428 – Những nguyên nhân làm nhịp tim đập nhanh, đập chậm và cách chữa theo KCYĐ

PHẦN I : NGUYÊN NHÂN NHỊP TIM NHANH CHẬM THEO ĐÔNG Y

Theo quy luật ngũ hành tạng phủ của đông y, nhịp tim liên quan đến lượng máu ở gan và liên quan đến khí lực co bóp của cơ tim, thuộc chức năng của quả tim.

Nhưng khi tìm nguyên nhân, phải khám bắt mạch ở cả 12 đường kinh, khi khám ở những đường kinh khác không có bệnh, thì đông y biết bệnh chỉ ở kinh tâm gọi là chính kinh bị bệnh.

Bệnh tim mạch còn liên quan đến những kinh khác là gan, bao từ, thận :

Vì gan bệnh là mẹ ngũ hành của tim, sẽ truyền bệnh sang con. Bao tử hay tỳ bệnh là con theo ngũ hành của tim, con bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến mẹ. Thận thủy liên quan đến tâm hỏa để điều hành quân bình âm dương thủy hỏa, khi thận bệnh làm mất quân bình thủy hỏa, cũng làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tim.

Chính kinh bệnh có hư chứng hay thực chứng, nhưng cái gì hư, huyết hư thiếu hay thực dư, khí hư thiếu hay thực dư, phải tìm hiểu tại sao hư thiếu, tại sao thực dư.

Khi kinh mẹ là gan bệnh cũng do hư thiếu máu hay thiếu khí, hoặc thực dư máu hay dư khí, nếu hư thiếu thì con là tim bị suy, tim phải tự đập nhanh mà người lạnh, nếu thực dư , tim đập nhanh mà người nóng.

Khi kinh con là tỳ vị bệnh hư hay thực do nguyên nhân bên trong là mẹ truyền kinh, mẹ hư thiếu sẽ làm cho con hư thiếu, do nguyên nhân bên ngoài từ những thức ăn vào cơ thể, nếu biết bổ sung chỗ hư thiếu bằng thức ăn bổ khí huyết, theo đông y là bổ con để dưỡng mẹ.

Hoặc mẹ là tâm thực dư, mà con là tỳ vị ăn uống làm tăng thêm những chất bổ khí huyết dư thừa làm cho tim thực thêm thực dư, khiến tim đập nhanh hơn, nếu biết chọn những thức ăn làm giảm khí huyết thì mẹ hết bị thực dư theo nguyên tắc mẹ thực tả con, lúc đó nhịp tim không còn đập nhanh mà trở lại bình thường.

Cách chữa bệnh bằng thức ăn để điều chỉnh Tinh rất quan trọng để điều chỉnh khí, huyết, hư, thực hàn nhiệt cho cơ thể, nên cần phải đo áp huyết trước và sau khi ăn để biết thức ăn đúng hay sai theo nhu cầu cơ thể cần, tránh tình trạng bệnh thực làm thêm thực, bênh hư làm thêm hư.

Khi kinh thận bệnh là thủy có nhiệm vụ tương tác với tâm hỏa để điều hòa thân nhiệt, nếu thận hư huyết thì thận nhiệt, không ức chế được tâm hỏa nên nhịp tim đập nhanh, nếu thận thực hàn sẽ khắc chế tâm hỏa, nhịp tim đập chậm. Nếu thận khí suy, là Mệnh Môn hỏa hư, nhịp tim phải đập nhanh, thận khí thực khắc tâm khí, nhịp tim đập chậm.

Như vậy theo đông y nhịp tim nhanh chậm cần phải biết nguyên nhân do chính kinh tâm bệnh hay bị xáo trộn chức năng do ảnh hưởng của gan, của tỳ vị, hay của thận.

 

 

PHẦN 2 : NHỊP TIM ĐẬP NHANH theo tây y và cách chữa của KCYĐ.

Tim đập nhanh tây y phân biệt 4 loại : ở xoang, ở nhĩ, ở bộ nối và ở thất.

1-Nhịp tim nhanh xoang (nhanh hơn 90):

Nhịp tim nhanh thông thường ở người dễ cảm xúc, không do nguyên nhân từ bệnh khác, nhịp tim chỉ biến đổi thoáng qua rồi trở lại bình thường thì không phải là bệnh.

Còn bệnh nhịp tim nhanh do những nguyên nhân sau đây :

a-Nguyên nhân :

-Do tăng năng tuyến giáp, sốt nhiệt do vi khuẩn, nhiễm trùng,( trừ bệnh sốt thương hàn hay viêm màng não), do thiếu máu, do đường trong máu hạ, do cà phê, trà, do thuốc atropin, thuốc chống trầm cảm.

Thêo đông y, tăng năng tuyến giáp và sốt nhiệt, do bao tử thực nhiệt, ăn không tiêu làm tăng calci-huyết, hay do uống thuốc calci để bổ xương, calci không được hấp thụ và chuyển hóa trở 3 thành dư thừa calci trong máu làm tăng calci-huyết gây ra bệnh tăng năng tuyến giáp không do iode, trong khi đó xương vẫn bị xốp, loãng xương, bệnh thuộc thực chứng.

Cách chữa nguyên nhân do bao tử thực nhiệt, sau khi ăn xuất mồ hôi, tim đập nhanh :

Tả vị nhiệt ở huyệt Lệ Đoài trái 5 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau khi ăn 30 phút để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, làm hạ nhiệt và áp huyết.

Còn do đường trong máu hạ, dưới 5.5mmol/l, do thiếu máu khi đo áp huyết thấp dưới 105mmHg, thuộc hư chứng do gan không đủ máu đủ đường, thân nhiệt lạnh.

Cách chữa :

Uống thuốc bổ máu cho đến khi áp huyết lên 120mmHg thì nhịp tim tự nhiên giảm, còn thiếu đường trong máu cần ăn chè tăng lượng đường trong máu lên 6.0mmol/l thì nhịp tim được giảm xuống. Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, làm tăng tâm thu, làm hạ tâm trương số thứ hai, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, thở ở huyệt Thần Khuyết để điều chỉnh tĩnh mạch bụng làm ấm gan tỳ điều hòa đường trong máu.

b-Dấu hiệu lâm sàng :

Đo áp huyết, nhịp tim nhanh hơn 90, nếu cao hơn làm rối loạn tâm trương số thứ hai của máy đo áp huyết. Nếu đo điện tâm đồ thấy sóng P và phức hợp QRS bất bình thường hoặc hẹp do nhĩ hoặc trên thất, hay QRS rộng trên thất với bloc nhánh.

Theo đông y, nếu nhịp tim 90 là nhiệt, mà cơ thể nhiệt là thực chứng từ bao tử không tiêu hóa. Còn thân nhiệt lạnh là hư chứng do gan thiếu máu, thiếu đường huyết, dưới 5.5mmol/l.

2-Nhịp tim đập nhanh nhĩ :

Có hai dấu hiệu khác nhau là : Loạn nhịp nhanh và cuồng động tâm nhĩ .

A-Loạn nhịp nhanh (nhịp tim từ 100-140):

a-Nguyên nhân :

Loạn nhịp nhanh là tim đập nhanh cộng với loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ, thường gặp trong bệnh hẹp lỗ van hai lá, tăng năng tuyến giáp, bệnh cơ tim, và loạn nhịp tự phát ở tuổi già trên 60.

Theo đông y, bệnh thuộc chính kinh tâm do tim thòng, chức năng co bóp trao đổi chất điện giải Na, Kali thiếu do chế độ ăn kiêng hay do chức năng hấp thụ và chuyển hóa của bao tử suy kém.

Cách chữa :

Tăng tính hấp thụ và chuyển hóa ở tâm tỳ, tập thở ở 3 huyệt Thượng, Trung Quản và Kiến Lý. Nếu do bao tử thòng, bấm Trung Quản cùng lúc bấm huyệt Giải Khê chân trái, lâu 15 phút. Áp dụng hang ngày, sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Chữa van tim hẹp bằng bài tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần mục đích làm mở rộng van tim, nhưng không muốn làm tăng áp huyết thì sau khi tập xong thở hơi ra bằng miệng đều đều để tránh thở dốc và hơi được thoát ra miệng sẽ làm hạ áp huyết và nhịp tim chậm lại.

b-Dấu hiệu :

Có thể gặp cơn kịch phát loạn nhịp nhanh kéo dài từ 1 đến 24 tiếng đồng hồ và biến mất nhưng trở thành loạn nhịp hoàn toàn và liên tục, đo áp huyết nhịp tim thường từ 100-140, kiểm chứng bằng điện tâm đồ có hình rung nhĩ.

Cách chữa :

Dùng đầu bút bi châm vào đỉnh nhọn đầu mũi, huyệt Tồ Liêu 1 phút, làm hạ nhịp tim, bấm huyệt Chiên Trung để cơ thể tự nhiên thở bằng bụng trong 30 phút, sẽ không làm rối loạn nhịp.

B-Cuồng động tâm nhĩ :(nhịp tim 100-120/phút)

 

a-Nguyên nhân :

 

Tim đập nhanh đều với bloc-nhĩ thất chức năng, thường gặp trong bệnh hẹp lỗ van 2 lá, hoặc bệnh tim to động mạch, nghẽn mạch phổi, cao áp huyết, tăng năng tuyến giáp. Bệnh cuồng động nhĩ là dấu hiệu báo trước của bệnh loạn nhịp hoàn toàn.

Nhịp tâm thu nhanh nhĩ kèm với bloc giống như cuồng động tâm nhĩ, nhịp tim từ 100 đến 120/phút, mạch ở tĩnh mạch cảnh nhanh hơn.

Cách chữa :

Ấn đè hai bên hõm vai huyệt Trung Phủ lâu 30 phút làm khai thông mạch phổi thông xuống bao tử, khai thông đàm ứ nghẽn mạch phổi. Châm huyệt Chiên Trung nặn máu và châm nặn máu hai huyệt Thương Dương tĩnh huyệt Đại Trường ở hai ngón tay trỏ, để thông tâm-phế do ứ tắc cholesterol đóng quanh màng bao tim.

3-Nhịp tim nhanh bộ nối : (nhịp tim nhanh 100-150 hoặc 180-200):

a-Nguyên nhân :

Thường gặp trong bệnh Bouveret có bệnh nhịp tim nhanh 180-200 kịch phát đột ngột ở người trẻ tuổi kéo dài vài phút hoặc vài giờ hoặc vài ngày, rồi bệnh chấm dứt đột ngột do ảnh hưởng của một sự kích thích.

Trong bệnh Parkinson, hội chứng Wolff thường là bẩm sinh, do nhồi máu cơ hoành, hội chứng kích thích trước tâm thất do đường nhánh của bó Kent.

Cách chữa :

Châm nặn máu huyệt Tố Liêu và Chiên Trung rồi nằm thở ấn đè huyệt Thần Khuyết ở rốn lâu 30 phút, điều chỉnh ống tĩnh mạch cửa điều hòa lượng máu cho gan tỳ hoạt động đồng bộ, không làm rối loạn nhịp tim.

b-Dấu hiệu :

Điểm khởi phát do một trung tâm nhĩ lạc chỗ (180-200) hoặc ở nút (100-150), sóng P không nằm đúng chỗ, sóng phức hợp bất bình thường, có khả năng suy tim nếu tình trạng kéo dài.

Dấu hiệu kích thích trước tâm thất sẽ có cơn tim đập nhanh kịch phát. Điện tâm đồ PR dưới 0,12 giây, sóng phức hợp QRS bị nhòe ra sóng delta, T. âm

4-Tim đập nhanh thất : (nhịp tim 150-250/phút)

a-Nguyên nhân :

Ổ tâm thất sai vị trí, thường xảy ra do ngoại tâm thu thất, có nguy cơ rung thất. Thường gặp trong bệnh tim nặng như nhồi máu cơ tim, nhối máu vách, phình mạch vành, suy động mạch vành, nặng hơn là bloc nhĩ-thất không tuần hoàn, hoặc do ngộ độc thuốc, đôi khi trong gây mê và thông tim.

Cách chữa :

Châm nặn máu Tố Liêu (đỉnh nhọn đầu mũi), Chiên Trung (giữa ngực cách đều 2 núm vú), Trung Xung (tĩnh huyệt ở hai ngón tay giữa hay thập tuyên, đầu ngón tay giữa).

Nấu nước Sơn Tra (20 miếng Sơn Tra nấu với 1 lít nưóc cạn còn ½ lít, uống từng ngụm dần dần hết trong ngày, để tiêu mỡ, cholesterol quanh tim và làm co mạch vành.

Bấm huyệt Thần Khuyết sâu 3cm nằm tập nghe huyệt Thần Khuyết chuyển động khí huyết cung cấp cho gan tỳ, để điều hòa lượng khí huyết cho tim hoạt động đều.

Nếu do ngộ độc thuốc, giải độc bằng Trà Phan Tả Diệp có bán ở tiệm thuốc tây tên Senna Laxatif, tối uống 5 viên để xổ ra phân mầu đen, mỗi tuần uống 2 tối, cho đến khi ra phân vàng thì gan hết nhiễm độc..

b-Dấu hiệu :

Nhịp tim cao 150-250, vã mồ hôi, mặt tái xanh, áp huyết tụt thấp, mạch của tĩnh mạch cảnh ít nhanh hơn nhịp tim. Điện tâm đồ có dạng nối tiếp nhau đều của sóng phức hợp biến dạng rộng, sóng P cách nhau xa hoặc sóng P ngược.

Cách chữa :

Đề phòng nhịp tim nhanh làm vã mồ hôi và làm tụt áp huyết, uống Trà Gừng Mật Ong ngay khi vừa biết có dấu hiệu tim đập nhanh. Cắt gừng thành lát mỏng 5 lát hay băm nhỏ, bỏ vào 1 ly nước, bỏ trong microwave 1 phút, lấy ra cho 2 thìa mật ong khuấy đều uống nóng ấm, uống xong nằm nghỉ ngơi, cuốn lưỡi ngậm miệng nằm thở ở huyệt Thần Khuyết cầm dương giữ không cho mồ hôi thoát ra làm thoát dương.

PHẦN 3 : NHỊP TIM ĐẬP CHẬM theo tây y và cách chữa của KCYĐ.

Tây y chia 3 trường hợp :

1-Nhịp xoang chậm :

a-Nguyên nhân :

Thường gặp ở các vận động viên, người lao động nặng, khi ngủ, ở bệnh vàng da, và ở thời kỳ lại sức sau nhiễm khuẩn.

b-Dấu hiệu :

Thiểu năng tuyến giáp, tăng áp lực nội sọ, nhồi máu cơ tim vào những giờ đầu, cơn đau bụng do nhiễm độc chì, do phản ứng của thuốc như thuốc trị cao áp huyết dùng lâu ngày khiến áp huyết xuống thấp hơn tiêu chuẩn làm chức năng tâm suy.

Cách chữa :

Tập nằm thở ở huyệt Trung Quản, hay Đan Điền Thần để phục hồi chức năng tim bị suy. Nếu cơ thể lạnh, uống trà Gừng Mật ong ngày 4 lần, tăng lượng đường nuôi cơ tim, ấm bao tử để giữ nhiệt khí cho tim, luôn luôn giữ mức đường trong máu từ 6.0 đến 8.0mmol/l khi bụng đói, sau khi ăn mức đường từ 8.0-10.0mmol/l thì cơ tim không bị suy.

2-Bloc nhĩ-thất hoàn toàn :(dưới 40 nhịp/phút)

Bloc nhĩ-thất trên điện tâm đồ chia 3 mức độ

Độ 1 : Đoạn PR trên 20 giây, không có dấu hiệu lâm sàng.

Độ 2 : Một số sóng P không có phức hợp QRS theo sau.

Dộ 3 : Gọi là bloc hoàn toàn, có nghĩa là độc lập giữa sóng P và phức hợp thất.

Có dấu hiệu :

Tiếng tim thứ nhất đập mạnh, cách hồi gọi là tiếng “đại bác” và tiếng vang thổi phụt ở tâm thu, tiếng đục ở thời kỳ tâm trương. Dấu hiệu lâm sàng của phân ly nhĩ-thất với nhịp tim chậm dưới 40, khác với nhịp ở tĩnh mạch cảnh (70-80).

Bệnh nặng gây tai biến Adam-Stokes làm chóng mặt, muốn xủi, tối sầm, có 6 dấu hiệu :

a-Ngất không có dấu hiệu báo trước: Ngã xuống mắt trợn ngược, mất mạch. Ý thức phục hồi nhanh chóng khi đỏ mặt

b-Ngất kéo dài : Thở và ngáy to, tím tái, co giật, không có giai đoạn trương lực trước khi co giật và run sau co giật, không cắn lưỡi.

c-Ngất kéo rất dài : là tình trạng hôn mê sau cơn ngất có thể tổn thương não.

d-Thiểu năng tuần hoàn, rối loạn tâm thần.

e-Chết đột ngột.

f-Điện tâm đồ trong lúc tai biến cho thấy tâm thất yên lặng, đôi khi xảy ra xoắn đỉnh do trụy tim mạch.

Cách chữa :

Cấp cứu bằng cách bấm 2 huyệt Ế Phong 30 giây, làm tăng áp huyết nuôi não, và 2 huyệt Nhân Trung tăng cường oxy cho não hoạt động bình thường và Nội Quan tay trái dể duy trì mạch tim đập đều không bị mất nhịp. Giữ hai huyệt này lâu 2 phút.

Chữa gốc bệnh : Tất cả những dấu hiệu trên do cơ thể thiếu máu, người lạnh, thở khó, vô lực, áp huyết thấp và lượng đường trong máu thấp dưới 4.0mmol/l. Cần phải bổ máu làm tăng áp huyết và đường trong máu cho tim hoạt động bằng cách uống Sirop Bổ Hư Thang

Ra tiệm thuốc bắc mua 6 vị thuốc :

Bạch Thược, Đương Quy, Nhân Sâm tốt, Cam Thảo nướng, Hoàng Kỳ, Nhục Quế, đồng phân lượng mỗi thứ 8 chỉ

Mua thêm 1 gói táo đỏ, một củ gừng tươi 30g

Cho 6 vị thuốc vào nồi sành bằng điện có nắp đậy bằng thủy tinh dễ nhìn thấy thuốc sôi và cạn vừa đủ. Cho từ 50-100 qủa táo đỏ, sắc 30g gừng thành lát gứng mỏng, đổ 3 lít nước nấu cạn còn 1 lít, chắt nước ra để nguội đổ vào chai thủy tinh.

Nấu lần thứ hai đổ 2 lít cạn còn 1 lít, chắt ra đổ chung vào chai thủy tinh, cất vào trong tủ lạnh.

Sáng và tối uống 1 ly (200cc), khi hết thuốc, thì nấu thang khác. Cần đo áp huyết và đường vào mỗi sáng, khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi và đường ở mức 6.0-8.0mmol/l thì ngưng không cần uống nữa.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nồi thuốc còn lại bã, đổ thêm 1lít nước đun tiếp tục nước thứ ba cho cạn, sau đó múc nước và chọn táo đỏ, sâm, bỏ vào bát, nước thuốc vẫn còn ngọt do táo đỏ còn giữ chất ngọt của cam thảo, ăn như chè sâm táo đỏ sau bữa ăn cho cả nhà.

Tập nằm thở trước khi đi ngủ 30 phút, ở Đan Điền Thần.

Bài thuốc này đã chữa nhiều người bị bệnh Parkinson, nguyên nhân do thiếu máu và thiều đường trong máu, làm teo cơ, chân tay vô lực, run rẩy do áp huyết thấp thiếu máu, sau 3 tuần dùng bài thuốc này đã đi đứng khỏe mạnh, có lực, người tỉnh táo, tập được các bài tập khí công như người bình thường, chứng tỏ thuốc chữa Parkinson không chữa đúng gốc bệnh, do các sợi thần kinh thiếu máu và đường nuôi dưỡng bị thoái hóa teo liệt dần.

Thân

doducngoc