Câu hỏi 126 : Cơ thể không chịu nổi thời tiết khí hậu lạnh, mỗi khi bị lạnh làm tiêu chảy

Kính gửi Thầy Đỗ Đức Ngọc

Cháu tên là T.H., hiện đang cư ngụ tại thành phố Worcester, thuộc tiểu bang Massachusetts, USA. Cháu là nam, sinh vào năm 1963. Năm nay được 48 tuổi.

Sau đây là áp huyết của cháu trong 2 ngày gần đây như sau:

Ngày 28 tháng 5 năm 2011 Tay trái trước khi ăn 127/99/91. Sau khi ăn là 159/97/85. Tay phải trước khi ăn là 160/126/80, sau khi ăn là 154/87/86

Ngay 29 tháng 5 năm 2011 tay trái trước khi ăn là 125/82/72, sau khi ăn là 132/87/66. Tay phải trước khi ăn là 124/84/72, sau khi ăn 129/83/65

Hai bàn tay và chân thường bị lạnh khi ra ngoài nhà. Trán cũng thường hay bị lạnh.

Cháu đã sang Mỹ hơn hai mươi năm. Lúc đầu thì sự đề kháng cơ thể rất mạnh, . Vào mùa đông thì không thấy có thay đổi. Dần dần thì sự đề kháng có thể tiêu dần, cháu phải mặc 2 hoặc ba lớp áo mà vẫn cứ cảm thấy lạnh. Cái lạnh buốt từ trong xương ra. Cho nên trong sở làm của cháu, mùa hè này thì họ vặn air conditioner hết ga vì thấy nóng. Nhưng cháu thì ngược lại lại cảm thấy lạnh làm cho các bạn đồng sự họ cười, nhưng không biết làm sao. Cháu đã khám nhiều bác sĩ tây y nhưng không tìm ra được nguyên nhân chứng bệnh. Chỉ cần cảm thấy lạnh trên da 1 chút do air conditioner thì cái lạnh chạy vào bao từ sau đó cảm thấy chột bụng và đi tiêu chảy 3 or 4 lần 1 ngày không cầm được. Cháu mong thầy ĐỖ ĐỨC NGỌC có thể chỉ giúp cháu phương pháp nào hoặc vị thuốc nào trong đông y có thể chữa hết bệnh lạnh này. Chân thành cảm ơn thầy.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Theo tiêu chuẩn áp huyết của khí công ở tuổi trung niên, tối thiểu 120, tối đa 130 khi đói và khi no.

So áp huyết ngày 28 :

Tay trái trước khi ăn 127/99/91. Sau khi ăn là 159/97/85. Tay phải trước khi ăn là 160126/80, sau khi ăn là 154/87/86

Chứng tỏ bữa ăn hôm đó ăn qúa no làm bao tử căng khí, từ 127 lên đến 159, số thứ hai do ăn nhiều chất béo làm hở van tim, số thứ ba ăn những chất hàn lạnh làm nhịp tim đập chậm xuống so với trước khi ăn.

Tay phải trước khi ăn là 160/126/80, sau khi ăn là 154/87/86

Chứng tỏ gan to chứa nhiều khí 160, nhiều mỡ ở van tim 126, làm mỡ bao tim, nhiều mỡ không tan do cơ thể hàn và làm hẹp ống mạch nên nhịp tim nhanh không phải do nhiệt mà do hàn. Sau đó lại ăn thức ăn hàn lạnh làm hẹp ống mạch tăng hơn, từ 80 lên 86.

So áp huyết ngày 29 :

Tay trái trước khi ăn là 125/82/72, sau khi ăn là 132/87/66. Tay phải trước khi ăn là 124/84/72, sau khi ăn 129/83/65.

Chứng tỏ thức ăn vẫn chứa nhiều mỡ và thức ăn hàn lạnh, nhưng may là ăn ít nên áp huyết không tăng nhiều ở số đầu, chỉ từ 125 lên 132.

Theo đông y trán lạnh do bao tử hàn, thuộc thổ, biến chứng của bao tử hàn theo ngũ hành kéo theo phế hàn, thuộc kim, thổ hư hàn sinh kim hư hàn, làm chức năng phổi yếu dễ bị cảm lạnh, và chức năng của phế bảo vệ da lông, là vệ khí của cơ thể cũng suy yếu theo, biến chứng tiếp của phế hư hàn là mẹ hư không nuôi dưỡng con là thận thủy và bàng quang.

Trong cơ thể có 5 loại khí là :

1-Nguyên Khí tiên thiên tại thận do tinh cha huyết mẹ tạo thành trước khi sanh ra.

2-Tông Khí là khí được tăng cường ở phổi do tập luyện như võ thuật, thể dục thể thao, hít thở thiền…còn bình thường không tập luyện thì gọi là phế khí của ngũ tạng.

3-Vinh Khí là chức năng hấp thụ thức ăn thuốc uống tạo ra chất bổ nuôi dưỡng tế bào.

4-Vệ khí là sự liên kết phần khí của cơ thể giữa phế khí bảo vệ da lông và bàng quang khí bảo vệ kinh mạch bên ngoài cơ thể không cho xâm nhập vào đường kinh trong.

5-Ngũ Tạng Khí là chức năng làm việc tự động của lục phủ ngũ tạng.

Định Bệnh : Như vậy phần Vinh Khí do ăn dư thừa, nhưng Vệ Khí suy yếu vì sự chuyển hóa của ngũ tạng khí kém.

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Nên ăn số lượng ít hơn. Kiêng ăn những thức ăn nhiều chất béo, chất hàn lạnh. Không nên uống nhiều nước, nước đá, kem, yaourt, đậu xanh, khổ qua, dưa leo, cam… Nên ăn những chất cay như gừng làm ấm bao tử, ớt làm thông phế khí cho da xuất mồ hôi, tiêu làm ấm thận. Khi cần ăn rau xanh luộc phải cho thêm gừng.

2-Uống 20 viên Phụ Tử Lý Trung Hoàn trước mỗi bữa cơm, giúp bao tử tăng nhiệt để tăng tính co bóp, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, lúc đó sau khi ăn xong sờ trán không còn lạnh là bao tử đã hết hàn.

3-Mỗi ngày nấu 20 miếng Sơn Tra với 3 lát gừng trong 2 lít nước, cạn còn 1 lít, xong cất vào bình thủy, sau khi ăn cơm xong uống 1 ly nước giống như uống nước trà, sẽ làm tiêu mỡ, hạ áp huyết, ấm bao tử.

4-Cuối tuần uống Trà Phan Tả Diệp để lọc máu độc, tiêu mỡ trong gan, hạ men gan.

Khí :

1-Mỗi ngày giã 50-100 gừng bỏ vào bồn tắm nước nóng ấm, ngâm ngập người trong bồn tắm 30 phút để bảo vệ da thịt ấm làm mạnh vệ khí, sau khi tắm nước gừng xong, bên trong cơ thể ấm lên, đứng ra gió tự nhiên không thấy lạnh.

2-Ngay sau khi ăn cơm 30 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, giúp bao tử co bóp (giống như loài vật nhai lại như trâu, bò, ngựa) chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, rồi tập tiếp bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng nhiệt để làm tiêu mỡ, nhỏ bụng, tăng áp huyết, nhưng phải tập lại bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để thông khí toàn thân, loại bỏ cặn bã và độc tố trong cơ thể theo đường tiêu tiểu nhanh, tập xong cả người nóng, trán xuất mồ hôi nhiệt, lúc đó vệ khí được tăng cường, tông khí được tăng cường xuất ra da làm da hồng hào ấm áp, không sợ cãm lạnh, sổ mũi, tiêu chảy.

3-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm tăng vệ khí, tông khí, làm mạnh tâm phế, điều hòa nhịp tim mạch.

4-Nếu đo áp huyết số thứ hai tâm trương còn cao hơn tiêu chuẩn hay khi đo máy còn bị nhồi 2-3 lần, thì dùng bài thuốc thông tim :
Bài 117: Cách Chế Thuốc Thông Tim Mạch

6-Tập bơi lội làm tăng tông khí, tăng sức chịu lạnh, làm nhỏ bụng. Tập võ thuật để cường thân kiện thể, cũng tăng tông khí và vệ khí để bảo vệ cơ thể. Nếu không, mỗi ngày tập toàn bài khí công trong lớp.

Thần :

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần.

Thân

doducngoc