Bài 444: Công dụng của máy đo oximeter trong việc định bệnh theo KCYĐ

Máy oximeter :

Máy oximeter thường dùng trong KCYĐ có hai loại :

Loại máy hiệu Nonin model 8500 và loại hiệu GO2 model 9571 cũng của hãng Nonin :

Loại hiệu Nonin 8500 :

Thường dùng trong bệnh viện, hiệu Nonin gồm một máy chính hiện ra hai số, bên trái chỉ phần trăm oxygiène thẩm thấu trong máu chạy qua một sensor ghi nhận được, theo tiêu chuẩn từ 90-95% là người khỏe bình thường, còn người có dư oxy, khỏe mạnh do tập thể dục hay vận động thường xuyên thì được từ 95-100%. Còn khi máy đo được dưới 90% là thiếu oxy trong máu.

Bên hàng dưới có đèn báo tuần hoàn máu, khi đèn không báo là khí huyết chưa chạy đến, khi chớp đèn đỏ là tuần khí huyết đang chạy đến nhưng còn bị ứ tắc, khi đèn vàng là tuần hoàn khí huyết chậm, khi đèn xanh là tuần hoàn khí huyết thông, còn đèn chớp xanh liên tục là tuần hoàn tốt, đủ máu để máy bắt được tốc độ nhịp mạch đang chạy và phần trăm oxy, còn lúc xanh lúc vàng là tuần hoàn khí huyết chưa thông.

Máy có 3 dây sensor để đo tùy theo nhu cầu mà bác sĩ muốn biết :

a-Dây sensor kẹp ở dái tai, đo oxy trong máu có lên tai không, để biết bệnh ở thận, rối loạn tiền đình, bệnh ở tai, bệnh ở nửa đầu, chóng mặt nhức đầu……

Loại dây này không cần thiết nên ít dùng.

b-Dây sensor kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân :

Loại này thường dùng trong bệnh viện, thường kẹp ở ngón tay giữa, xem oxy trong máu có đủ trên 90% hay không, nếu không đủ thì phải cho đeo mask tăng cường thêm oxy cho phổi có thêm oxy giúp máu tuần hoàn, thường dùng trong bệnh phổi, bệnh suyễn, cơ thể suy nhược thiếu oxy do nhiều nguyên nhân.

c-Dây sensor không dùng để kẹp mà có một đèn sensor đo trên bất kỳ một điểm nhạy cảm nào trên da, như trên các huyệt, tây y thường dùng đo trên trán, KCYD dùng để đo trên những huyệt đầu và cuối đường kinh và những huyệt giao hội…

Loại dây này ít dùng, đôi khi không chính xác khi da ẩm ướt hay da qúa khô.

Loại hiệu GO2 :

Là một loại máy kẹp trực tiếp vào ngón tay chân, không có dây, thật thông dụng để thầy thuốc hay bệnh nhân đều dùng được dễ dàng, máy cũng đủ hai số, số đo oxy dưới ký hiệu SpO2 chỉ phần trăm oxy thẩm thấu trong máu hiện ở hàng trên, hàng dưới chỉ nhịp chạy của mạch, hàng dưới là đèn báo giao động tuần hoàn máu cũng như máy Nonin.

Ở bệnh viện thường chỉ dùng dây sensor kẹp ngón tay ngón chân, nhưng không bao giờ đo ở ngón chân. Khi cấp cứu, đo ở ngón tay chỉ biết tổng quát là cơ thể có cần máy trợ thở oxy hay không mà thôi.

Khi khám bệnh bằng oximeter ở các ngón chân ngón tay, sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh ở ngọn, thuộc cục bộ ở đầu ngón chân tay, sẽ phát hiện bệnh ở đường kinh, sẽ phát hiện bệnh trong nội tạng.

Vì tây y đã không nghiên cứu kỹ về kinh mạch như đông y, nên đã có sai lầm cứ tưởng khi đo oxy, ở ngón tay hay ngón chân hay bất kỳ nơi nào trong cơ thể cũng đều giống nhau, nên việc đo ở những ngón tay khác hay ở ngón chân không cần thiết, nhưng thật ra nó rất quan trọng để khám định bệnh.

Ngay cả khi đo áp huyết cũng tưởng ở tay nào cũng giống nhau, hay đo ở chân cũng giống như ở tay, là một sai lầm lớn, nên không phát hiện ra được những bệnh nan y,

Dưới đây là một thí dụ cụ thể, một bệnh nhân có bệnh tê đau đầu ngón tay phải 5 năm, các đầu ngón tay và móng tay có mầu máu ứ bầm hơi đen tím như chì mà tây y tìm không ra bệnh, thỉnh thoảng nhói đau giữa ngực và bên vú phải, tây y đã khám vú không tìm ra nguyên nhân, chụp bàn tay ngón tay không tìm ra nguyên nhân, đi chuyên khoa thần kinh bác sĩ muốn mổ bàn tay.

Tôi dùng máy oximeter GO2 đo 5 ngón tay có số đo như sau :

Ngón cái : 95% oxy, mạch 66 (viết tắt 95/66) có nghĩa oxy đủ 95, số nhịp mạch 66 là hàn, có nghĩa thiếu máu đến ngón tay nên ngón tay lạnh, vì tiêu chuẩn chỉ tốc độ mạch máu chạy từ 70-80 lần/phút là tốt, không nóng không lạnh.

Ngón trỏ : 95/70 tốt

Ngón giữa : 98/65 oxy đủ, máu thiếu ở đầu ngón tay, nên đầu ngón tay lạnh (65) tê đau, đông y gọi là mạch hàn..

Ngón áp út : 97/72 tốt

Ngón út : 92/0 máu không tuần hoàn đủ mạnh để sensor bắt được tốc độ tuần hoàn của mạch, phải chờ đến 2 phút sau mới hiện ra mạch 60, đầu ngón tay này lạnh cứng có mầu máu bầm tím..

Nhìn con số, chúng ta biết được ngón cái, ngón giữa và ngón út bị bệnh.

Đối với đông y khí công, đo oximeter ở các ngón tay trái, tay phải hay các ngón chân trái chân phải có ý nghĩa khác nhau : 1-Đo ở ngón tay cái :

a-Bên trái chỉ chức năng phổi trái : Nếu phổi trái khỏe, không bệnh, thì oxy 100%, khi bị bệnh phổi bên trái làm ho, khó thở, suyễn, đau tức, trong phổi có bướu ung thư, có đàm…làm khó thở thì oxy dưới 90% hay nặng thì dưới 80%.

b-Bên phải cũng vậy, nhưng cả hai bên đều 90% trở lên thì còn tốt, nhưng bên này mạnh hơn thì bên phổi đó nhiều oxy hơn, bên nào thấp hơn thì phổi bên đó yếu hơn.

Nếu hút thuốc làm nám phổi bên nào thì bên đó có thể dưới 90, mà bên kia vẫn trên 90, vẫn còn thở được, và nếu vào bệnh viện được y tá đo ở ngón giữa trên 90 là đã định bệnh sai lầm, không thấy được bệnh ở phỏi bị yếu,

c-Cả hai lá phổi bệnh, đo dưới 90 là khó thở, thở dồn dập, nhịp mạch nhanh trên 100, khi chụp hình không có dấu hiệu bệnh phổi, chỉ thiếu khí làm suyễn.

Còn nhiễm trùng hô hấp, tràn dịch màng phổi hay ung thư phổi… có người cần trợ thở oxy vì cả hai phổi đều dưới 90 làm suy tim, nếu đo ở ngón giữa cũng dưới 90 mớiI được bác sĩ cho dùng máy trợ thở. Nếu không may, ngón tay giữa được y tá hay bác sĩ đo thấy trên 90, thì không được dùng máy trợ thở, trong khi phổi thiếu oxy dưới 90 mà bác sĩ không đo để biết, nên bệnh nhân dễ tử vong, trong lúc chờ đợi các bác sĩ xem kết qủa của những xét nghiệm y khoa mà chưa tìm ra nguyên nhân.

d-Trường hợp đặc biệt, cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh, thở dễ, chỉ đau cánh tay, vai và tê ngón tay cái, không ho, chụp phổi không có bệnh, cho bệnh nhân thử nghiệm thổi hơi thật mạnh thật sâu vào máy đo số lượng oxy trong phổi vẫn đủ 5 lít oxy, trong khi kẹp máy đo vào ngón tay cái thì máy không báo oxy, mà chỉ báo đèn đỏ chớp chớp, nên bác sĩ khám không biết bệnh gì, nhưng thật ra bệnh này rất nguy hiểm gây tê liệt hay nhồi máu cơ tim chết bất đắc kỳ tử. Tại sao ?

Vì chức năng của máy là đo sự thẩm thấu oxy trong máu chạy qua sensor mà nó bắt được. Trong trường hợp máy không bắt được, chứng tỏ máu không chạy đến, không có chuyển động, mà đứng im, nên máy không bắt được, do đó mà bệnh nhân bị tê ngón tay như kiến bò, kim chích, hay tê buốt lạnh đầu ngón tay, mầu sắc đầu ngón tay và móng tay tím bầm…,đó là do thần kinh ngoại biên bị co thắt khi áp huyết tăng cao.

Cách chữa của KCYĐ là châm nặn máu đầu ngón tay cho máu lưu thông, khi nặn được ra máu đỏ loãng thì đo oxy ở đầu ngón tay trỏ đó sẽ tăng lên trên 90. 2-Đo ở ngón thứ hai đường ruột :

Ít có ai biết công dụng khi đo ngón thứ hai.

a-Ngón tay trỏ bên trái :

Chỉ chức năng của trực trường có co bóp đẩy phân ra tốt hay xấu, làm táo bón hay tiêu chảy, nếu táo bón thì số thứ hai của máy đo oximeter chỉ nhịp tim thì được gọi là nhịp mạch trực trường, nếu cao hơn 80 là nhiệt, táo bón, nếu thấp dưới 70 là hàn sẽ bị tiêu chảy, còn máy không chỉ thì không có nghĩa là trực trường, mình sẽ hỏi bệnh nhân ngón tay này có bị tê đau nhức không, nếu có là máu không thông đến đầu ngón tay, bị tắc mạch có hay nguyên nhân, nguyên nhân do cao áp huyết làm thần kinh ngoại biên bị co thắt gây đau nhức tay vai cánh tay, bàn tay ngón tay, thì châm nặn máu ở huyệt Thương Dương cho đến khi máu ra loãng đỏ tươi, khi do lại oximeter sẽ hiện số, nguyên nhân thứ hai do thiếu máu không chạy đến đầu ngón tay, thì cả cánh tay nhừc mỏi đau, và đo áp huyết thấp, ngón tay bấm bẻ vô lực, thì ngâm tay vào nước nóng ấm pha bột gừng cho đến khi nước nguội, rồi đo lại oximeter máy sẽ hiện số thấp dưới 90 nhưng không bị ngộp thở hụt hơi và không phải thiếu oxy trong phổi, nhịp mạch chỉ dưới 70 là do hàn lạnh, vì thế mà phải ngâm bàn tay vào nước nóng ấm pha gừng.

Khi đầu ngón tay trỏ cứng, sưng đau, đo oximeter có hai trường hợp, máy không chỉ do máu tắc nghẽn ở đầu ngón tay lâu ngày, bệnh nhân tưởng đau thấp khớp chỉ uống thuốc chữa vào thần kinh để giảm đau, còn chỗ có bệnh là đầu ngón tay không được chữa càng ngày càng bị thoái hóa khớp gọi là thống phong, thấp khớp, trường hợp máy có chỉ hiện ra hai số SpO2 chỉ phần trăm thẩm thấu oxy đủ, nhưng số thứ hai ở bên phải máy chỉ nhịp tim cao, có nghĩa nhịp mạch đập ở ngón này nhanh trên 100 là ứ huyết, các ống máu trương phình, nhìn ngón tay thấy sưng nóng đỏ đau.

Trường hợp máy không chỉ, nhưng đo áp huyết ở cánh tay trái, máy áp huyết bơm nhồi 2-3 lần, hỏi bệnh nhân xem thỉnh thoảng có cơn đau thoáng qua ở giữa tim ngực hay không, vì khi đau nhói giữa tim ngực nghiêng về bên trái là do van và động mạch bên trái tim bị nghẽn máu cục, cholesterol kết tủa, nên phải châm vào chỗ đau giữa ngực thường ở huyệt Chiên Trung hay bên cạnh phía trái do bệnh nhân chỉ vào A-Thị-Huyệt, rồi nặn máu, và châm ở huyệt Thương Dương nặn máu, rồi đo lại áp huyết sẽ xuống, máy đo áp huyết không còn bị nhồi nữa, và đo lại ngón tay trỏ trái bằng máy đo oximeter sẽ hiện ra số.

b-Ngón trỏ tay phải :

Chỉ chức năng co bóp của toàn kinh đường ruột.

Về áp huyết, nếu cao thì thần kinh ngoại biên co rút gân, thần kinh cứng làm đau vai tay, ngón tay, bàn tay, cổ gáy, hay cholesterol kết tủa ở ngực khi bị cơn nhói tim thoáng qua, lúc đó áp huyết tăng cao, nhưng đo oximeter vẫn có hai trường hợp là oxy chỉ có thể 100, nhưng nhịp tim ở đây là nhịp đập của mạch ở ngón tay trỏ này nhanh đến hơn 100, hoặc có thể máy không chỉ, do máu ứ nghẽn không có chuyển động, máy không bắt được, nên khi châm nặn máu sẽ tắc không ra máu, nặn tiếp ra máu đen đặc, tiếp nữa có thể lại không ra máu, nhưng bỗng nhiên máu phun ra thành tia rồi ngưng, nặn tiếp mới ra máu loãng đỏ tươi. Lúc đó đo áp huyết sẽ hạ, máy đo hết bị nhồi, nếu máy còn nhồi thì lại châm nặn máu tiếp, nếu nặm máu nhiều lần mà máy vẫn nhồi nhiều lần, kết qủa đo áp huyết vẫn cao, thì có nghĩa tất cả các ống máu tắc nghẽn ở tim, khi áp huyết cao, khí lực đẩy bơm máu mạnh làm áp huyết tăng cao hơn 190 đến 240 thì bị tai biến mạch máu não, nếu may mắn không bị tai biến thì sẽ bị vỡ mạch máu mũi thành chảy máu cam nhiều cả 100cc, thì thoát được tai biến mạch máu não nhưng vẫn còn nguy cơ đột qụy do nhồi máu cơ tim, nếu 4 trong 6 ống mạch tim bị tắc nghẽn đầy cholesterol kết tủa, tây y bắt buộc phải giải phẫu tim làm stent, cắt bỏ những ống mạch tắc nghẽn thay bằng những ống tĩnh mạch được mổ lấy ở bắp đùi phía trong đem lên thay thế, tuy nhiên gốc bệnh là cholesterol kết tủa chưa được ngăn ngừa do ăn nhiều chất béo, lười vận động, thì các mạch máu đó vẫn bị tắc nghẽn trở lại.

Muốn tránh khỏi mổ tim cần phải áp dụng hai bài thuốc : Ăn soupe Đậu Thận Trắng (white kidney bean) 100g + 100g tép tỏi còn vỏ, 2 lít nước, đun nhỏ lửa lâu 2 giờ cho chín nhừ và cạn còn dưới 1 lít, rồi gắp bỏ vỏ tỏi vất đi, còn lại xay bằng máy xay sinh tố thành bột lỏng như súp, ăn thay bữa cơm chiều, tối uống thuốc lọc máu độc trong gan bằng lá Phan Tả Diệp thiên nhiên (naturel) có bán ở tiệm thuốc tây dưới dạng thuốc viên tên Senna Laxatif, để sáng hôm sau đi ra nhiều phân đen là những độc tố, làm tan mỡ kết tủa quanh tim, mỡ trong máu, hạ áp huyết, giảm mập mỡ bụng, mềm gan, thông tim….áp dụng hai bài này mỗi ngày, trong 1 tuần, sẽ thấy bụng nhỏ, tiêu mỡ, áp huyết tâm thu xuống còn dưói 130, tâm trương đang cao trên 100 cũng xuống còn dưới 90, và nhịp tim đang nhanh trên 120 cũng xuống dưới 80, tất cả 3 số đều lọt vào tiêu chuẩn đúng với lứa tuổi.

Còn trường hợp chỉ đau một bên cánh tay vai hay ngón tay, và đo máy không bị nhồi, là bệnh nhân đang có áp huyết bên cánh tay đó cao, như áp huyết bên trái thuộc chức năng bao tử yếu, thức ăn không chuyển hóa làm áp huyết cao, theo khí công, khi áp huyết cao làm các dây thần kinh ngoại biên bị co thắt gây đau nhức vai, tay, cánh tay, bàn tay đau.

Nặng hơn nữa là thỉnh thoảng bệnh nhân có cơn đau tim nơi giữa ngực thoáng qua, đó là do cholesterol kết tủa vón cục bám chung quanh thành mạch tim, muốn biết điều này, khi chúng ta đo áp huyết thường bị máy bơm nhồi 2-3 lần mớiI cho ra kết quả lúc cao lúc thấp.

Muốn chữa khỏi đau tay vai, tê ngón tay, đau nhói tim do cholesterol, cần phải làm hạ áp huyết, và cho máu thông ra đến đầu ngón tay, thì thần kinh ngoại biên hết co thắt. Châm huyệt giữa tim ngực ở huyệt Chiên Trung nặn máu, châm huyệt Thương Dương đầu đường kinh Đại Trườg góc móng tay trỏ nặn máu thấy máu không ra thì ngón tay tê nhức, khi máu ra có mầu đen là máu ứ lâu ngày, khi máu đặc là huyết sắp hóa vôi gây đau khớp ngón tay, khi ra máu lẫn mầu vàng mỡ là máu có cholesterol, khi máu ra đỏ tươi loãng thì tuần hoàn máu ra đến đầu ngón tay kinh mạch được thông. Lúc đó đo lại áp huyết sẽ xuống thấp. Khi áp huyếr ở tay nào xuống thấp thì thần kinh ngoại biên ở tay đó được thư giãn hết làm căng đau tức sẽ hết bệnh đau tay vai, lúc đó dùng máy đo oxy ở đầu ngón tay trỏ se thấy máu tuần hoàn oxy lên từ 90-100 %. 3- Đo ở ngón tay giữa :

Tây y cũng không để ý khi đeo sensor ở ngón giữa tay trái và tay phải khác nhau, chỉ cần miễn sao oxy trên 90 thì tốt. Nhưng về kinh mạch, ngón tay giữa bên trái chỉ chức năng động mạch khi máu ra khỏi tim, bên trái là chức năng tĩnh mạch đưa máu về tim. Khi chức năng tim khỏe thì hai ngón tay bằng nhau, khi bị hở van tim, trái hoặc phải thì oxy mỗi ngón tay khác nhau.

Vì công dụng của máy oxymeter đo sự tuần hoàn của máu thông hay tắc, nếu thông thì đo các đầu ngón tay chân đều hiện ra số, chỉ khác là ngón nào thấp thì đường kinh của ngón đó bị bệnh, cần phải châm nặn máu và làm cho máu lưu thông ra các ngón tay bằng bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp, cho máu xuống đến các ngón chân bằng bài tập Vỗ Đập Chân, Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha, và quan trọng hơn hết để chữa bệnh tê đau tay chân lưng gối do máu không tuần hoàn thì tắm nước nóng ấm pha 3 muỗng canh Bột Gừng, ngâm ngập người cho đến khi nước nguội thì lúc đó cả thân người và tứ chi ấm áp hết đau, lúc đó đo oximeter 5 ngón tay chân đều có hiện số trên 90, là do máu dễ tuần hoàn thông được đến đầu ngón tay chân.

Trường hợp có hiện ra số nhưng từ 85-90% thì chứng tỏ cơ thể thiếu máu, mặc dù tắm ngâm nước gừng bệnh đau nhức có đỡ nhưng không thể khỏi hẳn nếu cơ thể không có đủ máu tuần hoàn, cần phải uống thêm thuốc bổ máu như chích B12 và nuớc biển hay thuốc bắc là Sirop Bổ Hư Thang, cho đến khi tắm ngâm nước gừng xong đo oximeter, tất cả 10 đầu ngón tay chân lên từ 90-100/70-80 mới khỏi bệnh hoàn toàn.

Tây y không để ý phân biệt được bệnh ở hai ngón tay cái và ngón tay giữa khi đo có kết qủa khác nhau., nên đôi khi bệnh nhân bị chết oan trong tình trạng cấp cứu tại bệnh viện.

Theo kinh mạch đông y, các mạch âm dương giao nhau tại đầu ngón tay ngón chân, và ngón tay cái là kinh phế chủ về hơi thở, nếu một người không thở được như suyễn, thiếu oxy, thì ngón tay cái báo hiệu thiếu oxy, nếu oxy ngón tay cái đủ, thì các ngón khác thiếu oxy là thiếu oxy tuần hoàn trong máu chứ không phải thiếu oxy trong phổi, nên bệnh nhân vẫn thở bằng phổi được, mặc dù các ngón khác thấp hơn dưới 90.

Kinh nghiệm thực tế, ai cũng biết, những bệnh nhân khi đo ngón tay cái có phần trăm oxy thấp dưới 90, thường gặp ở bệnh nhân đang ngộp thở như suyễn, khó thở, phải được đeo máy trợ thở oxy, khi được trợ thở bằng cách đeo mask vào mũi miệng thì hơi thở rất êm, hơi thở không còn thở gấp dồn dập, và trước khi chưa đeo máy trợ thở, phần trăm oxy mà máy đo được dưới 90, có người 70% hay 60%, và nhịp mạch đập rất nhanh trên 100 đến 120, có khi cao hơn, nhưng sau khi được đeo máy trợ thở oxy, thì % oxy tăng lên 92-95, nhịp mạch sẽ đập chậm xuống, bệnh nhân cảm thấy khỏe.

Nhưng có trường hợp, có ngưòi đeo máy trợ thở oxy, mà ngón cái thuộc phổi đo trên 90 %, có nghĩa phổi tự thở đủ oxy, thì chúng ta nghe thấy tiếng xì xì thoát oxy ra ngoài không vào mũi bệnh nhân, nên bệnh nhân vẫn bị mệt, và % oxy trong cơ thể không tăng, các bác sĩ không hiểu tại sao, những trường hợp này chữa không có kết qủa, tại sao vậy ?

Nếu một bác sĩ học thêm châm cứu về kinh mạch, sẽ biết ngay lý do tại sao. Vì 5 ngón tay có 6 đường kinh :

Ngón tay cái thuộc kinh phổi, ngón tay thứ hai ngón trỏ, thuộc kinh ruột già, ngón tay thứ ba giữa thuộc kinh tâm bào (động mạch tĩnh mạch tim), ngón thứ tư thuộc kinh tam tiêu là những ống dẫn khí huyết đi ba vùng thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu, ngón tay út có hai đường kinh, bên trong là kinh tim, bên ngoài là kinh ruột non.

Như vậy, nếu phổi thiếu oxy thì đeo sensor ở ngón tay cái sẽ thấy % oxy thấp, thì chỉ có ngón này mới cần trợ thở bằng máy oxy, khi bệnh nhân được tiếp oxy bằng máy, thì sẽ giảm cơn suyễn, hơi thở không bị dồn dập mà thở êm nhẹ nhàng, còn nếu đo ở ngón này oxy chỉ từ 90-100 thì phổi không cần oxy, nhưng đo ở ngón giữa thấp hơn 90 là tim thiếu oxy trong khi phổi đủ oxy, do đó phổi vẫn thở được, nên oxy của máy vào mũi bị hơi thở trong phổi đẩy ra mũi miệng, nên chúng ta nghe tiếng xì xì xì xì là thừa, trong khi đó tim vẫn bị mệt, vì tim thiếu oxy, tây y không có cách nào khác là cứ truyền oxy.

Tây y không đo oxy ở những ngón tay khác, thậm chí không đo ở các ngón chân nên không biết được hết công dụng của máy khám định bệnh bằng oximeter.

Khi cả 5 ngón tay đều thiếu oxy, đương nhiên tây y cho dùng máy trợ thở cho oxy tối đa 100% nhưng khi máy còn chạy, bệnh nhân còn sự sống, khi buông máy ra thì cơ thể lại không có oxy, nên khi chúng ta có người thân đang nằm trong bệnh viện được trợ thở bằng máy, được bác sĩ và y tá giải thích là máy chạy giúp bệnh nhân 30%, 50% còn bệnh nhân tự thở 50%, còn trường hợp nan y, máy chạy 100%, bệnh nhân không tự thở được, nếu máy còn chạy để giúp duy trì tuần hoàn khí huyết giữ sự sống cho bệnh nhân trong thời gian tìm ra nguyên nhân bệnh và được trị liệu đúng. Nếu bỏ máy, bệnh nhân không tự thở, máu mất oxy, phần trăm oxy xuống thấp, mất oxy nuôi não, bệnh nhân sẽ chết dần trong đau đớn. Trong trường hợp này các bác sĩ không tìm ra bệnh và không chữa được, thường đề nghị người nhà bệnh nhân nên bằng lòng chích morphin để giảm đau cho bệnh nhân chết dần trong tình trạng ngủ say như hôn mê để có một giấc ngủ ngàn thu không kịp trăn trối lời nào.

Trong trường hợp tây y chữa khỏi khi nào máy trợ thở được giảm dần xuống 30, 20, 10% và tắt máy, bệnh nhân tự thở 90% trở lên là tốt. Oxy vẫn đủ duy trì sự sống, cho đến khi tự thở được 100% là khỏi bệnh. 4- Đo ở ngón áp út :

a- Đo ở ngón này, nếu chỉ ở ngón này thấp dưới 90%, mà các ngón khác trên 90% thì củng không ảnh hưởng hơi thở, nhưng nó có ý nghĩa cục bộ là máu không ra đầu ngón tay, chúng ta biết là máu không tuần hoàn ra ngón tay, nên tay bị rút gân cơ co cứng, sẽ bị tình trạng ngón tay này hay bị kẹt khớp, khi gấp ngón vào, nhưng tự nó không mở ra được, tây y phải mổ nơi gân sưng ở lòng bàn tay.

b-Có thể bên ngón áp út hai bên tay giống nhau hay khác nhau, bên tay phải đối với đông y chỉ về Khí của tam tiêu, bên tay trái thuộc Huyết của tam tiêu, nếu dưới 90% có nghĩa là một trong ba vùng tam tiêu như thượng tiêu liên quan đến tim, phổi, trung tiêu liên quan đến gan mật tỳ vị, hạ tiêu liên quan đến ruột, thận, bàng quang. Nếu có dấu hiệu thấp dưới 90 mà cục bộ ngón tay không đau, không bị kẹt khớp ngón, thì nó cần phải khám thêm ở những ngón tim, phổi, gan mật, tỳ vị, thận, ruột, bàng quang…. 5-Đo ở ngón út :

a-Đo oximeter ở ngón út cũng chỉ để biết máu có thông ra đến đầu ngón tay hay không. Còn muốn chính xác đo kinh mạch thì ở ngón út có hai đường kinh, bên cạnh ngoài ngón út là kinh Tâm, bên cạnh trong là kinh Tiểu Trường, lại phải dùng Máy Nonin với sợi dây sensor đo huyệt, ở 2 huyệt Thiếu Xung kinh Tâm, và Thiếu Trạch kinh Tiểu Trường.

6-Đo ở các ngón chân :

Tây y không bao giờ đo oxy ở các ngón chân cũng là một thiệt thòi cho bệnh nhân, vì bệnh ở chân cũng gây biến chứng cho tim mạch, phổi, gan, bao tử. Có thể sau khi chữa khỏi những bệnh ở chân thì cũng gián tiếp giúp bệnh tim mạch sẽ bớt.

Khi cả 5 ngón chân có nhịp mạch từ 100-120 là toàn thể ống tĩnh mạch chân giãn nở do hở van tĩnh mạch, thì ở chân đã giữ lại một lượng máu đáng kể làm chân sưng phù nặng nề, tạo thành thấp nhiệt làm nóng trong chân, sẽ hủy hoại tế bào da chân….và số máu này không trở về tim đủ nên tim phải đập nhanh, khiên van tim bị hở, dễ bị nhồi máu cơ tim.

Ngược lại khi cả 5 ngón chân có nhịp mạch thấp dưới 60 là máu tuần hoàn xuống chân yếu thì chân và ngón chân lạnh, nếu SpO2 chỉ % oxy thấp dưới 90, thì các tế bào bắp chân không đủ oxy nuôi dưỡng sẽ teo dần.

a-Ngón chân cái :

Ở ngón chân cái, ngoài việc đo để biết máu có chạy ra đến đầu ngón chân không, nếu có sẽ hiện lên số, và chỉ phần trăm oxy qua ngón chân SpO2 và nhịp đập của mạch.

Thí dụ SpO2 chỉ 80% thì ngón chân này thiếu máu tuần hoàn, nhịp mạch 60 thì ngón chân này lạnh, có mầu máu tím bầm, nếu nhịp mạch 90 trở lên thì ngón chân này nóng, nếu nhịp mạch trên từ 100-120 thì các tĩnh mạch của ngón này giãn nở làm hở van tĩnh mạch.

Đo ngón chân cái bên phải gồm 2 đường kinh Tỳ và Gan, nhưng liên quan đến chức năng gan là chính, còn đo oxy ở ngón chân cái bên trái cũng gồm 2 đường kinh Tỳ và Gan, nhưng liên quan đế chức năng Tỳ là chính. Còn muốn đo chính xác của từng đường kinh, dùng dây sensor đo huyệt Ẩn Bạch ở Kinh Tỳ, đo huyệt Đại Đôn ở Kinh Can, chúng ta sẽ thấy kết qủa 2 số đo khác nhau, chứng tỏ lý thuyết về kinh mạch đông y có thật, chứ không phải mơ hồ.

Nếu oxy thấp dưới 90 chứng tỏ không đủ máu đến đầu ngón chân, còn trên 90 là máu có đến đầu ngón chân. Số nhịp mạch tiêu chuẩn phải giống như nhịp tim từ 70-80 là tốt, không hàn không nhiệt. Nhưng số nhịp mạch cũng quan trọng, nếu nhịp mạch lớn hơn 100 thì ngón chân nóng, lớn hơn 120 chân và ngón chân bị sưng đỏ, phù nề, do ống tĩnh mạch giãn nở, nếu nhịp mạch dưới 60 thì ngón chân lạnh, thấp hơn nữa thì chân đau tê lạnh cứng do gân co rút.

b-Ngón chân thứ hai :

Ngón chân thứ hai bên trái thuộc cơ sở bao tử, và bên phải thuộc chức năng bao tử..

c-Ngón chân thứ ba liên quan đến kinh Thận.

d-Ngón chân thứ tư liên quan đến kinh Đởm (mật), bên trái thuộc chức năng, bên phải thuộc cơ sở.

e-Ngón chân thứ năm ngón chân út liên quan đến kinh Bàng Quang. Nếu một người đang bị cao áp huyết, mà đo ngón chân út này không hiện lên số, chứng tỏ máu trong đường kinh Bàng Quang không xuống chân, nhất là trong trường hợp đang bị tai biến mạch máu não do áp lực khí đẩy máu lên đầu làm đứt mạch máu não. Đường kinh Bàng Quang thôntg với đầu não.

Tai biến mạch máu não có hai trường hợp : Khi máu đỏ bơm lên đầu quá mạnh do áp lực khí tăng thì vỡ mạch máu não.

Khi máu đỏ bơm lên đầu mà các ống tĩnh mạch bị tắc nghẽn không trở về tim cũng làm vỡ mạch máu xuất huyết não.

Nên muốn cấp cứu làm hạ áp huyết, đông y châm nặn máu huyệt Chí Âm ngón út của kinh Bàng Quang thuộc một trong thập nhị tĩnh huyệt chân, hay châm vào giữa đầu ngón chân út, là một trong huyệt Thập Tuyên, để cho thông máu ống tĩnh mạch để hạ áp lực khí trên đây giảm.

Khi đo oxy ở 5 ngón chân, nhất là số đo ở ngón chân út không hiện số, thì máu không lưu thông ở chân này, thì những người bị cao áp huyết có nguy cơ tai biến đứt mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao hơn là những người có số đo oxy và mạch ở ngón chân út, và khi chữa cấp cứu để làm hạo áp huyết trên não, cũng dễ chữa và phục hồi sự sống cho bệnh nhân nhanh hơn với những bệnh nhân đang hôn mê do tai biến mà châm nặn máu ở ngón chân út không ra máu, do đó những bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết nên có một máy đo oximeter để đo oxy và mạch ở các đầu ngón tay chân để biết tình trạng bệnh và cách phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Khi đo cả 5 đầu ngón tay ngón chân, số oxy ngón phổi 90-92, các ngón khác từ 60-80, nhịp mạch không có, hay dưới 60, là cơ thể thiếu máu tuần hoàn, dễ bị bệnh ung thư, còn khi đã hoặc đang bị bệnh ung thư thì có thêm áp huyết thấp dưới 80mmHg, còn có nguy cơ ung thư khi áp huyết khoảng 80-90mmHg, nhịp tim dưới 60, hay 50 chân tay lạnh. Trước đó có dấu hiệu đau nhức tê đầu ngón tay chân, do đó khi đo oximeter ở đầu ngón tay chân chúng ta đã biết trước.

Có thể giúp máu lưu thông giảm đau bằng cách giã 300-500g gừng tươi, nấu với 2 lít nước cho sôi, rồ đổ vào bồn tắm pha với nước nóng ấm, nằm ngâm ngập người, lưng, tay chân bụng, cho đến khi nước nguội, đứng dậy lau khô người, không cần tắm lại với savon hay tráng lại nước. Cách này giúp máu lưu thông tuần hoàn ra đến đầu ngón tay chân, giúp ấm toàn thân và tứ chi, lúc đó đo oxy sẽ đủ từ 90-100 ra tay chân, nhịp mạch sẽ hiện ra từ 60-80, lúc đó đo áp huyết vẫn thấp, thì hủ cần ăn uống những thức ăn bổ mau, trong 6 tháng, áp huyết sẽ tăng dần đúng tiêu chuẩn tuổi, và cứ tắm nước gừng mỗi ngày hay mỗi tuần, cho máu thông toàn thân, và bắt đầu tập toàn bài thể dục khí công thì ngăn ngừa được bệnh ung thư.

Đông y khí công có 5 huyệt làm tăng oxy cho từng tạng phủ :

a-Ấn huyệt Nhân Trung làm tăng oxy cho não duy trì sự sống cho một người bị ngất xỉu.

Tôi đi trên Metro (xe điện ngầm), bỗng nhiên nghe tiếng người kêu gọi có người té xỉu, và họ kéo cần cấp cứu báo cho tài xế dừng toa xe, lại, tôi quay lại thấy hai người đang làm hô hấp nhân tạo cho cô gái này, tôi thấy mặt cô tái dần, thân người mềm nhũn. Tôi nói tiếng Pháp cho họ biết nên bấm huyệt cứu mạng tiếp oxy cho não, nếu không kịp bơm oxy cho não, cô ấy sẽ chết. Hai thanh niên này hô hấp nhân tạo có bài bản, có lẻ cũng là một người của tây y, họ không tin tôi và họ không chịu làm, tôi thấy nếu để chậm cô ấy sẽ chết, tôi xông tới và nói các ông cứ làm việc của các ông, tôi chỉ để nhẹ tay vào huyệt này để tiếp oxy cho não, nếu không cô ấy sẽ thiếu oxy não sẽ chết. Tôi chỉ để tay nhẹ lên huyệt Nhân Trung chừng 1 phút, cô ta tỉnh dần và mở mắt, rồi ngồi dậy, tôi buông tay, và nói lớn cho những người chung quanh biết, đây là huyệt châm cứu tên là huyệt cứu mạng cho những người té xỉu do ngộp thở, thiếu máu và thiếu oxy lên não. Hai thanh niên buông tay ngưng làm hô hấp, tôi thấy hai anh cũng để ngón tay của mình lên huyệt Nhân Trung của mình xem có gì lạ mà nạn nhân này khỏi. Tầu điện dừng lại, chờ xe cấp cứu bệnh viện đến, hai thanh niên này đưa cô ra khỏi toa xe, rồi xe điện mới chạy đi tiếp.

b-Huyệt Hạ Quan hai bên má giúp tăng oxy cho tim, khi van tim bị hở hay hẹp không co bóp để tiếp nhận oxy, nếu đo máy oximeter ờ ngón tay út hay ngón tay giữa sẽ thấy oxy thấp, nhịp mạch thấp, sau khi gõ vào huyệt này thì số đo sẽ thay đổi.

c-Huyệt Chiên Trung tiếp oxy cho tim phổi.

d-Huyệt Trung Phủ tiếp oxy cho phổi.

e-Huyệt Trung Quản tiếp oxy cho bao tử khi thức ăn trong bao tử đầy tức làm nghẹn khó thở. 7-Kinh nghiệm khám bệnh :

Trường hợp 1 :

Đã có một bệnh nhân cơ thể gầy yếu, hay bị té xỉu trong nhà, người nhà gọi xe cứu thương đi bệnh viện, tây y không tìm ra bệnh mà bệnh càng ngày càng suy nhược, không ăn hay nuốt được, chân tay co cứng, bác sĩ cho truyền thức ăn lỏng qua mũi..

Khi thân nhân mời tôi đến bệnh viện để khám. Bệnh nhân mắt nhắm, khi mở mắt thì thất thần, mắt không có hồn, bác sĩ để máy kẹp oxy vào ngón tay giữa chỉ 92, mạch 120, bàn tay nóng, cánh tay lạnh, đo áp huyết 108/55mmHg, nhịp tim cao 123. Đối với bác sĩ thì áp huyết vẫn tốt, chỉ bị mạch nhanh, nhưng không biết làm sao để giảm mạch xuống thấp.

Những kết qủa trên cho thấy, đây là trường hợp bệnh nhân sắp chết vì ba lý do :

Tôi đo oximeter vào ngón tay cái SpO2 chỉ 86%. là phổi thiếu oxy, trong khi đo ở ngón tay giữa từ 90-92%. tây y cho là tốt, không cần trợ thở oxy, đó là một sai lầm, còn nhịp mạch nhanh do cơ thể thiếu máu nên nhịp tim phải đập nhanh để đủ tuần hoàn cho những chức năng tạng phủ làm việc, KCYĐ gọi là áp huyết giả, nếu đổi sang áp huyết thật đối với người khỏe thì nhịp tim tiêu chuẩn 75, có nghĩa bệnh nhân này có nhịp tim phải đập nhanh hơn 48 lần, lấy áp huyết 108 trừ đi 48, thì áp huyết thật còn 60mmHg, là áp lực khí yếu không giúp máu tuần hoàn được, hơi thở thoi thóp như ngọn đèn dầu sắp tắt, trong khi đo oximeter ở các ngón chân, có ngón hiện 80% oxy, có ngón không hiện % oxy, những các ngón không hiện ra nhịp mạch chạy, có nghĩa là máu ở chân không chạy nữa, chân lạnh, cứng, số máu này không còn về tim được, người mệt lả dần, thiếu oxy, lịm dần như người ngủ say, khi lay chân tay, để đánh thức bệnh nhân dậy, thì bệnh nhân mở hé mắt nhìn rồi lại nhắm mắt, bệnh nhân đang ở ranh giới sống chết, lay người thì thấy có sự sống, không lay thì đang chết dần. Bác sĩ họp người nhà bệnh nhân đề nghị rút ống thức ăn được truyền vào mũi, để tiễn bệnh nhân sang bên kia thế giới, vì không còn có thể chữa được nữa.

Trường hợp 2 :

Có bệnh nhân đến phòng mạch của tôi, chân đi nặng nề, rất đau đớn, đi lết từng bước chậm, bệnh nhân khai đau chân, đau phía trong đầu gối bên trái, dĩ nhiên thầy chữa đã trông thấy tướng đi là đau chân, nhưng cần phải biết nguyên nhân khí huyết tuần hoàn ở chân ra sao mới chữa đúng gốc bệnh được.

Tôi đo oxy ở các ngón chân bên phải, oxy từ 90-98, mạch 70-80, chứng tỏ chân phải tốt, bên ngón chân bên trái, ngón cái oxy 88, mạch 60, ngón thứ hai kinh Vị không hiện số, ngón thứ ba kinh Thận 80/60, ngón thứ tư 92/71, ngón chân út 91/69. Như vậy bệnh do kinh Can, Tỳ ở ngón cái, và ngón kinh Thận.

Tôi cho bệnh nhân nằm úp, dùng dầu bôi trơn vuốt dọc theo đường kinh Can, Tỳ, Thận, đến đoạn trên bắp chuối, qua nhượng chân, qua huyệt Âm Cốc, Ủy Trung, Ùy Dương, Âm Lăng Tuyền, Khúc Tuyền, Ân Môn, bệnh nhân bị đau, có một đoạn vuốt qua từ Ủy Trung lên Ân Môn có chùm gân co cứng to bằng ngón tay cái, và đoạn từ Thừa Sơn lên Ủy Trung cũng có một đoạn gân co cứng, chỉ khi vuốt trên từng đường kinh mới có cảm giác được, vì bi co cứng do gân co rút làm tắc nghẽn khí huyết đưa máu xuống các ngón chân, vì thế mà máy đo oxy không bắt được, và khi bệnh nhân nằm úp cũng không gẩp đầu gối cho gót chân chạm mông được.

Sau khi vuốt, châm nặn máu a-thị-huyệt, vỗ đập chân, đo lại oximeter, đã hiện ra số nhưng còn dưới tiêu chuẩn. Tuy nhiên bệnh nhân đã cảm thấy bớt đau, đi lại được, nhưng bệnh nhân khai đi có nhẹ hơn nhưng còn nhức ở hai đoạn gân co cứng.

Tôi bảo cô về nhà tắm ngâm người trong nước tắm gừng, ngày hôm sau tái khám, cô đã đi nhanh nhẹn. Vuối huyệt lần thứ hai, châm nặn máu a-thị-huyệt do cô khai, rồi gấp bẻ gót chân vào mông, đo oximeter, đã hiện số lọt vào tiêu chuẩn, và cô đã đi đứng nhanh nhẹn hơn, không còn bị đau căng tức.

Trường hợp 3 :

Một bệnh nhân khai bị bệnh Parkinson, khi bước vào phòng mạch, tôi trông thấy bàn tay trái hơi run giật. Đông y khám bệnh bằng nhìn (vọng), đo oximeter ở ngón tay thứ tư thuộc kinh Tam Tiêu oxy thấp dưới 90/60, các ngón tay còn lại trên 90/70, như vậy bệnh nằm ở đường kinh tam tiêu, theo đông y bệnh ở tam tiêu là bệnh của một trong ba vùng tam tiêu là thượng tiêu thuộc tim, phổi, trung tiêu thuộc gan mật, tỳ vị, hạ tiêu thuộc đường ruột thận, bàng quang.

Theo tây y, Parkinson do thần kinh trên não bộ tắc nghẽn, theo đông y thì kinh Tam Tiêu liên hệ nối với kinh Đởm cung cấp khí cho kinh Can điều tiết khí huyết tuần hoàn thần kinh gân cơ, mà kinh Đởm có chạy lên đầu, thường tắc ở huyệt Thừa Linh. Tôi dùng dây sensor đo huyệt dọc theo đường kinh Đởm trên đầu, chỗ nào cũng hiện lên số oxy và mạch, trừ huyệt Thừa Linh máy đo không hiện số.

Tôi dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu ở huyệt Thừa Linh, đo lại oxy, số oxy hiện lên 92/70, thì thấy bàn tay hết run giật.

Bệnh nhân cũng ngac nhiên thấy có kết qủa tức thời, ông hỏi tôi, bệnh run giật này có hết luôn không ? Tôi trả lời : Ông đã biết nguyên nhân tại điểm thần kinh này bị tắc, ông phải tập 7 bài đầu khí công chỉnh thần kinh, tập các bài thể dục khí công khác, ăn uống tẩm bổ máu, uống Vit.B-12 tăng cường máu não, vì áp huyết của ông thấp không đủ máu lên nuôi não, cần phải tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi não, thì bệnh sẽ khỏi.

Ngược lại nếu Parkinson do áp huyết cao làm tắc huyệt Thừa Linh, thì châm kinh Đởm vừa ở huyệt Thừa Linh, vừa làm hạ áp huyết bằng cách châm nặn máu ở huyết ngón chân thứ tư kinh Đởm là huyệt Túc Khiếu Âm, và ngón út Chí Âm thuộc kinh Bàng Quang để làm hạ áp huyết.

Trường hợp 4 :

Những phụ nữ trên 40 tuổi hay bị bệnh Đau Nhức Thần Kinh Gân Cơ (Fibromyalgie), đối với tây y bệnh này không chữa khỏi, chỉ dùng thuốc giảm đau, đối với KCYD chia làm hai loại, loại áp huyết cao, loại áp huyết thấp.

Loại áp huyết cao, đo oxy các đầu ngón tay ngón chân từ 90-100/80-100 thì châm nặn máu 10 đầu ngón tay chân, tập toàn bài thể dục khí công, bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 1000 lần mỗi ngày, uống 5 viên Phan Tả Diệp (Senna Laxatif) trong 3 tối để giải độc máu trong gan, hạ áp huyết. Mỗi tối trước khi đi ngủ, tắm ngâm nước lạnh 30 phút. Đã có một bà bệnh nhân người tây hỏi tôi, nếu tôi áp dụng theo phương pháp của ông mà đêm nay tôi vẫn còn đau, ông có thể cho tôi xin số điện thoại nhà riêng để tôi gọi cho ông không.

Theo KCYĐ chữa bệnh phải điều chỉnh Tinh-Khí-Thần. Bây giờ bà ấy hỏi số phone, nếu mình không cho, tức là mình không tin vào phương pháp của mình, thì bệnh nhân làm sao mà tin lời mình nói. Tôi nói : Sẵn sàng. Qua một hai đêm bà ấy không gọi phone, sau 1 tuần tái khám, bà ta đã khỏi bệnh đau nhức thần kinh gân cơ. Như vậy yếu tố Thần cũng quan trọng, giúp bệnh nhân mau lành bệnh.

Loại áp huyết thấp, đo oxy từ 80-92, riêng ngón phổi từ 90-95, mạch 60-70, cần uống Vit.B12, tắm nước gừng buổi tối.

Trường hợp 5 :

Một bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi thời kỳ cuối, tây y bỏ không thể chữa được nữa. Trường hợp này thì bệnh nhân có cơ may sống sót, và có thể sống lâu kéo dài được sự sống hơn những người đang điều trị. Như kinh nghiệm của KCYD, tây y hay đông y bất cứ chữa theo cách nào, dù cổ điển hay tân tiến hiện đại, bệnh ung thư chỉ khỏi khi cơ thể đủ khí huyết được đo bằng máy đo áp huyết lọt vào tiêu chuẩn tuổi theo khí công :

Tuổi từ 0-1 áp huyết 70-90/51 mmHg mạch 110-160, hơi thở 30-40 hơi/1 phút Tuổi từ 1-2 áp huyết 80-95/58 mmHg mạch 100-150, hơi thở 25-35 hơi/1 phút

Tuổi từ 2-5 áp huyết 80-100/58 mmHg mạch 95-140, hơi thở 25-30 hơi/1 phút

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nếu trong thời gian đang trị liệu mà áp huyết bệnh nhân cứ từ từ tụt thấp bằng tuổi thiếu nhi, rồi tụt thấp hơn trẻ em 1 tuổi, thì sẽ phải bye bye thế giới này sang, để làm trẻ em ở thế giới khác.

Nên việc ưu tiên bổ máu nuôi các tế bào lành, làm mạnh tế bào lành, giảm đau đưa máu đi nuôi khắp toàn thân và ra đến đầu ngón tay chân. Trong người những bệnh nhân này không có oxy ra đến đầu ngón tay chân, trừ ngón tim và phổi để duy trì sự sống, và nhịp mạch rất cao từ 120-140 do thiếu máu, đó là bệnh hư chứng vì đầu ngón tay chân và sờ ngoài cơ thể thì lạnh, những bệnh nhân lại cảm thấy trong người nóng, khô môi miệng, còn bệnh thực chứng thì mạch trên 90 sờ tay chân nóng, bệnh nhân đang bị sốt do máu nhiễm trùng.

Ngược lại, nếu nhịp tim trên 120 thay vì nóng nhưng sờ tay chân lạnh là do thiếu máu áp huyết qúa thấp không đủ máu và đủ khí để đẩy máu đi nuôi toàn thân, nên nhịp tim phải đập nhanh.

Dù đang chữa theo phương pháp nào, mà nhịp tim qúa nhanh như thế bệnh nhân sẽ bị thở gấp đứt hơi mà chết trước khi được chữa khỏi tế bào ung thư.

Đối với KCYD, ưu tiên bổ máu, tập luyện hơi thở, điều chỉnh hơi thở cho nhịp tim chậm lại, bảo tồn nguyên khí bằng bài tập thở, kiểm soát hơi thở ở Đan Điền Thần, giúp nóng ấm cơ thể, giúp khí huyết ra đến đầu ngón chân tay cho ấm, đo oxy phải hiện lên số lọt vào tiêu chuẩn 90-95/70-80.

Sở dĩ bệnh nhân ung thư bị đau đớn hành hạ do khí huyết không lưu thông, gân cơ thần kinh co rút, teo ống mạch, teo thần kinh, cần phải tắm ngâm nước gừng giúp thư giãn gân cơ thần kinh, giúp máu dễ tuần hoàn để đo được oxy ở đầu ngón tay chân. từ đó biết đường kinh nào đã hồi phục, đường kinh nào còn bệnh do thiếu hay do tắc nghẽn.

Nếu đang áp dụng uống thuốc bổ máu tây y, ăn thức ăn bổ máu, áp huyết tăng dần thì sự sống được duy trì, nếu hơi thở gấp dồn dập, phải đo oxy ở ngón tay cái, xem ngón tay cái bên trái hay bên phải thiếu oxy dưới 90 làm phổi thiếu oxy không thở được, trong khi các ngón khác lại trên 90, mà tây y không để ý oxy ở ngón cái, nên xin cho đeo bình oxy cá nhân phục hồi tăng cường thêm oxy cho phổi, khi phổi đủ oxy thì không còn thở gấp làm mệt tim, lúc đó cứ từ từ tập luyện hơi thở, ăn chất bổ máu, uống thuốc bổ máu, uống nước củ dền đỏ.

Bệnh ung thư phổi không nên nói nhiều làm mất khí, ngược lại phải tập cho cơ thể nạp khí bằng cách thở ở Đan Điền Thần liên tiếp 2000 lần vào buổi sáng, 2000 lần vào buổi chiều, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, gần như không cần hít thở, chỉ cần lắng nghe dưới mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, nơi đặt hai bàn tay chồng lên nhau, xem bụng có nóng không, có sôi bụng không, bàn tay ấm chưa, tự nhiên cảm thấy thở thông, nhẹ nhàng dễ chịu, sức nóng do luyện thở làm cơ thể rịn mồ hôi, đầu ngón tay chân ấm, đo oxy thấy lên từ 90-98/120. Khi cơ thể đủ máu, mạch xuống dần từ 70-80 và áp huyết đo trở lại lọt vào tiêu chuẩn tuổi là khỏi bệnh.

Những người bị bệnh ung thư nên kiêng kỵ, không được ăn những chất chua, làm phá mất máu, mất hồng cầu, tụt áp huyết.

Trường hợp 6 :

Nhờ máy oximeter, chúng ta cũng khám phá ra những nguyên nhân khác gây ra bệnh.

Một người đo oximeter các ngón tay, ngón chân từ 92-98/120, trừ ngón chân út bên trái chỉ đo được 66/110. Khi khám bệnh, nhìng con số này chúng ta định bệnh ra sao ?

a-Khi đo oximeter là biết tình trạng cục bộ :

Mạch 110 là nhịp mạch nhanh, nếu sờ đầu ngón chân út nóng thì gọi là mạch nhiệt, còn nếu sờ ngón chân út lạnh, thì cục bộ thiếu máu, nên mạch tim đẩy máu đi nhanh, nhưng vì không đủ máu nên số oxy chạy qua sensor thấp 66.

b-Biết tình trạng ở đường kinh :

Đó là bệnh ở kinh Bàng Quang bị tắc ứ ở trên đường kinh chạy lên đầu, có nghĩa là nửa bên đầu tráu bị thiếu máu, bị đau, đi sẽ nghiêng đầu và thân người về bên phải. Muốn biết điều này, chúng ta dùng 5 đầu ngón tay gõ vào đầu bên trái, chúng ta sẽ thấy khi gõ thì đèn hiệu trên sensor khi thì đèn đỏ, khi thì đèn vàng, khi thì đèn xanh, và con số thay đổi.

Khi day huyệt Phong Trì để thông máu lên não hay cào đầu, bệnh nhân hết đau đầu và cổ gáy, thì sensor bắt được oxy trong máu chạy ra đầu ngón chân út hiện lên số 91/120.

c-Biết được cơ sở thuộc bọng đái :

Thiếu máu nên nhịp mạch 110-120 là thiếu máu, ngoài lạnh trong nóng, thiếu máu đông y gọi là âm hư, trong nóng, đông y gọi là nội nhiệt, nên khi đi tiểu nóng rát.

Trường hợp 7 :

Dùng sensor đo huyệt ở hai huyệt Toản Trúc hai bên mắt, nếu thấy khác nhau thì thị lực hai mắt khác nhau.

Hoặc đo ở huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung trước hai bên tai, nếu hai kết qủa khác nhau, chênh lệch nhiều, bên thấp bên cao, chúng ta cũng biết ngay bên tai nào bệnh, tai nào không bệnh. Máy không hiện ra số, cần phải lau da cho da đủ độ ẩm, rồi lau khô mới để sensor lên huyệt, nhưng bên nào không hiện số, thì bên tai đó điếc.

Chúng ta cũng có thể đo ở huyệt Đại Chùy, Phong Trì, Phong Phủ, Chiên Trung, Trung Quản, Khí Hải, Trung Cực, Tam Âm Giao… hoặc nhiều huyệt khác để khám phá ra nhiều bệnh. Nhưng cần phải phối hợp với máy đo khí huyết là máy đo áp huyết, máy đo đường, và Nhiệt Kế. Chúng ta sẽ nghiên cứu về cách khám bệnh bằng máy đo nhiệt kế ở bài sau.

Thân
doducngoc