Kính Chào thầy.
Em cách đây 4 năm bị một tai nạn do xe tải nhỏ đâm phải. Khi ớ BV CRẫy thấy não không có vấn đề gì nên được về. Sau khoảng 1 tháng em thấy đau sau vùng gáy càng ngày càng đau. Em lên viện 175 chụp X-quang họ nói là thoái hóa và bán thuốc. Em uống 3 tháng không thấy gì,vẫn đau mạnh. Em quay qua BV CTCH TPHCM . Ở đây chụp thì BS nói xương bị thấp 1 bên và kết luận là thấp ngoài khớp. Uống thuốc đặc trị cũng không có kết quả. Kết cục em bị thêm bao tử. Em quay sang BV CRẫy Bác sĩ coi phim và nói. Bên CTCH cho toàn thuốc đặc trị rồi, bên này cũng chỉ cho vậy nhưng khác tên. Em uống mà vẫn không giảm còn tý nào. Em vòng qua BV 115 chụp MR thì được kết luận cong nhẹ đốt C4,C5,C6 lồi nhẹ đĩa đệm lan tỏa, và cũng uống thuốc chứ không mổ được. Hiện em lúc nào cũng tê, nhức ở sau gáy, xuống đùi phải và 2 gan bàn chân.
Em mới ra gặp 2 võ sư chữa gân xương, trật gãy,huyệt mạch. Ở đó 1 tháng cũng chưa có kết quả. Em lấy thuốc bắc về uống thấy chân cũng bớt tê hơn 1 tí. Nhưng cổ vẫn đau nhức. Mong thầy cứu em với.
Trả lời :
Muốn chữa hết gốc bệnh, cần phải biết khí huyết lưu thông ở cổ gáy và hai bên tay có đủ và đều hay không, căn cứ vào kết qủa của máy đo áp huyết đo ở 2 bên tay trái và phải.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Nếu áp huyết tốt đúng tiêu chuẩn với lứa tuổi theo khí công, thì có nghĩa là các sợi dây thần kinh vẫn được khí huyết nuôi dưỡng sẽ không bị đau, còn khí huyết không đến nuôi dưỡng dây thần kinh cột sống cổ lưng, dây thần kinh sẽ teo lại, và xương cổ sẽ bị thoái hóa nghiêng lệch gây ra chèn ép thần kinh chức năng vận động cổ gáy tay chân…..
Vùng huyệt cổ gáy chung quanh huyệt Đại Chùy có ảnh hưởng đến chức năng của những sợi dây thần kinh vận động cổ gáy, tay và chân, nếu không cúi ngửa cổ ra sau được , thì cái đau càng ngày càng tăng, do khí huyết không thông làm các sợi thần kinh chỗ bị sưng, chỗ tắc nghẽn, chỗ bị teo thắt dẫn đến tê đau lâu dần thành tê liệt tay chân.
Cách điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
1-Nếu áp huyết thấp so với tiêu chuẩn, cần phải uống hay chích thuốc bổ máu B12 để nuôi thần kinh, giảm đau, làm tăng khí huyết lưu thông.
2-Không đuợc ăn những chất chua như cam, chanh, bưởi làm mất máu, teo gân. Cần ăn những chất bổ máu tạo máu như hải sâm, sò huyết, lẩu đồ biển, thịt bò, củ dền rau dền, trứng.
3-Sau mỗi bữa cơm, uống 1 ly trà gừng pha bột Điền Thất làm giảm đau thông khí huyết, làm tan máu ứ bầm sau chấn thương còn bị kẹt trong các ống mạch.
Khí :
1-Day Hà Đồ Lạc Thư Cổ Gáy Vai để thông khí huyết nơi đầu cổ gáy vai, mỗi ngày day 3 lần.
2-Quan trọng nhất là tìm được chính xác điểm đau a-thị-huyệt khi cúi ngửa cổ, quay phải quay trái và khi cử động tay chân, dùng bút bi đánh dấu vào những điểm đau a-thị-huyệt, rồi dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu vào những điểm đau đó, nặn cho ra hết máu đen bầm đến khi ra máu đỏ và chảy ra dễ mới hết đau.
Cử động cổ gáy tay chân lần nữa để tìm những điểm đau khác khi cái đau được thông ở chỗ cũ đã di chuyển sang chỗ mới, rồi châm nặn máu tiếp. Lại cử động tìm điểm đau châm nặn máu cho đến khi không còn tìm thấy điểm đau nào, cho đến khi cổ có thể ngửa ra sau nhìn thẳng lên trời được mà không đau thì lúc đó hết bệnh.
3-Sau đó áp dụng theo 3 bài tập theo video clip dưới đây :
4-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Quay Vặn Khớp Vai 3-5 lần, Dậm Chân Phía Trước Phía Sau nhiều lần khoảng 5 phút.
5-Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần, cho thông khí huyết toàn thân và làm thư giãn cột sống.
Thần :
Trước khi đi ngủ nằm thở thiền ở Mệnh Môn 30 phút trước khi đi ngủ, làm ổn định áp huyết, giảm đau, an thần, ngủ ngon.
Thân
doducngoc