Áp huyết cao ở người trẻ tuổi, những biến chứng có nguy cơ bị tai biến nếu không biết cách chữa

Kính chào thầy Ngọc!

Con năm nay 36 tuổi, nam giới.

Chỉ số đo huyết áp trước khi ăn: Tay trái: 127/73, nhịp tim 74, tay phải 117/79 nhịp tim 78.

Sau khi ăn: Tay trái: 140/80, nhịp tim 93, tay phải 132/78 nhịp tim 96.

Chân tay thường thấy nóng, ra mồ hôi, đi ngòai hay táo và bị trĩ.

Con xin hỏi thầy về bệnh của con:

Con bị rối loạn nhịp tim (bị hẫng mạch, ngắt nhịp gọi là ngọai tâm thu, hở van tim 2 lá 1/4), từ năm 2007 ạ. Do đó mỗi phút bị từ 6 đến 8 nhịp mạch bị mất, người lúc nào cũng hẫng hụt, cứ cố gắng phải giữ thăng bằng, hay hồi hộp. Con hay bị hiện tượng từ 12h30 đêm đến 2h30 sáng: người nóng bừng từ chân lên đến đỉnh đầu, đau bao tử, hồi hộp, huyết áp tăng: 140 đến 155/90 đến 100. Nhịp tim 100 đến 120, hoảng sợ. Thậm chí có khi ở một hội trường lớn nhiều người cũng có lúc bị như vậy, nhưng ra ngoài thì đỡ dần. Sau đó con đi lại thì khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau thì hết. Hiện tượng đó con bị thường xuyên, và cũng có thầy đông y bảo là âm hư hỏa vượng. Những lúc như vậy con rất hoảng sợ, lo lắng, không hiểu có bị sao không, khó thở, người bồn chồn, cũng có lúc bảo người nhà đưa đi cấp cứu sau khi có bác sỹ động viên, khuyên nhủ (qua điện thoại) thì dần dần không sao. Con cũng có bệnh viêm xoang, hai mũi thường xuyên ngạt phải liên tục dùng thuốc co mạch nhỏ mũi tại chỗ (Naphazolin). Con cũng thủ dâm nhiều (cái này thầy đừng cười con nha), hay đau lưng, mỏi gối. Mà mãi không hết bệnh, đầu óc cũng có tư tưởng dục vọng.

Mong thầy chỉ dùm cho con cách chữa bệnh.

Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Dạ kính thầy hiện nay sức khỏe con rất yếu, bao tử đau, viêm đại tràng, túi mật có polyp, hay hồi hộp, có khi trong lúc làm việc huyết áp lên 140/90, nhịp tim 110, hồi hộp, thiếu khí, chân tay không có lực.

Kính thầy sớm chỉ giúp con cách chữa bệnh. Con cảm ơn thầy nhiều.

Trả lời :

A-Phân tích áp huyết để tìm nguyên nhân :

Áp huyết của cháu trước khi ăn Tay trái: 127/73, nhịp tim 74, tay phải 117/79 nhịp tim 78 so với áp huyết tiêu chuẩn của khí công :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Như vậy, áp huyết bên tay phải lìên quan đến gan, tâm thu đúng tiêu chuẩn thuôc can khí, tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn do biên độ van tim lớn hơn tiêu chuẩn bởi cholesterol kết tủa làm nghẽn van tim khiến van tim bị hở giống như cánh cửa bị kẹt cục gạnh nên đóng không kín, còn nhịp tim củng cao hơn tiêu chuẩn, chứng tỏ trong gan chứa máu bị nhiệt.

Áp huyết tay trái chưa ăn đã vượt tiêu chuẩn cả tâm thu, tâm trương và nhịp tim, trong bao tử ăn chưa tiêu hóa hết nên chứa nhiệt, van tim bên tái cũng bị kẹt do cholesterol kết tủa.

Cả hai số đo áp huyết lúc bụng đói chưa ăn cũng đã cao hơn tiêu chuẩn làm hở van tim do kẹt cholesterol kết tủa, giống như mỡ bị vón cục làm van tim đóng mở bị kẹt nên bị tây y kết luận hở van tim. Bệnh này càng ăn no mà lười vận động để béo phì thì càng bị bệnh nặng thêm. Do đó, sau khi ăn áp huyết trở thành áp huyết của người lớn tuổi trên 60. Tay trái: 140/80, nhịp tim 93, tay phải 132/78 nhịp tim 96. Khi áp huyết tăng do ăn nhiều những thức ăn bổ, cay nóng nhiệt làm tăng nhịp mạch lên đến 93-96 là cơ thể qúa nóng nhiệt, nếu nhịp lên đến 120 thì máu sẽ bị nhiễm trùng trở thành sốt, hậu qủa nhiệt cqo thì táo bón, đi cầu rách múi cơ hậu môn thành bệnh trĩ, áp lực khí ép vào tim cao hơn sự co bóp bình thường của qủa tim nên bị hẫng nhịp, mất nhịp.

Cứ mỗi hạng tuổi chỉ cần áp huyết cao hơn tiêu chuẩn lứa tuổi 10mmHg đã là người có bệnh cao áp huyết, Nếu trẻ em có áp huyết 120mmHg tây y vẫn chưa cho là bệnh cao áp huyết, nên khi cháu bị chảy máu cam (chảy máu mũi), hay trẻ em bị động kinh co giựt, theo tiêu chuẩn của khí công là những cháu nhỏ đó bị cao áp huyết. Vì tây y không biết gốc bệnh của chảy máu mũi hay động kinh là do cao áp huyết, nên hai bệnh này tây y không chữa khỏi. Các bác sĩ thường nói những trẻ em chảy máu mũi do niệm mạc mũi, chỉ cần dùng vaseline bôi vào niêm mạc mũi để ngừa, rồi đến lớn tuổi sẽ hết bị chảy máu cam, điều đó cũng đúng. Vì 10 tuổi có áp huyết 110mmHg bị chảy máu cam, đến 18 tuổi trở lên thì áp huyết 110 mmHg thuộc đúng lứa tuổi, khí huyết không bị dư thừa nữa thì hết bệnh chảy máu cam, hay hết bị động kinh.

Như vậy trường hợp của cháu là người có bệnh cao áp huyết. Nếu tiếp tục ăn uống sai lầm làm tăng áp huyết sẽ bị đột qụy tai biến mạch máu não như người lớn tuổi. Khác với tây y, chỉ những người nào có áp huyết cao hơn 140mmHg mới được coi là người có bệnh cao áp huyết là không đúng sự thật, do đó tây y không áp dụng dùng thuốc chữa cao áp huyết cho cháu, nên những bệnh cháu kể đều là những hậu quả và biến chứng do nguyên nhân cao áp huyết y như những bệnh của những người già lớn tuổi.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Bất cứ ăn hay uống hoặc tập luyện khí công, cần phải đo áp huyết trước và sau khi ăn uống hay tâp để luôn giữa cho áp huyết lọt vào tiêu chuẩn, nếu những thức ăn uông hay tập luyện nào làm tăng áp huyết thì phải bỏ.

Chỉ cần cháu áp dụng cách hướng dẫn sau trong 3 tháng, các bệnh của cháu sẽ biến mất.

Điều chỉnh Tinh:

1-Mua Kim Châm ở tiệm thuốc bắc, lấy 50g nấu với 1,5 lít nước, cạn còn 1/2 lít, uống vào buổi tối, làm hạ thân nhiệt, nhịp tim, ngừa chảy máu mũi, táo bón, trĩ

2-Súp đậu thận trắng : Lấy 100 g white kidney bean,100g tép tỏi còn vỏ, nấu chung với 2 lít nước, cạn còn 1/2 lít, lúc đó vỏ tỏi bị tróc ra, lấy đũa gắp hết vỏ tỏi ra, còn lại bỏ vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn như cháo bột, ăn hết một lần thay cho bữa cơm chiều.

3-Ăn sáng bằng Xôi Diệu Thiện. Cách làm và công dụng của Xôi Diệu Thiện đính kèm trong bài này (Xôi Gạo Lức Nếp Than của Cô Diệu Thiện)

4-Kiêng ăn nhiều chất bổ béo, dầu mỡ, bia rượu, thuốc lá, chất đường ngọt sẽ làm tăng áp huyết, hại tim mạch. Luôn luôn dùng máy đo áp huyết kiểm soát trước và sau khi ăn, trước khi ăn áp huyết ở khoảng tối tiểu và sau khi ăn áp huyết ở khoảng tối đa trong hạn tuổi cho phép thì an toàn không sợ bị tai biến mạch máu não. Hôm nào áp huyết cao thì nhịn ăn cơm, chỉ ăn súp hoặc xôi Diệu Thiện.

5-Trường hợp bị táo bón làm tăng áp huyết, tối đi ngủ uống Trà Phan Tả Diệp. Trà Phan Tả Diệp

Điều chỉnh Khí :

1-Tập 7 bài đầu khí công kích thích thần kinh bộ não

2-Tập những bài làm hạ áp huyết, tiêu hóa nhanh bằng bài :

Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Cúi Ngửa 2 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 2 Nhịp 20 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau mỗi bữa ăn 30 phút, giống như con bò cần có thời gian nhai lại, kích thích co bóp bao tử và hệ tiêu hóa tăng tính hấp thụ và chuyển hóa nhanh để thu hút chất bổ và loại bỏ độc tố nhanh.

3-Mỗi tuần đi bơi lội làm cho khí huyết lưu thông đều, mạnh lại cơ tim và hạ thân nhiệt. Sau 3 tháng đi thử nghiệm máu và khám tim, nếu van tim còn bị hở thì áp dụng bài này :

Cây óc chó và Hẹ chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim

Điều chỉnh Thần:

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở ở Mệnh Môn để ổn định áp huyết và thân nhiệt, chuyển tinh hoá khí, giúp an thần ngủ ngon.

 

Thân

doducngoc