Bài 362 – Bệnh Phổi và bệnh tiểu đường

Ngày 31-12-2010

Thành phố Hồ Chí Minh

Kính gửi bác Ngọc

Nhân dịp năm mới cháu xin kính chúc bác và toàn thể gia đình một năm mới mạnh khỏe Trường Thọ An Khang Thịnh Vượng. Cháu là ĐVT. năm nay 40t cháu đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh , quốc tịch Việt Nam. Cháu đang viết thư này tâm trạng của cháu rất buồn ,tư tưởng bất an và căng thẳng lo âu. Cháu đang chữa bệnh lao phổi và cách đây 4 tháng cháu đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2 (đo đường thời gian đó là 13,6 mmol/l lúc đói ) . Bác sĩ cho 20 ngày uống thuốc tây hiện nay cháu không dùng thuốc đường huyết nữa chỉ trích và uống thuốc chữa phổi và tập các bài tập hạ đường huyết mà bác đã chỉ dạy. Hôm nay khi ăn sang xong sau nửa tiếng đồng hồ cháu tập các bài tập hạ đường huyết nghỉ một lúc thì đo đường huyết tụt xuống còn 3,8mmo/l. Cháu chỉ cảm thấy hơi đói bụng và hơi mệt bụng chút .  Sau bữa ăn trưa khoảng một giờ đồng hồ cháu đo lại đường huyết là 12,3 mmo/l cháu rất buồn và căng thẳng đọc một tài liệu của tổ chức y tế thế giới khuyến cáo đường huyết cao11mmo/l là tăng đường huyết sau khi ăn có phải không bác .Cháu đang chữa bệnh lao phổi uống và chích nhiều thuốc tây quá gây tác dụng phụ đến các cơ quan nội tạng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nay lại phải chữa bệnh tiểu đường cháu không biết phải làm sao .Người cháu dạo này nổi những cơn buồn vô cớ và bồn chồn và cảm thấy cô đơn( giống như ức chế thần kinh giao cảm hay thần kinh thực vật )

Đọc trên trang webside thấy bác chỉ dạy tập khí công y đạo chữa bệnh thấy nhiều người khỏi được bệnh và có kết quả tốt cháu mừng lắm còn trường hợp của cháu phải làm sao cháu kiêng không giám ăn nhiều cơm và các chất ngọt nên gầy lắm bác ạ .Bệnh của cháu có uống được thuốc đương quy tửu được không bác (cháu sợ tương tác với thuốc trị phổi ) còn tập KCYD cháu đang còn phải đi làm rảnh giờ nào cháu tập giờ đó có được không

Cháu mong bác chỉ dạy và trị bệnh giúp cháu

Cuối cùng cháu xin chúc bác và gia đình đón một năm mới vui vẻ an khang thịnh vựng sức khỏe dồi dào

Cháu cảm ơn bác nhiều lắm và mong thư bác .

Cháu ĐVT.

TB bác ơi bác có cách nào giải được độc tố thuốc trong cơ thể hay phương pháp tập luyện khí công để giảm bớt tác dụng phụ của thuốc chũa bệnh phổi .Cháu biết bác rất bận rộn nhưng cháu mong bác hãy sớm chỉ dạy và điều trị bẹnh cho cháu .

Trả lời :

Trước kia do tập võ nên bị xơ phổi. Tôi cũng đã từng bị chữa bệnh phổi trước khi đi Canada, khi uống thuốc liều cao đã làm hại gan thận, mờ mắt, tai nghe không rõ, cơ thể suy nhược, nhiếu người già đã bỏ mạng đi về bên kia thế giới đang trong thời gian trị liệu. Tôi cũng trong tình trạng này, nên đã phải nghĩ cách ngăn chặn bớt ảnh hưởng của độc tố bằng cách uống Phan Tả Diệp, ăn uống thức ăn bổ máu, như lẩu đồ biển, thịt bò bít tết với củ dền đỏ, ăn uống rau dền luộc, hải sâm…., tăng lượng máu và hồng cầu, như thuốc B12, Multivitamines, B-Complex, Swical Energy, nhưng tập khí công nhiều hơn để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, và đi ngủ sớm để được dưỡng sức nghỉ ngơi nhiều hơn… bình thường 1 năm là khỏi hẳn bệnh, cơ thể sẽ mau phục hồi lại sức ở tuổi trẻ. Còn tôi không được may mắn, sau thời gian trị liệu không kết qủa, vì vết sẹo xơ phổi, các bác sĩ nghi ngờ chuyển sang cách điều trị ung thư phổi….Tôi bỏ cuộc tự chữa bằng khí công y đạo do tôi nghiên cứu, đến nay gần 30 năm không bị bệnh và không cần đến thuốc chữa bệnh, không cần tái khám, miễn là mình thấy ăn được ngủ được là tiên, không cần lo đến bệnh tật, càng lo nó sẽ làm cho mình bệnh thêm.

Còn đo đường trước khi ăn lúc bụng đói, tiêu chuẩn từ 6.0-8.3mmol/l là được, sau khi ăn đường lên từ 9.0-12.5mmol/l là bình thường, người có bệnh tiểu đường thì lúc đói chưa ăn đã cao hơn 8.3mmol/l, sau khi ăn cao hơn 13.0mol/l mới là người có bệnh tiểu đường.

Nếu trước khi ăn mà tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần thì áp huyết sẽ xuống thấp và đường sẽ xuống thấp khoảng 4-5.0mml/l không tốt, cơ thể sẽ mệt, sau khi ăn đường lên 9-12.5mmol/l, là bình thường, nếu tập đường xuống đến 9.0mmol/l, nó cần thời gian 3-4 giờ để hấp thụ và chuyển hóa, lúc đó mới trở lại bình thường như lúc đói từ 6.0-8.3mmol/l, cho nên dù có tập cho nó xuống nó cũng lên lại chờ thời gian hấp thụ khoảng 3 giờ sau mới xuống bình thường. Như vậy cũng không phài là có bệnh tiểu đường, nếu uống thuốc chữa bệnh tiểu đường là sai, không cần chữa nếu sau khi ăn dưới 12.5mmol/l, bởi vì nếu có uống thuốc trị tiểu đường sau khi ăn, nó cũng còn 12.0mml/l, nó cấn phải có thời gian chuyển hóa.

Muốn điều chỉnh đường trong máu thay thuốc tây, mua 2 gói hạt Hạnh Nhân, một gói Hạnh Nhân Nam, một gói Hạnh Nhân Bắc, bỏ vào máy xay cà phê xay chung thành bột, Tôi gọi là bột sữa Hạnh Nhân. Mỗi sáng lấy 2 muỗng nhỏ pha với 1 ly nước nóng khuấy đều lên uống khi bụng đói, khi chưa ăn đường sẽ ở mức 5-6.0mmol/l, sau khi ăn đường sẽ ở mức 8.0mmol/l. Thỉnh thoảng pha nước Hột É với ít đường nhạt, cũng làm hạ đường trong máu.

Bệnh phổi cần dưỡng thần bằng thở thiền ở Đan Điền Thần và Đan Điền Tinh. Ăn uống đầy đủ chất bổ, uống thuốc bổ, tập khí công đều đặn, sau 8 tháng bệnh khỏi, người khỏe mạnh hồng hào có da thịt trở lại.

Thân

doducngoc

Kính gửi bác Ngọc

Trước tiên cháu chân thành cảm ơn bác rất nhiều. Thư trước cháu đã thỉnh cầu bác, bác đã chỉ dạy cho cháu cách tập khí công y đạo để chữa bệnh tiểu đường và bệnh lao phổi.

1-Cháu đã thực hiện đầy đủ mua thuốc hạnh nhân nhưng chưa dùng vì sáng cháu đo đường huyết chỉ ở mức 102 à122 mg/l, sau khi ăn sáng đo đường khoảng 220-230 (khi mới phát hiện mình bị đường cách đây 4 tháng mức đường cao là 13-7 mmol/l HBa1C 10% .Các triệu chứng bồn chồn, lo sợ, hồi hộp cũng đã đỡ dần, cháu rất vui và đặt trọn niềm tin ở bác. Cháu đã thực hiện các bài động công đều đặn, hằng ngày vào buổi sáng sau bữa ăn cháu thực hiện 7 bài tập như cào gáy , chà cổ, vuốt cổ, cạo đầu, dậm chân phía trước phía sau, cúi ngửa vặn mình 4 nhịp một lúc cháu thấy tụt đường huyết xuống còn 3-8 mmol/l. cháu không hiểu tại sao.

2-Còn bệnh lao phổi cháu đã hỏi bác sĩ điều trị ngưng thuốc nhưng không được, vẫn phải tiếp tục chích và uống thuốc 18 tháng, cháu không biết phải làm sao.

3-Buổi trưa ăn cơm xong cháu thấy nhịp tim đập nhanh quá ( 93 – 112 nhịp ), huyết áp từ 110 – 130 ( 60 – 80, 93 – 112 ), tay, chân, mắt, mặt đỏ và nóng, cháu không biết chuyện gì xảy ra thường thường xảy ra lúc ăn cơm trưa xong, không biết có phải tác dụng phụ của thuốc phổi hay không. Cháu có đọc lại mục chữa bệnh nhịp tim đập nhanh. Cháu đọc và không hiểu được nhiều.

4-Huyệt Khí Hải nắm ở đầu hả bác. Cháu mong bác chỉ dạy và giúp đỡ cháu. Hiện tượng này vẫn thường xảy ra đối với cháu, huyết áp tay phải luôn cao hơn tay trái nhưng nó vẫn nằm trong khoảng 110 – 130, 60 – 80 nhưng nhịp tim thì hơi bị cao là 80 – 93 thường thường là như vậy, chỉ lúc nào đường huyết tụt thì cháu thấy huyết áp tụt. Cháu phải điều tiết như thế nào, cháu rất mong bác chỉ dạy cho cháu cách tập thở để hạ nhịp tim và cách ấn huyệt Khí Hải.

Cháu cảm ơn bác rất nhiều và cháu chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe trường thọ để có sức giúp đỡ những bệnh nhân khổ tâm như cháu.

Cháu ĐVT

TB:

5-Trong khoảng 1 tuần nay đường huyết của cháu ổn định có vẻ hơi thấp từ 96 – 111 mg/dl. Sáng nay ngày 16/1/2011 cháu đo đường huyết ở tay là 96 mg/dl, huyệt đại đôn (gan ) là 107, huyệt ấn mạch (tỳ)là 106. Khoảng 3h sau khi ăn sáng cháu không tập khí công y đạo nhưng đo đường huyết trên tay chỉ có 92 mg/dl

Cách đây 3–4 tháng cháu khám ở bệnh viên tây y đường huyết lúc đó là 13,7 mmol/l, đo HBa1C là 10% bác sĩ tây y chuẩn đoán là bệnh tiểu đường loại 2, cháu chỉ uống 20 ngày thuốc tiểu đường thôi, thấy đường huyết tụt quá cháu không uống nữa và tập khí công y đạo của bác thấy đường huyết xuống bình thường ăn uống cũng được nhiều hơn như vậy cháu có phải bị tiểu đường không hả bác.

Trả lời :

Dưới đây là tiêu chuẩn áp huyết theo khí công :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Bất cứ phương pháp chữa bệnh, ăn uống hay tập luyện, áp huyết đều lọt vào tiêu chuẩn là cơ thể khỏe mạnh không bị bệnh tật. Nếu áp huyết cao hay thấp so với số tuổi là cơ thể đang có bệnh mà tây y chưa tìm ra, khi tìm ra bệnh thì đã muộn trở nên khó chữa.

1-Sáng trước khi chưa ăn do đường cao hơn 6-8.3mmol/l thì uống 2 muỗng sữa Hạnh Nhân, sau khi uống 30 phút đo lại đường sẽ lọt vào tiêu chuẩn. Sau khi ăn dĩ nhiên đường sẽ lên dưới 12 mmol/l là bình thường, nó cần thời gian 3-4 giờ hấp thụ và chuyển hóa để trở lại bình thường 6-8.3 mmol/l, ngược lại sau 3-4 giờ nó không trở lại bình thường thì do chức năng hấp thụ và chuyển hóa yếu, do đó bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa, lúc đó cả đường và áp huyết đều xuống, khi xuống thấp chứng tỏ cơ thể thiếu đường, có thể uống thêm nước đường, thử lại đường lên cao hơn rồi tập tiếp thì đường lại xuống. Như thế có nghĩa là cơ thể vẫn cần đường nuôi bắp thịt và cơ tim, nhưng vì không chuyển hóa, tây y mới gọi là dư đường, thật ra là do chức năng chuyển hóa. Khi cơ thể hoạt động bằng cơ bắp như những người đạp xích lô, phu khuân vác, các lực sĩ, võ sĩ, không bao giờ bị tiểu đường dù có ăn đường nhiều, cách đây 50 năm, tôi tập võ, mỗi ngày ăn 1/2kg đường trong vòng 1 tháng luyện tập, còn phương pháp nhịn ăn 12 ngày chỉ uống nước chanh đường là món ăn chính để thay cơm, mỗi ngày uống 3 lít nước chanh đường, mỗi lít 200g đường, như vậy 1 ngày tiêu thụ 600g, 12 ngày là 7.2 kg đường, mà đo đường không lên. Điều đó chứng tỏ những người bị bệnh tiểu đường là lười không vận động tập thể dục thể thao, đường không chuyển hóa thành năng lượng nên mới bị dư thừa, vì thế bệnh tiểu đường là bệnh dễ chữa, không cần biết loại 1,2,3,4,5, chỉ cần tập luyện cho cơ thể xuất mồ hôi sẽ tiêu mỡ tiêu đường.

2-Bệnh lao phổi thì vẫn uống thuốc, nhưng để tránh cơ thể bị suy nhược, cần đo áp huyết theo dõi mỗi ngày, thiếu khí huyết, cần phải uống hay chích thuốc B12, cuối tuần uống Phan Tả Diệp tẩy độc máu trong gan để đừng gây biến chứng cho gan vì phải chứa nhiều độc tố mà không có cách loại bỏ sẽ làm cho gan bị bệnh. Do đó bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng giúp gan thanh lọc độc loại bỏ độc tố ra khỏi gan, và thuốc Phan Tả Diệp tống độc theo ra đường phân, phân sẽ có mầu đen, xanh, mùi khắm, khi ra phân vàng là hết độc.

3-Nhịp tim nhanh, có hai trường hợp nặng nhẹ khác nhau, áp huyết đúng so với tuổi mà người bị sốt nóng, bàn tay nóng, là cơ thể bị nhiễm trùng gây sốt, lúc đó nhịp tim đập nhanh. Muốn hạ sốt bằng khí công thì tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần thì cơ thể hết sốt, nằm thư giãn, nhịp tim sẽ xuống bình thường. Ngược lại, cơ thể lạnh, chân tay lạnh, nhịp tim cao là tim thiếu máu tuần hoàn nên tim phải đập nhanh, nên cần phải bổ sung máu kịp thời cho đủ bằng cách uống thuốc bổ máu và uống thêm nước làm loãng máu cho đủ lượng máu lưu thông, khi đo áp huyết lên thì nhịp tim sẽ chậm lại.

4-Áp huyết tay phải so với số tuổi thì không cao, mà bệnh ở bên áp huyết tay trái liên quan đến chức năng bao tử, thấp hơn do ăn uống sai lầm đã làm phá mất máu, bởi những thức ăn chua như chanh, cam, bưởi, vit.C, dứa, khổ qua, đậu xanh, giá sống, rau xanh …nhịp tim nhanh như vậy là do thiếu máu, cần phải bổ máu.

Muốn biết vị trí các huyệt, tìm trong mục Sổ Tay Tìm Huyệt. Cách tìm vị trí huyệt Khí Hải. Từ rốn đến đỉnh xương mu chia làm 5 đoạn, thì huyệt Khí Hải ở vị trí 1,5 (một đoạn rưỡi) tính từ rốn xuống. Chức năng của huyệt Khí Hải là : Điều, ích, tích nguyên khí, bổ thận khí hư, lý kinh đới, ôn hạ tiêu, khử thấp trọc, hòa vinh huyết.

5-Đối với khí công là điều chỉnh khí huyết nhờ vào máy móc của tây y, áp huyết cao thì tập cho xuống, áp huyết thấp thì uống thuốc bổ máu và tập luyện những bài tăng khí huyết cho áp huyết lên. Đường thấp thì uống nước đường, ăn chè ngọt, đường cao thì uống sữa hạnh nhân và tập khí công cho đường xuống. Bệnh tiểu đường là do thức ăn uống và chức năng hấp thụ chuyển hóa của cơ thể, nên cần theo dõi và điều chỉnh mỗi ngày chứ không phải uống thuốc suốt đời.

Thân

doducngoc