết thực bây giờ là 70. Áp huyết 70 là cơ thể thiếu khí lực, là người sắp chết, nếu không được tiếp máu.
5-Trường hợp đau tay vai ở trên phải biết mạch cao hay thấp, hàn hay nhiệt
Cách tự làm hạ áp huyết nhanh nhất :
Tưởng tượng đứng trước bếp than, đang nhóm lửa, thổi làm sao 30 hơi thổi mạnh, sau mỗi hơi nghỉ 5-6 giây rồi thổi tiếp để bếp lửa cháy đỏ lên được. Thổi 3 lần như vậy. Trước khi thổi đo áp huyết, sau khi thổi xong 3 lần đo lại áp huyết thấy xuống rõ rệt. Nếu tiếp tục thổi nữa sẽ bị chóng mặt và té xỉu vì áp huyết xuống thấp đột ngột.
Tuy nhiên, có người hỏi, thổi xong một lúc áp huyết lên lại thì sao. Dĩ nhiên nó lên lại từ từ, vì hết hiệu lực của thuốc “khí công thổi”, phải thổi lại nữa, và thổi thường xuyên, khi đi đứng, nằm, ngồi, đi xe, đi làm, thỉnh thoảng thổi 5 hơi, thì suốt ngày áp huyết lúc nào cũng thấp. Hơi thở có giá trị hơn thuốc mà không làm hại sức khỏe, khỏi cấn uống thuốc khỏi cần bấm huyệt. Cũng có người hỏi khi đêm ngủ nó lên lại thì sao, khi lo nghĩ mất ngủ nó sẽ lên lại, còn khi ngủ an giấc, tức là tinh thần thư giãn thì áp huyết không lên.
Còn bấm huyệt, có 1 huyệt mới bệnh nhân tự bấm lấy. Huyệt Ế Phong, chỗ lõm sau tai, bấm mạnh day tả ngược chiều kim đồng hồ 18 lần, sau khi day, sẽ khai khiếu mắt mũi tai, bệnh nhân cảm thấy đầu nhẹ, mũi thông, mắt sáng, tai thính. Nếu áp huyết thấp thì day bổ.
Thân
Doducngoc