Bài 198: Thắc mắc tại sao uống thuốc chữa tiểu đường mà kết qủa đo đường ở 3 nơi khác nhau

Thầy ạ, bài viết về những phát hiện mới của bệnh tiểu đường thật hữu ích. Con đã chỉ và người đó đã bớt nhiều những chưa dám ngưng thuốc. Con thấy trường hợp này có điều là: trước khi tập bài của thầy: uống thuốc mà ở tay thì đo đúng chỉ số, nhưng ở hai huyệt kinh can và tỳ thì cao với chỉ số 10m/l sau ăn 3 tiếng. Vậy con cũng xin thầy cho con hiểu thêm lý do tại sao uống thuốc chỉ điều được ở tay mà ở hai kinh tỳ và can lại kém như vậy!

Con thành thật mong thầy giúp con hiểu!

 

Trong cơ thể có 5 tạng, mỗi tạng đều làm nhiệm vụ sinh hóa (thuộc dương) và chuyển hóa (thuộc âm) theo chức năng riêng của mình. Chất xúc tác để kích thích cho mỗi tạng làm việc khác nhau, do vị của thức ăn đem lại như vị ngọt vào tỳ, cay vào phổi, mặn vào thận, chua vào gan, đắng vào tim. Nếu trong thức ăn có đủ 5 vị thì 5 tạng được nuôi dưỡng đầy đủ.

Khi chức năng hấp thụ và chuyển hóa của tỳ suy, không nhận đường trong thức ăn, thì lượng đường sẽ lưu lại trong máu, nên thử máu có lượng đường dư thừa.

Khi chức năng tỳ hấp thụ chuyển hóa tốt, đường trong thức ăn chuyển về kho dự trữ trong gan, máu trong gan sẽ cung cấp cho tim tuần hoàn đi nuôi khắp các tế bào trong cơ thể.

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể nhịn ăn đường, thay vì thử đường trong máu phải không có, mà thực ra trong máu vẫn có đường, thì đường đó lại lấy từ trong gan ra để làm nhiệm vụ khí hóa của mình để dẫn máu đi nuôi dưỡng các tế bào, nuôi cơ bắp, lâu dần đường dự trữ trong gan sẽ hết, trong khi đó những người chích thuốc insulin phân hủy đường trong máu chính là đã làm mất đường dự trữ trong cơ thể dẫn đến tử vong.

Theo nguyên tắc, có những trường hợp này xảy ra :

a-Khi đường do thức ăn vào máu, không được chức năng tỳ chuyển hóa, thì thử đường ở tay cao, nhưng chức năng tỳ hư, không hấp thụ số đường đó chuyển về gan để dự trữ, thì thử ở tay cao hơn ở huyệt Ẩn Bạch và Đai Đôn, nên trong gan tỳ vẫn thiếu đường.

b-Sau khi tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, Dậm Châm Phía Trước Phía Sau 5 phút, rồi thử lại đường ở tay sẽ xuống, và đường thấp ở gan tỳ sẽ tăng lên là đúng.

c-Khi cơ thể không ăn những thức ăn tạo đường mà thử trong máu vẫn có đường, thì đường trong máu rút ra từ máu dự trữ trong gan, lúc đó thử đường ở Đại Đôn và ở tay vẫn cao, vì đường dự trữ trong gan phải đem ra làm công việc sinh hóa chuyển hóa nên đưòng trong gan giảm. Nếu ngày nào cũng dùng insulin phân hủy đường trong máu, mặc dù nhịn không ăn đường, thì nồng độ trong gan bị thay đổi, dẫn đến bệnh hư gan, kéo theo hư thận.

d-Những người có bệnh tiểu đường thật sự do ăn đường quá nhiều, thì kết qủa thử đường cả 3 nơi như ở ngón tay, Đại Đôn phải, Ẩn Bạch trái, đều có độ đường cao hơn 10.0mmol/l khi bụng đói.

e-Có những bệnh nhân đang phải chích insulin, sau khi ăn bụng no, thử đường ở ngón tay là 9.9mmol/l thì bình thường, thử ở Đại Đôn 10.9mmol/l , ở Ẩn Bạch 10.0mmol/l. Nhưng sau khi tập 5 động tác làm hạ đường hướng dẫn ở trên, các kết qủa này thay đổi, hoặc ở ngón tay cao hơn trong gan tỳ, và ở gan tỳ xuống thấp hơn. Cho nên phải cẩn thận khi lượng đường trong gan tỳ xuống thấp, sẽ không đủ đường dự trữ nuôi cơ bắp, vì khi không đủ lượng đường trong gan, gan suy yếu sinh biến chứng làm hỏng mắt theo lý thuyết đông y gan khai khiếu ra mắt. Khi gan mộc hư thì mẹ nó là thận thủy cũng bị bệnh theo. Do đó theo cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần của đông y khí công, biết cách tập luyện khí theo 5 bài tập trên mỗi ngày sau khi ăn 30 phút sẽ giúp phục hồi chức năng cả 5 tạng khí hóa đồng bộ thì mọi bệnh được tiêu trừ.

Thân

doducngoc

Phản hồi

Bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, sau hai tuần tập luyện không cần uống thuốc như tài liệu thầy chỉ đã khỏi mà không cần dùng thuốc uống. Song có điều huyết áp thấp và đường cũng có hơi hạ một chút. Con hy vọng uống đương quy tửu sẽ hồi phục.

Con cám ơn thầy!
Học trò Thanhcao