Kính thăm thầy Đỗ Đức Ngọc
Lời đầu tiên xin kính chúc thầy và gia quyến được mạnh khỏe.
Xin đươc thầy giải đáp cho vài điều
Tôi ở Nha Trang – Việt Nam, năm nay 64 tuổi, tôi bị bệnh tiểu đường đã 2 năm, hiện tôi uống mỗi ngày 1 viên diamicron và 2 viên metformit, đường lượng giao động trong khỏang 7 – 9 (liều bác sĩ cho là 2 diam. và 3 metf. nhưng tôi ngại uống nhiều thuốc nên chỉ uống nữa liều) . Đựơc biết thầy chỉ dẫn tập 4 bài tập cho người bệnh tiểu đường là nạp khí trung tiêu, cúi ngữa 4 nhịp, vặn mỉnh 4 nhịp và vỗ tay 4 nhịp nhưng lại tập ngay sau bữa ăn, vậy xin hỏi có ảnh hưởng gì dến dạ dày không ? Những bài tập này phải theo thứ tự như trên hay bài nào trước cũng được? Mỗi bài tập bao nhiêu lần thì đạt ? Nếu tập có phải uống thuốc nữa không ?
Kính mong dược thầy chỉ dẫn cho, Xin thầy trả lời giùm qua địa chỉ :
Xin cám ơn và kính chào thầy
Trả lời
Đương nhiên phải kích thích bao tử hấp thụ và chuyển hóa thức ăn như trâu bò nhai lại, mới có thể điều chỉnh đường trong máu.
Nhớ rằng tiêu chuẩn đường trong máu khi bụng đói từ 5.8-8.1 mmol/l, sau khi ăn từ 8.1-12.0mmol/l là tốt, và châm nặn máu ở hai đầu chân mày đo đường khi đói cũng như khi no từ 6.0-8.0mmol/l thi mắt còn tốt. Nếu cao hơn 8.0mmol/l thi mắt mờ, dưới 4.0mmol/l thì mắt mù.
Muốn biết bài tập có kết qủa hay không thì sau khi ăn 30 phút, đo đường, thí dụ đo được 12.0mmol/l, sau khi tập bài Đứng Hát Kéo Gối 200 lần, đo lại đường xuống còn 9.0-10.0mmol/l vẫn chưa vào tiêu chuẩn, tập tiếp lần thứ hai 200 lần đo lại đường xuống còn 7.0-8.0mmol/l là đúng tiêu chuẩn không cần tập nữa.
Nếu tiếp tục tập, đường xuống dưới 5.0mmol/l thì mệt.
Do đó có người đường cao phải tập đến 600 lần.
Ngược lại đường cao vừa, như trước khi tập đo đường 9.0mmol/l, sau khi tập 1 lần đường xuống 6.0 mmol/l thì ngưng, nếu tập tiếp lần thứ hai, đường xuống 4.0mmol/l thì bị ngất xỉu do thiếu đường nuôi cơ tim làm suy tim thiếu oxy, phải uống ngay 2 muổng đường với nước nóng ấm để cho đường lên lọt vào tiêu chuẩn 5.8-8.1mmol/l.
Mỗi bài tập có công dụng làm hạ đường nhiều hay ít. Tự mình phải thử nghiệm để biết thứ tự bài nào trước, bài nào sau phù hợp với mình do kết qủa của máy đo áp huyết và máy đo đường. Có người cần đường và áp huyết xuống, có người cần đường xuống mà không cần áp huyết xuống, có người cần đường xuống mà cần tăng áp huyết thì tập thêm bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm hạ đường nhưng làm tăng áp huyết cho những người áp huyết thấp.
Nếu tập có phải uống thuốc nữa không. Câu hỏi này do kết qủa của máy đo đường trả lời, vì khi tập mà đường xuống thì cũng giống như uống thuốc rồi, lại còn uống thêm 1 lần thuốc để đường xuống nữa dưới 4.0 thì mù mắt
Cho nên phải kiểm chứng bằng hai máy đo đường và đo áp huyết. Đó mới chính là mục đích của phương pháp KCYĐ hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bệnh.
Thân
doducngoc