Câu hỏi 124 : Bệnh mẩn ngứa

Con xin chào thầy Ngoc.

Con xin thầy chỉ giùm nếu như bị mất đi móng tay không mọc lại nữa là bệnh gì ? và bị dị ứng mẩn ngứa trên mặt và phải kiêng ăn đủ thứ ,con hỏi dùm nguoi chị, chị con đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ nói là về bệnh móng tay thì không chũa được ,bệnh mẫn ngứa thì phải kiêng ăn đủ loại….

Vậy xin thầy chỉ giùm phải uống thuốc gì mới lành được . Con rất mong thư hồi âm .

Con xin cám ơn thầy

Trả lời :

Cần mua 1 máy đo áp huyết để tự mình khám bệnh cho mình, máy sẽ theo dõi tình trạng khí huyết trong cơ thể để phát hiện ra bệnh sớm, hầu biết cách điều chỉnh ăn uống, tập luyện, để phòng bệnh, giữ sao cho áp huyết luôn luôn lọt vào tiêu chuẩn của khí công thì không sợ bệnh tật.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

1-Bệnh móng tay theo đông y thuộc chức năng hoạt động của gan chủ gân, móng, sụn, đĩa đệm, những dây thần kinh…

Khi trẻ tuổi, mỗi tuần móng tay móng chân có khả năng mọc dài ra phải cắt đi, thì móng bị mất cũng phải mọc ra, sau 1 năm chiều dài phải cắt đi trong 52 tuần lễ cũng dài bằng 1 móng, trong khi đó móng mất đi không mọc thì phải đeo móng giả vậy.

2-Bệnh mẩn ngứa da, theo đông y do hai chức năng phổi và gan. Phế chủ bì mao, tức là phổi bảo vệ da lông. Còn gan là kho chứa máu, gan ố phong, là gan sợ gió của môi trường, thời tiết nóng lạnh xâm nhập qua da, qua hơi thở vào kho chứa máu sẽ làm máu biến chất trở thành độc tố. Từ đó gan lại cung cấp máu nhiễm độc cho tim làm nhiệm vụ tuần hoàn dẫn máu nuôi các tế bào tạng phủ và da lông, máu độc này mang tính hàn hay nhiệt làm hỏng da mẩn ngứa.

3-Do đó, cách chữa mẩn ngứa phải vừa lọc máu độc trong gan, vừa bảo vệ da. Nếu không chữa dứt bệnh thì da dễ bị bệnh như ngứa, dị ứng nổi mề đay, ghẻ, dời ăn, eczema, zona, herps…

Uống thuốc lọc tẩy độc máu trong gan là Phan Tả Diệp, theo hướng dẫn trong bài :

Lọc máu và tẩy độc cơ thể bằng Trà Phan Tả Diệp

Bảo vệ da không bị hư hại :

Mua 2 bó rau Tía Tô nấu nước xông cho da thoát độc bằng mồ hôi, rồi dùng rau Tía Tô đó chà xát trên da nơi bị mẩn ngứa, mỗi ngày xông 1 lần, xông 3-7 ngày.

Mua trái Khổ Qua (mướp đắng, xay ra nước, dùng bông gòn thấm nước Khổ Qua để rửa chà xát lên chỗ mẩn ngứa, mề đay phong ngứa sẽ lặn mất, hết ngứa đỏ sần sùi, áp dụng ngày 3 lần liên tiếp trong 1 tuần, khỏi những bệnh về da như mề đay, phong ngứa, ghẻ, dời ăn, Herps. zona…

4-Kiêng ăn những chất gia vị cay nóng, kiêng các loại mắn nêm, mắm nục, mắm thái, những chất có men chua, kiêng ăn nhiều chất ngọt làm tăng nồng độ máu khiến da dễ lở loét lâu lành.

5-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm mạnh chức năng phế để bảo vệ da. Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần thông khí huyết toàn thân. Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Tinh.

Tìm video hướng dẫn các bài tập trong thông báo 20 nơi trang nhà.

Thân

doducngoc