45 Câu Hỏi Lý Thuyết Căn Bản Khí Công Y Đạo Cho Người Mới Học

PHẦN MỘT. 45 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CĂN BẢN KHÍ CÔNG Y ĐẠO CHO NGƯỜI MỚI HỌC

TỰ HỌC KHÍ CÔNG Y ĐẠO KHÁM ĐỊNH BỆNH TÌM NGUYÊN NHÂN GỐC BỆNH QUA 45 CÂU HỎI LÝ THUYẾT CĂN BẢN BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT, MÁY ĐO ĐƯỜNG, SÚNG BẮN NHIỆT KẾ, GIẤY QÙY THỬ pH NƯỚC BỌT
Ý NGHĨA : Các con số áp huyết và đường huyết biết nói và biết trả lời về các bệnh mà bạn chưa biết.

Câu hỏi 1 : Tại sao 2 tay tôi yếu sức

Do số áp huyết tâm thu số đầu quá thấp so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi.
Thí dụ áp huyết tuổi trung niên tâm thu số dầu thấp nhất 120mmHg, cao nhất 130mmHg, mà đo hai tay chỉ có dưới 100mmHg

Câu hỏi 2 : Tại sao 2 chân tôi yếu sức.

Khi đo áp huyết 2 cổ chân trong, áp huyết tâm thu số thứ nhất 140-150mmHg là khí lực chân mạnh, nếu khí lực 2 chân yếu sẽ dưới 100mmHg, thì ngồi xuống được mà không có sức đứng lên một mình được

Câu hỏi 3 : Tạo sao một chân mạnh, một chân yếu.

Áp huyết tâm thu sồ đàu bên nào cao 150mmHg thì mạnh, chân nào thấp dưới 120-130mmHg sẽ yếu hơn.

Câu hỏi 4 : Tại sao cơ bắp chân tôi teo

Áp huyết tâm trương số thứ 2 bên chân nào thấp dưới 65 thì chân bên ấy teo, do không đủ máu nuôi cơ bắp, còn chân bình thường có tâm thu 70-80mmHg

Câu hỏi 5 : Tại sao tôi bị phình tĩnh mạch chân

Sẽ có số tâm trương cao trên 90mmHg

Câu hỏi 6: Tại sao tôi bị hẹp van tim

Số thứ hai của áp huyết tay gọi là tâm trương thấp dưới 55mmHg, má bị hõm vào

Câu hỏi 7 : Tại sao tôi bị hở van tim.

Số thứ hai tâm trương đo ở tay cao trên 90, có dấu hiệu má bị phình to ra

Câu hỏi 8 : Tại sao tay chân tôi lạnh

Do nhịp tim thấp dưới 60

Câu hỏi 9 : Tại sao gan nhiễm mỡ

Có áp huyết tâm thu cao trên 90, mà nhịp mạch gan thấp dưới 65

Câu hỏi 10 : Tại sao nhịp tim 2 tay khác nhau

Nhịp tim bên tay phải cao trên 80 là gan nhiệt, dưới 70 là gan hàn, gan nhiệt thì mỡ hóa lỏng, ít bị cao mỡ máu cholesterol, gan hàn thì máu đặc hơn thì bị cao mỡ máu cholesterol

Câu hỏi 11 : Tại sao một chân lạnh một chân ấm

Nhịp mạch chân nào thấp dưới 65 là chân lạnh, chân nào trong tiêu chuẩn 70-80 là chân ấm, chân nào cao hơn 90 là chân nóng

Câu hỏi 12 : Tại sao tôi không mập mà bị cholesterol cao

Do nhịp tim thấp dưới 65, dung dịch máu gồm máu, mỡ, nước đạng ở dạng lỏng biến thành đặc, khi thử máu lấy 1 cc máu loãng thì tỷ lệ mỡ ít, khi máu đặc thì 1cc máu lại thành tỷ lệ mỡ cao.

Câu hỏi 13 : Tại sao nhịp tim thấp

Vì đường huyết thấp dưới 100mg/dl hay 8mmol/l

Câu hỏi 14 : Tiêu chuẩn đường huyết bao nhiêu thì không bị mỡ máu cao, triglycerid cao, créatinine cao

Các bệnh nhân và các bác sĩ cần theo dõi và thống kê các phiếu xét nghiệm máu khi so sánh đường huyết cao thì không bị cholesterol cao, triglycerid cao và creatininem, khi đường huyết thấp dần thì cholesterol cao dần theo tỷ lệ nghịch.
Ngày xưa, đường huyết cao hơn 11mmol/l thì béo phì thì cholesterol cao, khi đường huyết trong khoảng 7-9mmol/l thì không bị choleterol cao, khi đường huyết dưới 6mmol/l, không thừa đường không bị béo phì, nhưng thiếu đường thì gầy thì cholesterol lại cao, thấp xuống 5mmol/l, cholesterol càng cao, là do tình trạng dung dịch máu từ dạng lỏng chuyển sang dạng đặc. Cho nên các bác sĩ phòng xét nghiệm lưu ý ai có đường huyết từ 100mg/dl trở xuống thì bị cholesterol, triglycerid, creatinine cao, là do đường huyết thấp, mà mẫu xét nghiệm máu ai có đường huyết trên 100mg/dl bị ghi là H cao, là lỗi tại khoa xét nghiệm đặt tiêu chuẩn đường huyết thấp, ngày xưa đường huyết 11mmol/l mới ghi là cao H nên ít ai bị bệnh mỡ máu cao.

Câu hỏi 15 : Ai có đường huyết cao thì khỏe, mà sao phiếu xét nghiệm máu ghi 105mg/dl là cao H, tại sao tôi lại không khỏe.

Sức khỏe con người tính bằng năng lượng calories, cứ 1g đường glucose có 4 năng lượng calories, 100g cho 400 calo, 100g glucose là 10 thìa cà phê đường, mỗi thìa đường cà phê uống vào cơ thể làm tăng đường huyết lên 10mg/dl
Trung bình mỗi người cần 2000 calories/ngày chia 2 bữa ăn chính thì mỗi bữa cần 1000calo cần 250g đường. Nhưng trên chỉ là lý thuyết, vì tính theo đường khô không uống nước, còn uống nước ăn canh làm nồng độ đường loãng ra, nên sau khi ăn, nếu đo năng lượng calo là năng lượng sức khỏe được cung cấp bởi đường và thức ăn có chất đạm, chất béo, và canh rau củ quả thì 100 calo tương đường với đường huyết 18mmol/l, hay ngược lại đo đường huyết 18mmol/l là cơ thể đã có đủ 1000 calo, và cho ra nhiệt lượng là nhiệt độ tay chân ấm áp, nhịp tim trong tiêu chuẩn 70-80
Khi so sánh với bảng xét nghiệm máy ghi glucose 105mg/dl H là đường huyết cao, đổi ra calo thì chỉ có 334 calo, làm cơ thể thiếu năng lượng và nhiệt lượng thì nhịp tim thấp, nhiệt độ tay chân thấp, hậu quả máu trở thành dạng đặc thì tỷ lệ cholesterol trong 1cc máu sẽ cao hơn so với máu loãng thì tỷ lệ cholesterol trong 1cc máu thấp hơn.
Cho nên tiêu chuẩn đường huyết glucose hạ thấp từ 3.9-5.9mmol/l thì ai cũng bị tình trạng mỡ máu cao

Câu hỏi 16 : Tại sao creatinine cao phải lọc thận

Nguyên nhân do cơ bắp bị teo do mất thịt, là mất máu sẽ bị giảm cân, thì creatin là chất nuôi cơ bắp thừa bị đào thải xuống thận thành creatinine cao, là nguyên nhân phải lọc thận

Câu hỏi 17 : Nhìn số nào biết lượng thức ăn thừa hay thiếu

Nhìn áp huyết bên tay trái số thứ hai tâm trương trong tiêu chuẩn trước khi ăn 70mmHg, sau khi ăn 80 mmHg là đủ, nếu sau khi ăn cao 90mmHg là ăn no bao tử đầy, sau khi ăn tâm trương thấp dưới 70 là ăn ít, thấp hơn nữa là nhịn ăn, không ăn, bỏ bữa.

Câu hỏi 18 : Nhìn số nào biết thức ăn làm tăng máu, hay làm mất máu.

Mặc dù lượng thức ăn trong bao tử nhiều có áp huyết tâm trương bên bao tử cao, nhưng nếu tâm trương bên gan cao hơn trước khi ăn là lượng máu tăng, nếu tâm trương giảm so với trước khi ăn là mất lượng máu.

Câu hỏi 19 : Tại sao sau khi ăn tâm trương bên gan cao hơn trước khi ăn, người béo phì mà vẫn bị thiếu máu.

Nhớ rằng lượng máu bên gan có tăng cao, nhưng là dung dịch vừa máu, vừa nước, vừa mỡ. Khi có đủ đường kết hợp với đạm protein, với chất béo mới thành máu, và nhịp tim cao trong tiêu chuẩn mới thành máu, vì thiếu đường, nhịp tim thấp, thức ăn không được chuyển hóa thành máu mà chuyển hóa thành mỡ.

Câu hỏi 20 : Nhìn số nào biết cơ thể thiếu máu trầm trọng.

Đo áp huyết hai tay, đều có nhịp tim cao khoảng 100-140 nhịp, trong người quá khô nóng, nhưng ngoài da chân tay lạnh.
Nguyên nhân ăn ít, ăn nhiều ói ra, thức ăn không hấp thụ, chán ăn, như vậy mỗi bữa ăn không đủ lượng máu để nuôi thịt, mất thịt, sụt cân, lượng máu giảm, chúng ta thấy được bằng nhịp tim càng cao bao nhiêu trong người càng nóng bấy nhiêu, đông y gọi là âm hư sinh nội nhiệt, âm là máu, hư là thiếu, thì người nóng, được giải thích như 1 công việc có 10 người làm thong thả xong trong 1 giờ, thì nhịp tim hòa hoãn trong tiêu chuẩn 70-80, bây giờ rút bớt đi 5 người, 5 người còn lại cũng phải làm xong việc của 10 người thì họ phải làm nhanh thì họ mau mệt, tốc độ làm nhanh là nhịp tim nhanh

Câu hỏi 21 : Nhìn số nào biết thức ăn làm mất máu

Nhìn vào áp huyết tâm thu tay trái trước ăn phải thấp vì bao tử trống, thí dụ 120mmHg sau ăn phải cao vì bao tử đầy, thí dụ 130mmHg, gọi là bao tử chuyển hóa thức ăn thuận xuống ruột 100%
Nhưng theo lý thuyết tây y, thức ăn vào cơ thể được các enzymes trong cơ thể chuyển hóa thành 4 chất nuôi tế bào là glucose, protein, lipid, oxy, glucose kết hợp với protein thành máu sinh ra thịt hay cơ bắp, thành tiền insulin gọi là proinsulin cho tuyến tụy sản xuất insulin để cân bằng lượng đường trong máu duy trì thân nhiệt và nhịp tim, glucose kết hợp với lipid thành mỡ, và protein với lipid còn thừa là năng lượng dự trữ bổ sung cho các tế bào chức năng dinh dưỡng và tế bào bảo vệ cơ thể phòng chống bệnh.
Do kiêng đường, glucose ít mà thừa đạm và chất béo, giống như con trai ít, mà con gái nhiều kết hợp thành cặp vợ chồng thành một đơn vị máu, cỏn thừa con gái có nghĩa còn thừa mỡ.
Theo lý thuyết này thì kiêng đường, không ăn đạm và chất béo thì cơ thể thiếu máu, không ăn đường glucose, không ăn cơm, chỉ ăn rau củ quả, trái cây thì không sinh thịt cũng làm mất máu, ăn thức ăn có chất chua pH acid cũng làm mất máu, ăn nhiều khổ qua là hạ đường cũng làm mất máu, uống nhiều nước làm loãng nồng độ đường làm tụt đường cũng làm mất máu, tập thể dục quá cường độ làm tụt đường cũng bị mất máu, thể hiện rõ nhất là người gầy mà đường huyết quá thấp dưới 6, hay người gầy nhịp tim quá cao.
Tây y có danh từ ngộ độc nước, làm đột quỵ, không phải vì nước có độc, mà những người có đường huyết thấp khi thức dậy dưới 5mmol/l mà theo thói quen uống 1-2 ly nước lọc buổi sáng, làm loãng nồng độ đường mà lại không ăn sáng, cứ mỗi giờ tim phổi hoạt động làm tiêu hao năng lượng đường 0,5 mmol/l, đường huyết xuống dưới 3mmol/l đi mất thăng bằng té ngã tim ngưng đập đột tử.

Câu hỏi 22 : Tại sao không ăn đường, không ăn trái cây, bánh kẹo mà đường càng ngày càng cao

Đường càng cao kèm theo nhịp tim càng cao, người càng gầy, do tỷ lệ đường trong máu, như trên đã giải thích, thí dụ đo đường huyết 10mmol/l, trong dung dịch máu 6 lít trong cơ thể, nếu uống thêm 1 lít nước làm loãng nồng độ đường trong máu, thì cũng lượng đường trong 5 lít máu, khác với cùng lượng đường hòa tan trong 6 lít máu, thì đo đường huyết sẽ thấp hơn.
Ngược lại lượng đường trong thức ăn ngày nào cũng giống nhau nhưng thức ăn không tạo máu, mà cơ thể sụt cân mất máu như chỉ còn 4 lít thì nồng độ đường đậm đặc hơn, thì đo đường huyết tăng, rồi cơ thể càng gầy lượng máu càng mất chỉ còn 3 lít thì đo đường càng cao tối đa chỉ HI .
Còn tệ hại hơn và mau chết hơn, là không ăn được gì, mà tim vẫn co bóp bơm máu tuần hoàn, phổi vẫn thở vẫn cần phải có năng lượng đường thì nó rút đường trong cơ thể từ xương tủy, thần kinh, thì lượng đường đo được là đường cơ thể bị rút mất, chân tay co quắp, co giật, cứng đơ, liệt não rơi vào hôn mê, cho đến khi chân tay lạnh ngắt hồn lìa khỏi xác vẫn bị các bác sĩ kết tội chết do tiểu đường cao.

Câu hỏi 23 : Tại sao có người đường cao như 216 mg/dl mà không phải bệnh 3 nhiều, nhưng tiêm insulin thì chết

Nếu một bác sĩ giỏi sẽ hỏi bệnh nhân có ăn uống đường cát không, bệnh nhân trả lời không, có ăn nhiều cơm canh rau củ quả không, bệnh nhân trả lời có, rồi đo áp huyết của bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn tuổi, có nghĩa không cao áp huyết, nhịp tim trong tiêu chuẩn 70-80 là không bị nóng nhiệt, không bị cổ khô khát, nhiệt độ tay chân trong tiêu chuẩn 36-36.5 độ C, thì bác sĩ giỏi này sẽ cho bệnh nhân biết là không phải có bệnh tiểu đường cao, vì chất ngọt trong tinh bột, canh, rau củ quả là đường hỗn hợp vừa glucose, fructose gọi là đường sucrose có trọng lượng phân tử 342g/l, thì 216mg/dl chia cho 34.2 đổi ra đường glucose mới có 6.3mmol/l, nếu tiêm insulin cho đường huyết từ 216mg/dl xuống còn 100mg/dl, đổi ra glucose lấy 100mg/dl chia cho 34.2 chỉ còn 2.9mmol/l thì chết là sai lầm của bác sĩ.

Câu hỏi 24 : Làm sao biết trong máu có bọt

Khi chúng ta viết bút bi, mực đầy trong ống thì viết không bị tắc, nhưng khi trong ống có các khoang trống chứa không khí thì viết không ra mực, lấy thí dụ này thì trong ống máu không đầy đủ máu, khi nghe máy đo áp huyết đang bơm máu nghe tiếng bíp bíp không đều, bị nhẩy nhịp, mất nhịp, tây y gọi là bệnh ngoại tâm thu, còn thầy thuốc đông y bắt mạch máu chạy dưới ngón tay cũng thấy nhẩy nhịp, nguyên nhân do thiếu lượng máu, người bị nhẹ thiếu máu ít 1 phút nhẩy 1 nhịp, thời gian sau tăng dần 1 phút, 2 nhịp, rồi 3 nhịp rồi 4 nhịp, nghe bằng máy đo áp huyết điện tử rõ hơn khoảng cách mất nhịp không đều vì vừa mất lượng máu vừa bị mỡ máu nên tiếng bíp bíp của máy đo có tiếng bíp khoảng cách không đều, chỗ nhanh chỗ chậm, cho ra 3 kết quả nhịp tim khác nhau, một là nhịp tim nhanh quá, như trên đã nói là thiếu máu rõ ràng, hai là nhịp tim chậm quá do máu đặc nguyên nhân do thíếu đường, ba là chỗ lúc nhịp nhanh tiếng bíp kêu nhanh liên tiếp, rồi lại có chỗ bíp khoảng cách chậm, nhưng đếm 1 phút vẫn nằm trong tiêu chuẩn 70-80 tưởng là bình thường, thật ra có khác nhau, chỉ cần uống nhiều nước làm loãng máu cho đầy các ống dẫn máu thì sẽ hết bị nhẩy mất nhịp nhưng loãng máu làm tụt đường huyết, nên uống nước phải pha thêm đường

Câu hỏi 25 : Làm sao biết bệnh nhân có gắn máy trợ nhịp tim trên đỉnh phổi bên trái.

Khi bệnh nhân thiếu đường, thiếu máu, tim đập chậm làm mệt tim, suy tim, thí dụ tuổi thanh niên, trung niên đang có nhịp tim khỏe mạnh 70-80 nhịp, dần dần nhịp tim thấp hay bị mệt tim khó thở, tim bơm máu chậm còn 55, thì cần phải gắn máy trợ nhịp tim bơm máu đều với tốc độ 60 nhịp.
Khi đo áp huyết bệnh nhân có áp huyết thấp cả tâm thu, tâm trương và bên tay phải vẫn thấp dưới 60, thì máy bơm bên tay trái vẫn bơm đều 60, khi tay phải càng xuống thấp 55, máy bơm bên tay trái vẫn giữ tốc độ đều 60, khi nhịp tim giả là 60, mà nhịp tim thật càng suy yếu thì bệnh nhân vẫn bị mệt, lúc đó phải thay máy trợ tim xuống 55, để nhịp tim hai bên không chênh lệch, đấy là chữa ngọn. Khi tôi đo áp huyết những bệnh nhân nào có nhịp tim thật lúc 50, lúc 55, lúc 60 bên tay phải mà bên tay trái vẫn duy trì tốc độ 60 không thay đổi. Tôi đã chữa cho một cô nhân viên ngân hàng ở VN, cách đây 44 năm, phái đoàn bác sĩ Pháp sang Việt Nam đã gắn cho cô máy trợ nhịp tim, và cô nói phải chuẩn bị tiền để thay máy nhịp tim thấp hơn. Tôi dặn cô cần phải ăn uống thức ăn bổ máu, bổ đường, tạm thời mỗi ngày uống nhiều nước pha đường, nước cho đủ lượng máu, đường vừa làm tăng nhịp tim vừa không bị nước làm loãng nồng độ đường và tập bài điều hóa nhịp tim đều bằng bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp, vỗ chậm thì nhịp tim chập, vỗ nhanh thì nhịp tim nhanh, thì cô tập với nhịp nhanh trong 15 phút, khi đo lại áp huyết hai tay đều có nhịp giống nhau trên 70, tôi nói đùa là máy trợ nhịp tim của cô hư rồi, nó không giữ nhịp 60, cô nói khi nhịp tim cao hơn thì máy tự động ngưng, nhịp tim thấp hơn thì nó mới trợ giúp. Sau đó cô điều chỉnh lại ăn uống bổ máu, bổ đường và tập vỗ tay 4 nhịp, nhịp tim lúc nào cũng trong tiêu chuẩn, nên không phải bị tốn tiến thay máy khác.

Câu hỏi 26 : Số nào biết tắc túi mật

Trước ăn và sau áp huyết nhịp tim đều thay đổi, nhưng chúng ta phải thắc mắc tại sao nhịp tim tay trái vẫn trong tiêu chuẩn 70-80, mà nhịp tim bên gan luôn thấp dưới 65 hay 60, có nghĩa là gan hàn, là dịch mật cũng bị đóng đông thành sạn mật, có thêm dấu hiệu ăn nhiều không tiêu, do gan không tiết mật sang bao tử.

Câu hỏi 27 : Số nào cho biết cơ thể không tạo máu dù có ăn phở

Đo áp huyết 2 tay, nếu tâm trương tay trái sau khi ăn cao 85mmHg, tâm trương tay phải là gan chứa máu trước khi ăn 70mmHg sau khi ăn tăng lên 75mmHg là số máu tăng từ thức ăn, ngược lại, số lượng máu trước ăn sau ăn vẫn giống nhau không thay đổi 70 là tô phở đó không tạo máu, hay số tâm trương bị thấp hơn là mất máu, có 2 nguyên nhân, nguyên nhân thiếu đường kết hợp với protein của phở nên không tạo máu, nguyên nhân thứ hai là áp huyết 2 tay chuyển hóa nghịch, thức ăn trào lên họng mà không xuống ruột, có nghĩa tế bào đang chờ thức ăn, mà bị bỏ đói, tim phổi vẫn cần đường, tế bào vẫn cần đường để sống, nên rút đường trong cơ thể, nên dù ăn phở vẫn bị sụt cân, mất máu.

Câu hỏi 28 : Nhìn số nào biết chuyển hóa nghịch

Đo áp huyết tay trái trước ăn tâm thu cao 140mmHg, sau ăn tâm thu lại thấp 130mmHg là thức ăn chuyển hóa nghịch, cũng là nguyên nhân sinh ra bướu cổ, thức ăn cũ trong bao tử còn lên men ợ chua. ợ đắng, thừa acid sẽ bị loét bao tử, men gan cao

Câu 29 : Nguyên nhân tại sao chuyển hóa nghịch.

Nguyên nhân do đường huyết thấp, giống như điểm thi nhập học và điểm khi ra trường.
Trước khi ăn ví như lớp tuyển sinh nhập học phải có đủ 8 điểm, ví như đường huyết khi đói phải 8mmol/l thì mới được ăn, khi học xong điểm tốt nghiệp ra trường phải 11 điểm, ví như sau khi ăn 30 phút đo đường huyết phải 11mmol/l, nếu chưa đủ phải uống thêm đường cho lên đủ 11mmol/l để chuyển hóa thức ăn thành máu, không đủ đường giống như thiếu con trai là đường, thừa con gái là protein thì thức ăn chuyển thành đàm, mà không biến thành máu, đông y gọi là đàm, là chất sền sệt tây y gọi là cholesterol, đặc hơn khó tan gọi là triglycerid.

Câu 30 : Tại sao có người cùng ăn lượng phở giống nhau, có người tăng cân tăng máu nhanh, có người không tăng hoặc tăng chậm.

Nguyên nhân thiếu đường chuyển hóa thức ăn.
Thí dụ dễ hiểu, Bao tử ví như máy xay gạo ra bột, muốn máy xay 1 kg gạo ra 1 kg bột thì mỗi kg máy cần 1 lít xăng, cho bao nhiêu gạo cần bấy nhiêu lít xăng, thì máy sẽ xay hết, không còn gạo nào trong máy, gọi là chuyển hóa hết, nhưng nếu cho 5 kg gạo mà chỉ có 1 lít xăng, thì máy chỉ xay ra 1 kg bột, gạo còn kẹt lại trong máy không ra được, Cũng như thế, một tô phở ví như gạo bỏ vào máy xay, đường ví như xăng. Đường ít thì chuyển hóa phở thành máu được ít, đường đủ thì chuyển hóa hết phở thành máu, đó là lý do cùng ăn lượng phở giống nhau mà có người tăng cân tăng máu nhiều, người tăng cân tăng máu ít, kiêng đường thì không tăng máu, thức ăn biến thành mỡ, và thiếu đường thì máu mỡ đang ở dạng lỏng trở thành đặc thì tăng cholesterol, triglycerid.

Câu hỏi 31 : Nhìn áp huyết số nào cho biết chức năng bao tử tốt hay xấu.

Chức năng bao tử xấu là chuyển hóa nghịch, trước khi ăn tâm thu bao tử cao, sau ăn tâm thu bao tử thấp, do đường huyết thấp sau khi ăn của bữa ăn trước, ví như đường huyết sau khi ăn là điểm thi ra trường, đường huyết phải 11mmol/l, mà chỉ có dưới 8mmol/l không đủ chuyển hóa hết thức ăn, nên trước khi ăn bữa kế thì bao tử vẫn còn đầy thức ăn cũ, nên thức ăn trào ngược, các tế bào trong cơ thể bị đói vì thức ăn không chuyển hóa thuận xuống ruột thành máu và đường nuôi tế bào.
Chức năng bao tử xấu, trước khi ăn và sau khi ăn tâm thu bao tử không thay đổi, là bao tử bị chai không co bóp, là bao tử không có đường, hay đường huyết quá thấp dưới 5mmol/l, nên không cảm thấy đói.
Chức năng bao tử chuyển hóa thuận là trước ăn số tâm thu thấp như 120mmHg , sau ăn tâm thu cao, như 121mmHg, chệnh lệch nhau 1 số thì thức ăn trôi xuống ruột 10%, sau khi ăn cao tối đa 130mmHg là chênh lệch thuận 10 số thì thức ăn trong bao tử được chuyển hóa hết 100% là do đủ đường huyết 11mmol/l thì thức ăn biến thành máu, nên không bị bệnh cholesterol cao, triglycerid cao.

Câu hỏi 32 : Nhìn áp huyết số nào biết chức năng gan tốt hay xấu.

Áp huyết tâm thu bên tay phải là gan, chức năng tốt chuyển hóa thuận thì trước khi ăn gan phải làm việc trước tiết dịch chất tiêu hóa sang bao tử , nên tâm thu bên gan cao như 130mmHg, sau khi ăn 30 phút tăm thu thấp 120mmHg là chuyển hóa thuận 100%, nếu chênh lệch 1 số như 129, là chuyển hóa 10% hay 128, 127…là chuyển hóa 20, 30%..chuyển hóa ít thì thức ăn không tiêu hết.
Ngược lại chuyển hóa nghịch là xấu, vì trước khi ăn tâm thu bên gan thấp 120mmHg thì không tiết dịch chất sang bao tử, nên không biết đói, không muốn ăn, sau khi ăn tâm thu bên gan lại cao 130mmHg có nghĩa bao tử ăn rồi mới tiết dịch tiêu hóa làm tăng acid cho bao tử nhiều sẽ bị loét bao tử do thừa acid và mật sẽ ợ chua và đắng, thì thức ăn này không biến thành chất bổ nuôi tế bào trong ngày hôm ấy.

Câu hỏi 33 :Nhìn áp huyết và đường huyết biết sắp đột tử nếu không tự cấp cứu kịp thời

Trong một ca cấp cứu kịp thờ thoát chết.
Bệnh nhân gọi Zalo cho tôi : Thầy ơi cứu con, lưỡi con trắng bạch, mặt đỏ bừng bừng, con mệt quá, đau nhức đầu, chóng mặt, đau tức ngực khó thở, mệt tim, tay chân lạnh, con không đo nổi áp huyết và đường.
Tôi bảo ho mạnh 5 tiếng cùng lúc nắm bàn tay vỗ vào tim ngực ngay, cho thông máu vào tim nếu không sẽ bị nghẹn ngực không thở được sẽ chết.
Bệnh nhân vừa ho mạnh vừa vỗ ngực đã thở được, tôi bảo đo áp huyết 2 tay và đo đường huyết, kết quả :
Áp huyết tay trái 123/81mmHg 56, tay phải 122/81mmHg 53
Bệnh nhân nói : Thầy ơi, con chưa ăn, mồm con khô, lưỡi trắng, nặng đầu, buồn ngủ. Con mệt lắm, thầy cứu con.
Tôi nói nhịp tim thấp 53 là máu đặc không vào tim, tim sẽ ngưng đập, cần phải nuốt ngay 20 thìa cà phê đường cho tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt làm máu loãng, và ho mạnh vỗ ngực, mặt đỏ bừng bừng là bế khí thở không được, cần phải ho mạnh để thông khí ngay.
Sau khi thông khí, bệnh nhân đã thở dễ và nói con đang ngậm đường.
Tôi bảo không phải ngậm đường mà phải nuốt liên tục cho hết 20 thìa cà phê đường rồi đo đường huyết cho tôi xem đường huyết bao nhiêu. Nhớ rằng ngồi nuốt đường không được nằm đường sẽ vào phổi.
Bệnh nhân vẫn nói con mệt quá, tôi bảo cơ thể thiếu đường nhiều, máu chưa loãng, nhịp tim chưa tăng thì vẫn phải ho mạnh và vỗ ngực.
Bệnh nhân đã thở được cảm thấy trong người nóng, hỏi tôi : Con có thể đi tắm được không, tôi nói đi tắm làm người lạnh nhịp tim lại xuống thấp hoa mắt chóng mặt chân yếu sức bị té ngã sẽ đột tử.
Sau khi nhai nuốt đường xong, bệnh nhân đo lại áp huyết 2 tay,
tay trái 124/82mmHg 63, tay phải 127/89mmHg 64, nhịp tim có tăng, sao không chịu đo đường huyết, bệnh nhân nói con hết que thử đường.
Bệnh nhân đã thoát chết nhờ đường, nhưng so với áp huyết tuổi thanh nhiên
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
thì áp huyết tâm thu cao. Mỡ máu cao tâm trương, nhịp tim thấp thì thức ăn biến thành đàm, tây y gọi là cao mỡ máu bị đặc làm tắc máu vào tim, làm đàm chặn cổ họng khó thở, vì thế phải ho mạnh cho thông khí phổi, vỗ tim ngực cho để thông máu vào tim.

Câu hỏi 34 : Nhìn số nào áp huyết biết tim thòng và bao tử thòng do thuốc giãn mạch

Khi đo áp huyết ở thế nằm thì thấp, đo ở thế ngồi thì tim bị thòng kéo xuống thấp, nghe tiếng tim đập không ở ngực, mà ở gần dưới hoành cách mô, làm cho các ống động mạch Tĩnh mạch hẹp lại thì áp huyết cao, như trường hợp bệnh nhân này :
Đây là áp huyết đo tư thế ngồi :
Tay trái : 153/93mmHg/70, Tay phải 149/84mmHg 69
Đây là áp huyết tư thế nằm :
Tay trái : 126/74mmHg 69, Tay phải 137/74mmHg 73
Phân tích : Áp huyết tay trái, bao tử kéo xuống, khí và thức ăn đẩy lên nên tâm thu tâm trương cao hơn bình thường ở thế nằm, nhưng bệnh nhân không bị mệt.
Áp huyết tay phải, ống mạch tim cũng bị giãn áp làm đường kính ống mạch nhỏ lại làm lực khí và máu dồn lên thành tâm thu, tâm trương cao, còn ở thế nằm không bị thòng thì áp huyết 2 tay bình thường.
Cách đây 40 năm, tôi đã gặp trường hợp này, một ông cụ có áp huyết cao 180/95mm/Hg 82, ở thế nằm 140/85mmHg 80, tôi bấm huyệt cho áp huyết tâm thu 180 xuống 140, ông kêu tôi mệt tim khó thở quá, bấm huyệt cho tăng áp huyết lên trở lại ngay đi, áp huyết này tôi vẫn bình thường mới cảm thấy khỏe. Nếu không biết trường hợp này mà làm hạ áp huyết của bệnh nhân xuống thấp sẽ bị chết.

Câu hỏi 35 : Tại sao có 1 quả tim mà có 4 nhịp mạch khác nhau ở 2 chân 2 tay có nghĩa là gì?

Chúng ta phân biệt từ lý thuyết đến thực tế khác nhau hoàn toàn, như trường hợp bệnh nhân dưới đây :
Đo áp huyết 2 tay có nhịp mạch khác nhau :
Tay trái : 102/71mmHg 70, Tay phải 88/67mmHg 63
Chân trái 89/70mmHg 65, chân phải 108/71mmHg 67
Đường huyết 5.4mmol/l
Sao chúng ta không thắc mắc có 1 quả tim mà có 4 nhịp tim khác nhau, thì vô lý, nhưng thực tế vẫn có nhịp khác nhau nên đông y gọi là nhịp mạch là tốc độ bơm máu nhanh hay chậm so với tiêu chuẩn tuổi có nghĩa máu bơm nhanh thì tăng sức nóng ấm, máu bơm chậm thì lạnh .
Như vậy nhịp mạch tay trái thuộc bao tử có nhịp mạch 70 trong tiêu chuẩn thấp (70-80)
Nhịp mạch tay phải thuộc gan thấp 63 là gan hàn lạnh, có nghĩa máu mỡ đặc, thì gan nhiễm mỡ, trong máu có cholesterol, máu đặc không vào tim làm ra bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
Mạch hai chân 65 và 67 là hai chân lạnh, có nghĩa hai quả thận lạnh, tâm thu chân trái là thận trái thấp 89 là thận teo nhiều, chân phải 108 cũng teo ít, so với tiêu chuẩn tuổi phải là 140-150 chân mới mạnh, thấp quá thì chân yếu đi không vững, hai quả thận một bên tâm thu 89, một bên tâm thu 108, thì cột sống bị lệch về bên trái, khi nằm úp cho thẳng lưng thẳng chân thì sẽ thấy có chân ngắn hơn 2-3cm.
Theo lý thuyết về đường huyết của người khỏe mạnh, cơ thể ấm phải có nhịp mạch giống nhau trong tiêu chuẩn 70-80. Nhịp mạch của bệnh nhân này làm cơ thể lạnh là do thiếu đường, như vậy đường cát vàng làm tăng nhiệt, uống đường bao nhiêu thìa không quan trọng, miễn sao đo đường huyết cao từ 8-11mmol/l thì nhịp tim mới lọt vào tiêu chuẩn.
Theo lý thuyết đông y, thận và bàng quang hàn lạnh có nghĩa nhịp mạch thấp thì chức năng thận không lọc tốt nên các chất cặn bã như chất đạm, chất muối, chất béo kết tủa thành sạn, nên bệnh nhân này có sạn trong cả hai quả thận. Còn theo tây y nhịp tim hàn, đường huyết thấp, thử pH sẽ là acid, như vậy trong nước tiểu có acid uric, gây ra bệnh thống phong.
Khi bệnh nhân đi xét nghiệm và siêu âm, tây y kết luận thận có nhiều sạn 2 bên, có cục sạn to nhất một bên to 24mm, một bên 26mm.
Trái lại môn Khí Công Y Đạo không cần xét nghiệm mà chỉ nhìn vào số đo áp huyết, số đo đường, nhiệt kế, và thử giấy quỳ pH nước bọt có pH acid là đã tìm ra nguyên nhân gây ra hậu quả bị nhiều bệnh, lúc đó chỉ cần chữa vào nguyên nhân thì khỏi bệnh.

Câu hỏi 36 : Nhìn số nào biết đường huyết cao là thừa đường và mất đường

Thực tế khác với lý thuyết theo tây y thừa đường thì béo phì, nhưng tại sao chúng ta thấy có người đo đường cao mà lại gầy ốm sụt cân.
Thực tế nhìn vào con số nếu đường cao, mà nhịp tim cao hơn 80, nhiệt độ đầu ngón tay út cao 37 độ C, là thừa đường, chỉ cần uống nhiều nước cho hạ nhiệt, loãng máu là loãng đường, thì đường huyết tụt thấp và nhịp tim xuống lọt vào tiêu chuẩn 70-80 là đủ
Nếu đường huyết cao mà nhịp tim thấp dưới 65, nhiệt độ đầu ngón tay út lạnh dưới 35 độ C, và bị sụt cân là đường trong cơ bắp bị mất làm teo cơ, sụt cân, là đường bị mất.
Hai trường hợp này rõ ràng dễ phân biệt, trường hợp thường lầm lẫn khi đo đường huyết buổi sáng 6.5mmol/l nhịp tim 72, nhiệt độ 36.2 độ C là đủ đường, đến trưa cách 4 tiếng, không ăn uống đường mà đo đường lại cao 9mmol/l mà nhịp tim 65, nhiệt độ 34 độ C, người cảm thấy mệt, thì đường cao do cơ thể mất đường để duy trì hoạt động của tim và phổi. Mọi người lầm tưởng đường cao mà uống thuốc hạ đường là cơ thể lại mất đường cho tim phổi hoạt động nên cơ thể lại bị rút đường ra nhiều hơn cao hơn thì nhịp tim lại thấp hơn, nhiệt độ tay thấp hơn, nhưng uống thêm đường để trả nợ do cơ thể bị mất đường, thì đường cao lại trở thành thấp, nhưng uống đường mà đo đường thấp thì đường mất đi đâu, chính là làm tăng được nhịp tim, tăng được nhiệt độ trở lại bình thường .

Câu hỏi 37 : Làm sao biết đường, hay sữa nào làm tiêu chảy, làm táo bón

Trước khi ăn, đo áp huyết 2 tay, đo đường huyết và nhiệt độ, có nhịp tim trong tiêu chuẩn 70-80, có nhiệt độ ngón tay chân trên 36 độ.
Sau khi ăn 30 phút đo lại áp huyết , đường huyết, nhiệt độ, nhịp tim :
a- Bị tiêu chảy : thì nhịp tim bị tụt thấp dưới 65, nhiệt độ tay chân tụt thấp dưới 34 độ C, đường huyết tụt thấp so với trước khi ăn
b-Bị táo bón : thì nhịp tim tăng cao 90, nhiệt độ tay chân trên 37 độ, đường huyết cao hơn 200mg/dl

Câu hỏi 38 :Làm sao biết cà phê làm táo bón hay tiêu chảy

Cà phê có tính tăng nhiệt
Có người nói, tôi uống cà phê là bị táo bón ngay, có nghĩa người này có áp huyết cao, có nhịp tim cao, có nhiệt độ tay chân cao là người nóng, thí dụ đo nhiệt độ đã 37 độ, uống cà phê làm tăng nhiệt độ lên 38 độ C thì bị táo bón.
Nhưng có người có tính hàn lạnh thiếu nhiệt, thí dụ đo nhiệt độ tay chân có 32 độ C, nhịp tim 60 thì hay bị tiêu chảy, uống 1 ly cà phê nóng chỉ tăng lên thêm 1 độ là 34 thì vẫn bị tiêu chảy, uống 2-3 ly nữa nhiệt độ cũng chỉ tăng 34-35 độ, và nhịp tim có tăng lên 65 thì cơ thể vẫn còn hàn lạnh thì vẫn còn bị tiêu chảy.

Câu hỏi 39 : Làm sao biết đường nào cao làm tăng nhịp tim, đường nào cao mà làm hạ nhịp tim

Trên thị trường có rất nhiều loại đường, mình phải tự trải nghiệm, chứ không căn cứ vào máy đo đường huyết cao mà cho rằng mình bị bệnh tiểu đường, vì máy đo đường là đo chất ngọt.
Thí dụ cơ thể hàn có nhịp tim thấp 60.
Có loại đường mình uống vào đo đường huyết cao 10mmol/l làm tăng nhịp tim lên trên 70 là đường đó tốt cứu mình không bị máu đông suy tim đột quỵ.
Có người nhịp tim cũng thấp 60, ăn 1 miếng dưa hấu, đo đường huyết cao 10mmol/l, tưởng rằng đường huyết cao là đủ nhưng nhịp tim không tăng, lại làm người lạnh, nhịp tim giảm, thì ăn dưa hấu để tăng đường là sai, lại bị tây y kết tội bệnh tiểu đường cao mà tiêm insulin là đột tử ngay

Câu hỏi 40 : Loại calorie nào làm cơ thể khỏe, và làm cơ thể không khỏe

Calorie từ đường glucose và nhóm thực phẩm đường bột cho calories làm cơ thể khỏe, có nghĩa người ăn 3 chén cơm sẽ khỏe hơn người ăn 1 chén cơm

Câu hỏi 41 : Tại sao sau khi ăn, tôi đo đường huyết cao, đổi ra năng lượng calo cao mà sao tôi không khỏe.

Vì bữa ăn thiếu nhóm thực phẩm chính là bột đường, nhóm thứ hai là đạm, nhóm thứ ba là chất béo, nhóm thứ tư là chất khoáng và vitamines, có nhiều chất bổ dưỡng, làm áp huyết tâm thu thấp tăng cao, làm trương trương thấp tăng cao, làm nhịp tim trong tiêu chuẩn 70-80, tăng thân nhiệt 36-36.5 độ C, có đường huyết 18mmol/l đổi ra năng lượng là 1000 calo
Trường hợp đo đường huyết cao 18mmol/l, đổi ra calo cũng là 1000 calo mà cơ thể không khỏe, vì nhịp tim vẫn thấp dưới 65, thân nhiệt thấp dưới 35 độ C, áp huyết tâm trương tay phải trước ăn sau ăn không thay đổi là thức ăn không có chất bổ dưỡng, thì calo này tây y gọi là calo rỗng không có giá trị dinh dưỡng.

Câu hỏi 42 : Thức ăn nào cho calo rỗng

Hiện tại do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ USDA khuyến nghị đối với một chất dinh dưỡng dựa trên chế độ ăn 2000 calo mỗi ngày, nhưng trước kia không cung cấp hướng dẫn cụ thể về thực phẩm chứa calo rỗng. Nhưng hiện nay đã có hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ từ năm 2020-2025 khuyến nghị rằng người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên hạn chế CALO RỖNG là đường bổ sung ở mức dưới 10% tổng lượng calo mỗi ngày.
a-Khoa học đã nghiên cức thử nghiệm được 15 loại thực phẩm cho calo rỗng là không có chất bổ dưỡng:
Thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác, Bánh ngọt và các loại bánh nướng có đường khác, Kẹo, Bánh quy, Bánh rán, Khoai tây chiên, Nước trái cây, Phô mai béo, Bánh ngọt, Pizza, Xúc xích, Nước ngọt, Đồ uống thể thao, Đồ uống cà phê có đường, Kem.
b-Tiêu chuẩn calo rỗng theo tuổi:
Trẻ em (2–8 tuổi): 120 calo rỗng mỗi ngày
Trẻ em (9–13 tuổi): 120–250 calo rỗng mỗi ngày
Bé gái (14–18 tuổi): 120–250 calo rỗng mỗi ngày
Bé trai (14–18 tuổi): 160–330 calo rỗng mỗi ngày
Phụ nữ trưởng thành: 120–250 calo rỗng mỗi ngày
Nam giới trưởng thành: 160–330 calo rỗng mỗi ngày
Thí dụ dưa hấu là nước trái cây, ăn 1 miếng dưa hấu đường huyết lên 10mmol/l, ăn nhiều đường huyết có thể tăng đến 20mmol/l, nhưng không có chất bổ dưỡng

Câu hỏi 43 :Khi đường huyết tụt, cấp cứu tạm thời bằng cách ăn kẹo hay bánh ngọt hay nước ngọt cho đường huyết tăng mới vào bệnh viện đo đường cao sao nhiều người vẫn bị chết.

Câu hỏi này rất quan trọng các bác sĩ cần phải biết để đừng tiêm insulin là bệnh nhân chết oan
Khi bệnh nhân bị tụt đường huyết, thí dụ chỉ còn 4mmol/l tương đương 228 calo là cơ thể mất năng lượng và nhiệt lượng, nhịp tim tụt thấp còn 55, khi bệnh nhân được sơ cứu ăn bánh kẹo, uống nước ngọt cho lên 10mmol/l so với bảng chuyển đổi calo, tương đương 557 calo là calo rỗng, không làm tăng thân nhiệt, không làm tăng nhịp tim vẫn 55. Bác sĩ tưởng đường cao tiêm insulin cho xuống thấp làm cơ thể bệnh nhanh lạnh rét run, nhịp tim còn 45-50 là máu trong cơ thể đông không vào tim, tim ngưng đập bị chết oan.

Câu hỏi 44 : Cấp cứu bệnh nhân có đường huyết cao 10mmol/l, có nhịp tim thấp 55, khi biết là calo rỗng cao là cơ thể mất năng lượng calo, các bác sĩ phải làm gì.

a-Nếu tiêm insulin để chữa đường huyết cao giả này bệnh nhân sẽ chết, máu sẽ đặc tim ngưng đập.
b-Nếu tiêm đường glucoza làm tăng đường thì không đúng quy trình.
c-Nếu các bác sĩ biết cách làm tăng calo thật làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim, mà đường huyết không tăng, là bác sĩ giỏi, chỉ cần cho bệnh nhân tăng năng lượng ATP bằng cách uống hay tiêm Adenosine triphosphate

Câu hỏi 45 : Năng lượng ATP Adenosine triphosphate là gì.

Là năng lượng calo thật trong thức ăn có nhiều chất bổ dưỡng là chất cần thiết nuôi tế bào, chính là nhóm thực phẩm 1 là đường và tinh bột, nhóm 2 thực phẩm chất đạm, nhóm 3 thực phẩm chất béo, được chuyển đổi năng lượng ATP
Cơ thể con người sử dụng các phân tử có trong chất béo, protein và carbohydrate mà chúng ta ăn hoặc uống làm nguồn năng lượng để tạo ra ATP. Quá trình này diễn ra thông qua một quá trình gọi là thủy phân.
Sau khi thức ăn được tiêu hóa, nó được tổng hợp thành glucose, một dạng đường. Glucose là nguồn nhiên liệu chính mà ty thể của tế bào sử dụng để chuyển đổi năng lượng calo từ thức ăn thành ATP, đây là dạng năng lượng mà tế bào có thể sử dụng.

ATP được tạo ra thông qua một quá trình gọi là hô hấp tế bào diễn ra trong ty thể của tế bào. Ty thể là những tiểu đơn vị nhỏ bên trong tế bào chuyên chiết xuất năng lượng từ thức ăn mà chúng ta ăn và chuyển hóa thành ATP.
Ty thể có thể chuyển đổi glucose thành ATP thông qua hai loại hô hấp tế bào khác nhau:
Hô hấp hiếu khí (có oxy) và Hô hấp kỵ khí (không có oxy)
a-Hô hấp hiếu khí
Hô hấp tế bào hiếu khí chuyển đổi glucose thành ATP theo một quá trình gồm ba bước như sau:
Bước 1: Đường phân
Bước 2: Chu trình Krebs (còn gọi là chu trình acit citric)
Bước 3: Chuỗi vận chuyển điện tử
Trong quá trình đường phân, glucose (tức là đường) từ nguồn thức ăn được phân hủy thành các phân tử pyruvate. Tiếp theo là chu trình Krebs, đây là một quá trình hiếu khí sử dụng oxy để hoàn thành quá trình phân hủy đường và khai thác năng lượng vào các chất mang điện tử cung cấp nhiên liệu cho quá trình tổng hợp ATP. Cuối cùng, chuỗi vận chuyển điện tử (ETC) bơm các proton tích điện dương thúc đẩy quá trình sản xuất ATP khắp màng trong của ty thể.
Hô hấp kỵ khí
ATP cũng có thể được sản xuất mà không cần oxy (tức là kỵ khí), đây là quá trình mà thực vật, tảo và một số vi khuẩn thực hiện bằng cách chuyển đổi năng lượng được giữ trong ánh sáng mặt trời thành năng lượng mà tế bào có thể sử dụng thông qua quá trình quang hợp.
Bài tập kỵ khí có nghĩa là cơ thể bạn đang tập luyện “mà không có oxy”. Phân giải kỵ khí xảy ra trong các tế bào của con người khi không có đủ oxy trong quá trình tập luyện kỵ khí. Nếu không có oxy trong quá trình hô hấp tế bào, pyruvate không thể đi vào chu trình Krebs và bị oxy hóa thành acid lactic. Khi không có oxy, quá trình lên men axid lactic tạo ra ATP theo cách kỵ khí.
Sản xuất ATP trong quá trình tập luyện
Cảm giác nóng rát mà bạn cảm thấy ở cơ khi bạn thở hổn hển trong quá trình tập luyện ngắt quãng cường độ cao kỵ khí (HIIT) để tối đa hóa khả năng hiếu khí của bạn hoặc trong quá trình tập tạ vất vả là axid lactic, được sử dụng để tạo ra ATP thông qua quá trình phân giải kỵ khí.
Trong quá trình tập luyện hiếu khí, ty thể có đủ oxy để tạo ra ATP theo cách hiếu khí. Tuy nhiên, khi bạn hết hơi và các tế bào không có đủ oxy để thực hiện hô hấp tế bào hiếu khí, quá trình này vẫn có thể diễn ra kỵ khí, nhưng nó tạo ra cảm giác nóng rát tạm thời ở các cơ xương của bạn.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và giữ đủ nước sẽ cung cấp cho cơ thể bạn tất cả các nguồn lực cần thiết để sản xuất nhiều ATP. Mặc dù một số vận động viên có thể cải thiện đôi chút hiệu suất của mình bằng cách dùng các chất bổ sung hoặc hỗ trợ công thái học được thiết kế để tăng sản xuất ATP, nhưng vẫn còn tranh cãi rằng việc bổ sung adenosine triphosphate đường uống thực sự có làm tăng năng lượng hay không.