Bài 61: Bệnh tê liệt; Đi đứng khó khăn; Thở hụt hơi; Ho do co cơ

Tôi năm nay 6o tuổi, bị áp huyết cao và bị tai biến năm 2003, bị liệt bên trái hiện nay đã đi lại được nhưng còn yếu. sau mấy tháng bị tai biến thì bên phải bị tê, bì, nặng đi lại rất khó khăn, phải dùng đến gậy. Bên phải nặng như đeo đá nên người bị lệch đi lại rất khó. Do cơ bị co nên hay bị ho, chân tay thỉnh thỏang bị co dật nhất khi vận động, càng vận đông thì càng bị nặng bên người ,mắt bên trái nhìn có kém hơn trước thỉnh thỏang bị chẩy nước mắt, hơi thở có bị hụt hơi, thở không sâu, Huyết áp bên phải đo được 152/102 mạch 85, bên trái đo được 135/98 mạch 82. Hiện nay vẫn phải uống thuốc huyết áp mỗi ngày. Mong thầy chỉ bảo cho cách điều trị và luyện tập hàng ngày. Cám ơn thầy nhiều, mong tin thầy.

Phạm Minh Ý

Xét dấu hiệu bệnh và xếp loại bệnh theo ngũ hành :

Áp huyết bên phải cao 152/102mmHg mạch 85 chứng tỏ khí huyết bên phải còn bị tắc không thông nên nửa người bên phải bị nặng, tê bì, ngoài ra bên phải thuộc chức năng gan bị thực chứng làm vọng hỏa lên mắt khiến mắt mờ chảy nước mắt. Số thứ hai của áp huyết chỉ van tim bên phải bị hở, lý do tâm trương làm việc qúa mạnh mà không rút máu về tim được vì ống mạch bị nghẽn cholesterol, chúng ta biết được điều nàu nhờ máy đo áp huyết khi đo bên tay phải, máy bị nhồi 2 hay 3 lần mới cho ra kết qủa. Muốn lấy kết qủa chắc chắn và để biết có cholesterol bị nghẽn ở tâm bào hay không, cần phải đo liên tục 3-4 lần, máy sẽ cho ra kết qủa khác nhau, khi cao khi thấp. Do đó, việc uống thuốc chỉ là cầm chừng, không chữa được sự tắc mạch làm áp huyết vọt tăng cao gây tai biến mạch máu não. Cho nên đa số những người bị bệnh cao áp huyết, mặc dù uống thuốc đều mỗi ngày, nhưng cuối đời cũng vẫn bị những biến chứng của tim mạch.

Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Nếu người có bụng to, nhiều mỡ, mỗi ngày ăn 1 trái bưởi nhỏ và nên ăn cơm ngày 1 bữa trưa , còn bữa chiều thay cơm bằng uống nước canh Bí Đao với vỏ bưởi :

Cách nấu : Mỗi ngày nấu 1 qủa bí đao gọt vỏ, cắt miếng, và vỏ trái bưởi, với 2 lít nước, cạn còn 1 lít, uống hết nước và ăn bí đao. Uống trong 10 ngày, công dụng làm tiêu đàm, cholesterol, hạ áp huyết, tiêu mỡ bụng, giảm mập. Vì loại thức ăn này chỉ làm no bụng nhưng kém chất bổ dưỡng.

Còn những người gầy ốm, ăn uống bình thường, ăn cơm vừa đủ no, it chất đường, chất béo.

Khí :

a-Châm nặn máu 5 tĩnh huyệt ở đầu các ngón tay và ngón chân bên phải, nặn đến khi nào 5 ngón ra đến máu đỏ lúc đó khí huyết mới thông, sẽ hết tê bì.

b-Van tim hở, nên thở không sâu, vì qủa tim nở lớn căng lồng ngực sẽ không chứa được khí nhiều. Ho là một phản ứng tự nhiên để thông khí cho tim phổi không bị nén hơi. Tập khí công, thổi hơi ra thật mạnh dài, làm khí trong phổi ra hết và tim bị ép lại, lúc đó van tim sẽ chặt lại, sau mỗi hơi thổi ra như thổi bếp lửa, thì các cơ buông lỏng, phổi sẽ thu khí vào tự nhiên không đụng đến qủa tim, chứ không chủ động hít vào sẽ làm tim lại to ra. Khi cảm thấy phổi đầy hơi, lại thổi bếp lửa lần thứ hai, rôi buông lỏng nghỉ ngơi chờ khí vào phổi đủ, thổi hơimạnh và dai ra tiếp, rồI lạI thư giãn buông lỏng cơ. Tiếp tục tập thổI hơ ra tứ 100-200 lần hay bất cứ lúc nào đi đứng nằm ngồi đều tập được, sẽ không bị ho , không bị co rút gân cơ, áp huyết sẽ không bị tăng cao

c-Tập đưa khí huyết lưu thông toàn thân, ra tay chân :

Cũng tập thổi như trên, nhưng ở thế nằm, cùng lúc thổi ra, thêm 2 động tác nữa là, khi thổi hơi ra, dùng 2 bàn tay kéo 1 đầu gối ép vào ngực, nhưng để ý không được gồng bụng mà thả lỏng cho bụng thoát hơi ra làm mềm bụng. Bài này gọi là bài : Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, tập 200 lần, chú ý, khi duỗi chân ra phải thẳng chân và đang ở thì hít vào tự nhiên. Khi thổi hơi ra là lúc bắt đầu kéo gối vào ngực….Công dụng của bài này làm hạ áp huyết, tiểu đường, chữa nhức đầu, đau hông sườn, các bệnh bao tử, các bệnh gan, ợ hơi, bụng đầy ăn không tiêu, tức ngực, táo bón hay tiêu chảy, đau lưng, đau háng, chân, gối…

d-Vịn 1 tay vào 1bên thành cầu thang, tập bước chân trái lên 1 bậc số một, rồi chân phải cũng bước lên bậc số 1, rồi chân phải bước xuống đất, xong chân trái cũng bước xuống đất. Lập lại động tác như trên. Dùng trí nhớ và khẩu lệnh, nói to ra lệnh cho chân bước, bắt đầu bằng chân trái, nói to: Lên,lên, Xuống, xuống. (có nghĩa là bước chân trái lên bậc thứ 1, rồi chân phải cũng bước lên bậc thứ 1. Xong chân trái bước xuống đất, rồi chân phải cũng bước xuống đất. Cứ ra lệnh cho chân bằng cách nói to : Lên, lên…Xuống, xuống. Lên,lên…Xuống, xuống. Lên, lên…Xuống, xuống. Khi đã tập quen thì bắt đầu tập luyện hơi thở bằng bài hát one, two, three…theo mỗi bước chân, hát thay vì nói lên, lên, xuống, xuống..

Tập lên chân trái xong, tập đổi sang chân phải lên trước, chân trái lên sau, rồi chân phải lên đến chân trái…Bài tập này là chính giúp cho đi đứng được dễ dàng nhanh nhẹn

e-Nhớ rằng cần phải tập với bậc cầu thang trước cho quen, thì sau đó đi trên mặt bằng dễ dàng hơn, lúc đó sẽ tập đến bài Cha Cha Cha 2 bước, 4 bước, hát one, two, three…để luyện thăng bằng cho cơ thể. Loại 2 bước hay 4 bước, giống như lên xuống cầu thang, như vẽ một cầu thang giả xuống đất, rồi cũng bước loại 1 bước(là lên, lên, xuống, xuống). Loại 2 bước (là lên, lên, lên, lên, xuống, xuống, xuống, xuống.) Loại 4 bước (là : Lên, lên, lên, lên, lên, lên, lên, lên. Xuống, xuống, xuống, xuống, xuống, xuống, xuống, xuống.). Khi tập được loại 4 bước, thì sẽ đi được tự nhiên không phải dùng gậy và lúc đó lên xuống cầu thang rất dễ dàng.

Thần :

Để vừa giúp tiêu hóa tốt,vừa hạ áp huyết, tập thở phồng-xẹp ở Đan Điền Tinh. Nam đặt tay phải dưới rốn 5cm, tay trái chồng lên trên, cuốn lưỡi, nhắm mắt, thổi hơi ra bằng miệng mở he hé, mỗi lần thở ra để ý làm cho bụng xẹp mềm xuống. Bài này có công dụng ngủ ngon, an thần, thư giãn thần kinh gân cơ, để khí huyết lưu thông, điều chỉnh và chuyển hóa tâm thận giữ cho áp huyết ổn định.

Thân

doducngoc