Xin chào Thầy,
Con tên là Tuấn, hiện đang sống ở Lâm Đồng. Có một em gái bị ̣loạn trương lực, năm nay 24 tuổi, chỉ ngồi xe lăn và nằm, có thể giao tiếp bình thường.
Lúc trước để giãn cơ, có uống thuốc tây là phenonbarbital và baclosal. Ban đêm ngủ có bị co rút, nhưng thường nhẹ và không thường xuyên, sau khi xoa bóp thì hết và có thể ngủ được. 2 tháng gần đây không uống nữa. Buổi tối khi ngủ, em gái em hay bị co rút chân, bụng, vai tay, hay khóc mớ, và cơ thể bị giật mạnh ( có lúc nhận biết, có lúc không nhân biết) . Nếu nằm ngữa thì ít bị rút chân, mà chuyển qua bị đau lưng 2 bên gần trục xương sống ở vai và bị giựt bụng, khó thở bằng mũi. Hằng đêm chỉ ngủ được 1-2 tiếng.
Tháng trước, vẫn bị như thế, nhưng nếu buổi tối cho em gái ngủ bằng cách ngồi ghế thì không bị đau gì cả và có thể ngủ được vài tiếng. Nhưng tháng này, nếu cho ngủ ngồi thì chân phải bị co rút và đau.
Ngoài ra, hằng tháng em gái thường bị xuất kinh vào ngày 29. Theo quan sát của gia đình, từ ngày 15 đến 29 trở đi là cơ thể em trở nên không bình thường, tình trạng bệnh ở trên diễn ra nhiều hơn , tay chân hay cảm giác khó chịu hơn.
Xin thầy giúp đỡ ạ.
Con xin chân thành cảm ơn.
tuan.anhlebui@gmail.com
Trả lời :
Một người khỏe mạnh bình thường, khi ngồi lâu, đứng lâu, hay nằm một chỗ, thì máu không tuần ở chân được, có nhiều nguyên nhân, muốn biết rõ do nguyên nào, từ đó mới có cách chữa đúng, nhưng trước hết cần phải biết cơ chế tuần hoàn máu ở chân :
Đặc biệt ở chân được cung cấp máu đỏ xuống chân qua ống động mạch háng đến đầu các ngón chân, giao nhau với đường ống tĩnh mạch đưa máu đen về tim, nhưng máu đen không thể về tim được nếu không có lực đẩy lớn hơn trọng lực, (lực rơi), nên tạo hóa đã tạo ra những khoang vài cm lại có một cái van chặn như hình cái phễu úp, khi chân di chuyển đi lại, những cơ bắp ép vào tĩnh mạch đẩy máu đen lên từng khoang xong thì van tự động khép lại không cho máu rớt xuống. Khi máu đen lên về tim thì máu đỏ mới xuống được.
Những nguyên nhân của những bệnh đau chân :
a-Khi có bầu, hay uống nước nhiều làm bụng dưới to, hay bụng mỡ to…chèn ép động mạch háng, nên máu đỏ không xuống chân được, khiên chân teo nhỏ dần vì không có máu đỏ đến nuôi dưỡng cơ bắp.
Muốn ngăn ngừa bệnh này, cần phải kiêng ăn, giảm mập, uống ít nước mỗi lần, không được uống nhiều mỗi lần. Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, để thông động mạch háng, Dậm Chân Phía Trước Phía Sau cho máu đỏ xuống và dẫn máu đen lên.
b-Nếu không do nguyên nhân bụng to chèn ép làm tắc động mạch háng, thì máu đỏ vẫn xuống được, nhưng vì vị thế ngồi lâu, đứng lâu, hay những người nằm một chỗ, chân không cử động đủ lực mạnh cho cơ bắp ép ống tĩnh mạch tạo sư bơm máu đen trong ống tĩnh mạch đưa máu lên về tim, nên chân bị sưng phù do van tĩnh mạch bị hở không đóng lại, bị hở nhiều chúng ta sẽ thấy ở bắp chân, nhượng chân nổi những gân xanh đen to, tây y gọi là bệnh varice, mạch lươn, khiên chân đau tê nhức.
Muốn ngăn ngừa bệnh này, cần vận động chân bằng bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau để trao đổi máu mới là máu đỏ đi xuống, máu cũ là máu đen trở về tim, và làm hẹp lại van tĩnh mạch.
3-Những người gầy ốm không có cơ bắp chân, có nghĩa là cơ thể không có đủ máu nuôi bắp chân, thì những ống động mạch và gân cơ teo nhỏ dần, nên máu đỏ không xuống, còn nếu đã xuống nó phải giao nhau với ống tĩnh mạch về tim, thì số máu đen này không về tim hết được vì không có cơ bắp ép những ống tĩnh mạch đẩy máu lên. Chính bệnh này tây y gọi là loạn trương lực, vì máu xuống ít mà không lên, máu xuống đủ mà máu không có lực ép đẩy lên, do đó lúc tắc lúc thông gây đau.
Cách chữa đúng và sai :
1-Uống thuốc giãn cơ là sai, nếu so sánh áp huyết tiêu chuẩn thanh niên, đo ở tay sẽ là
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
chứng tỏ cơ thể đủ khí huyết. Nếu thấp hơn thì cơ thể bị thiếu máu.
Áp huyết ở chân hơn tay 10mmHg, thì khi đo ở chân phải là :
120-130/65-70 mạch đập 65-70
Số đo áp huyết thứ hai 65-70 là đúng tiêu chuẩn độ co giãn tĩnh mạch. Nếu số do nhỏ hơn 65 mới cần thuốc giãn mạch. Nếu lớn hơn 70 là dấu hiệu giãn tĩnh mạch, mà uống thêm thuốc giãn tĩnh mạch là sai.
2-Đêm ngủ thường bị co rút nhẹ, xoa bóp thì hết.
Đêm ngủ ở thế nằm, thay vì máu lưu thông dễ, nhưng vì cơ thể thiếu máu không cung cấp đủ cho chân, chứ không phải tắc nghẽn. Khi xoa bóp chính là giúp máu lưu thông đều thì hết đau, đó là cách chữa ngọn.
Cần chữa gốc, phải dùng thuốc bổ máu Bổ Hư Thang, làm tăng máu, sinh thêm thịt, nở cơ bắp chân, uống mỗi ngày cho đến khi áp huyết chân tay lên đúng tiêu chuẩn tuổi, và tập vận động nhúc nhích cử động chân.
3-Khi đo áp huyết bên tay trái để biết uống thuốc hay ăn những thức ăn có đúng theo nhu cầu cơ thể đang cần không. Cơ thể cần máu thì phải ăn uống thuốc bổ máu để áp huyết đang qúa thấp sẽ tăng dần lên đúng tiêu chuẩn. Ăn hay uống thuốc sai, làm cho áp huyết tũt thấp dần thì cơ thể càng đau nhức co rút khắp nơi khắp chỗ, nhưng quan trọng nhất phải để ý, khi áp huyết xuống khoảng 80-90 là có nguy cơ ung thư. Vì thế môn KCYĐ không chữa vào ngọn bệnh là chống đỡ những cơn đau, muống hết đau cần phải ăn uống những chất bổ máu.
Cơ thể không đủ máu nuôi chỗ nào thì chỗ đó đau, các tế bào nơi đó sẽ trở thành ung thư, thí dụ đau đầu kinh niên sẽ ung thư sọ não, đau bao tữ sẽ ung thư bao tử, đau xương khớp sẽ ung thư xuơng khớp, đau bụng kinh sẽ ung thư tử cung, đau bụng sẽ ung thư ổ bụng, đau gan sẽ ung thư gan…
Muốn hết bệnh đau nhức, co rút đau hay ngăn ngừa ung thư cũng phải uống thuốc Bổ Hư Thang và tập vận động chân tay bằng những bài tập thể dục khí công. Xem cách bào chế Bổ Hư Thang ở link này :
Câu hỏi 280 : Sirop bổ máu Bổ Hư Thang
Thân
doducngoc