Câu hỏi 307: Bệnh tiểu đường và đau thần kinh tọa..

Con chào bác sĩ, vì gia đình con ở tận Đăk Nông và không có điều kiện để thường xuyên đi bệnh viện nên con xin hỏi bác sĩ một số vấn đề về tình trạng sức khỏe của mẹ con.

Mẹ con năm nay 42 tuổi, đã bị tiểu đường loại II được 1,5 năm, hiện tại vẫn đang uống thuốc tây theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị tiểu đường. Ngoài ra mẹ con còn bị Thần Kinh Toại gần 10 năm nay. Gần đây cứ vào tối là mẹ con lại bị đau buốt chân và chuột rút. Đi bệnh viện kiểm tra thì lượng đường là 90mg/dl.

Vậy xin hỏi bác sĩ:

1/ Tình trạng đau buốt chân và chuột rút ở mẹ con là vì bệnh tiểu đường hay do Thần Kinh Toạ?

2/ Khi lượng đường trong máu của mẹ con trở về mức bình thường thì có thể không điều trị bằng thuốc tây mà chuyển qua các phương pháp truyền thống như : uống rượu trái nhào hay khổ qua không ạ?

Con xin chân thành cảm ơn bác sĩ..Rất mong nhận được hồi âm của bác sĩ.

phankhavan47@gmail.com

Trả lời :

1-Bệnh tiểu đường, theo KCYĐ. không cần phân biệt bệnh tiểu đường loại 1,2,3,4,5.

Loại 1 theo tây y là do chức năng tỳ do không tiết insulin, loại 2, không do insulin, còn theo đông y do phổi, do gan, do thận, do ruột….tất cả do một nguyên nhân kém hấp thụ và chuyển hóa. Nên KCYĐ chữa gốc bệnh giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa đường bằng bài tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, Cúi Ngửa 4 Nhịp, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, Vỗ Tay 4 Nhịp.

Muốn biết các bài tập này có kết qủa hơn thuốc hay không, chúng ta làm một cuộc thử nghiệm, trước khi tập, hãy đo lượng đường trong máu, nếu lớn hơn 8.0mmol/l khi bụng đói, mới gọi là có bệnh tiểu đường. Thí dụ đo đường được 8.5mmol/l.

Sau đó tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, cần đưa đầu gối lên cao tới ngực, cho đùi ép vào bao tử và gan, khiến cho các cơ quan nội tạng được nhồi bóp, vừa tập vừa hát one, two, three.., tập 200 lần, rồi thử lại đường sẽ thấy xuống còn 6.5mmol/l. Nếu tập tiếp thêm 200 lần nữa thì đường xuống nữa còn 4.5mmol/l, như vậy không được tập nữa, nếu không sẽ bị chóng mặt, thiếu đường sẽ bị té xỉu, hôn mê. Muốn tập tiếp, chúng ta thử cho ăn thêm 2 muổng đường, rồi đo đường thấy lên 8.0mmol/l, rồi tập lại bài trên 200 lần, đường lại xuống thấp…

Cách thử nghiệm này chính là bài tập giúp cơ quan tạng phủ tăng tính hấp thụ và chuyển hóa.

Kết luận : Những người mang bệnh tiểu đường là những người lười tập thể dục thể thao, do đó chúng ta thử đường ở những người lực sĩ, phu khuân vác, đạp xích lô, họ ăn đường để nuôi cơ bắp khi lao động nặng, mà vẫn không bị bệnh tiểu đường. Do đó, bệnh tiểu đường dễ chữa nhờ tập luyệc cho cơ thể xuất mồ hôi.

2-Nếu lượng đường thấp 90mg/dL dưới tiêu chuẩn khi bụng đói 105-145mg/dL (5.8-8.1mmol/l) sẽ hay buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, gân co rút, chuột rút bất kỳ nơi nào chứ không riêng thần kinh tọa.

3-Còn bệnh thần kinh tọa thì do thần kinh cột sống thoái hóa đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh bàn tọa, đau ở huyệt Hoàn Khiêu kéo xuống ngón chân cái và ngón chân út, do những nguyên nhân sau đây :

Do khuân vác nặng, do cúi xuống làm trật khớp xương sống lưng, do thiếu máu nuôi đĩa đệm, nuôi gân, cơ bắp, thần kinh….nen cần phải đo áp huyết ở 2 tay xem áp huyết có đúng tiêu chuẩn tuổi hay không, nếu thấp do thiếu máu cần uống thuốc bổ máu Bổ Hư Thang, tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực vừa chữa được bệnh tiểu đường, thần kinh cột sống, thần kinh tọa, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng để thông hkí toàn thân, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, làm hạ áp huyết, hạ đường, chữa đau lưng gối, thận.

Còn muốn biếr có bệnh Thần Kinh Tọa hay không, thì do áp huyết ở hai cổ chân trong để biết chân nào đủ máu, chân nào thiếu máu, chân nào hẹp hay hở tĩnh mạch, nếu thiếu máu thì uống thuốc Bổ Hư Thang, nếu đủ máu mà không thông tập bài Vỗ Đập Chân và bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau.

4-Chỉ cần thuốc bổ máu và tập khí công, và đo áp huyết theo dõi mỗi ngày lúc nào cũng lọt vào tiêu chuẩn tuổi thì khỏi bệnh.

Uống Rượu Trái Nhàu và Khổ Qua chỉ chữa ngọn mà không hữa gốc. Công dụng của Khổ Qua làn hạ đường, hạ áp huyết, và làm chân yếu sức bủn rủn không đi lại hay tập khí công được, trong khi mẹ cháu đường đã thấp mà vẫn còn lạm dụng uống thuốc chữa tiểu đường làm hạ đường, rồi lại định uống Khổ Qua làm hạ đường thêm một lần nữa, rồi lại kiêng không ăn đường làm mất thêm đường trong máu lần thứ 3 sẽ làm cho các cơ bắp của tim, bắp thịt tay chân không đủ đường nuôi làm teo mất dần thịt, suy tim, khiến mang tật bệnh suốt đời. Riêng về mắt, nếu dư đường thì mờ mắt, thiếu đường thì mù mắt, gân cơ co rút đau, thần kinh phế vị co thắt làm khó thở, tim đập yếu, loạn nhịp.

Thân

doducngoc