Câu hỏi 168 : Hở van tim 2 lá, nhịp tim nhanh, cường giáp, viêm họng, tay nóng do áp huyết thấp

Kính thưa bác sỹ!

Cháu là nữ tu, 31 tuổi, cân nặng 44kg, cao 1m58. Cháu đi tu đã được 8 năm, chủ yếu là tu thiền, ăn chay và ăn ngày 2 bữa, không ăn tối. Mấy năm nay cháu bị bệnh tim, tim thường đập nhanh, mạnh, đi khám ở Việt Nam thì bảo là hở van 2 lá một phần tư, nhịp xoang nhanh. Cách đây 3 năm khám ở bệnh viện Chợ Rẫy thì bảo là không có gì, chỉ rối loạn thần kinh tim. Đa số thuốc họ cho là thuốc Tây giảm nhịp tim, liều nhẹ, cháu thử vài lần không thấy có kết quả mà có nhiều tác dụng phụ nên ngưng. Chỉ điều hòa tâm là chủ yếu.

Thế nhưng dù tâm có bình mấy thì tim vẫn đập nhanh. Cách đây 2 tháng lúc ở Indonesia có một bác sỹ Tàu bắt mạch nhìn người bảo cháu bị cường giáp. Bác sỹ đó cho uống thuốc Tàu loại tán xay nhuyễn thì thấy tim đỡ mệt. Không biết thuốc tên gì vì bác ấy bảo trong đó có rất nhiều vị đã trộn lẫn. Uống được 1 tháng thì ngưng vì phải rời Indonesia, không đi khám thường được.

Cháu nghiên cứu về bệnh cường giáp thì thấy đúng mình đều có những triệu chứng như vậy, như: tim đập nhanh thường 100 lần/phút. Rất sợ nóng, trong người thấy nóng nhưng da mát, ẩm.

Mồ hôi tay chân ra nhiều, tay rất đỏ. Cháu ăn được nhưng nhìn rất gầy, mắt thì không lồi mấy, cổ hơi cợm, hay bị viêm họng. Hiện mấy hôm nay nuốt thấy cợm trong cổ giống như bị nghẹn, soi đèn pin thấy có mủ trắng và vàng, trong cơ thể luôn cảm thấy nóng bức, bồn chồn, khó chịu được một áp lực nào. Dễ mệt mỏi, cháu hơi khó ngủ nhưng cơ bản vẫn ngủ tốt. Cháu không tập trung tốt được, ảnh hưởng đến việc tu tập rất nhiều.

Hiện tại cháu đang tham gia một khóa thiền dài hạn ở Hàn quốc nên không đi xét nghiệm máu được vì phương tiện khó khăn, không làm phiền người khác giúp đỡ nhiều được. Nên cháu viết thư xin bác sỹ giúp cháu toa thuốc để làm giảm các triệu chứng nhất là an thần, bớt căng thẳng, bồn chồn, làm điều hòa nhịp tim, tránh việc đập nhanh mạnh kéo dài làm suy tim, vì cháu cảm thấy tim rất yếu và mệt.

Bác sỹ giúp cháu cho toa, cháu sẽ nhờ gia đình mua thuốc gởi từ VN sang, nếu có những loại thuốc nào chế biến sẵn mà ở VN không có, nếu ở Mỹ có thì cháu cũng có thể nhờ chị mua giúp.

Ở Hàn quốc họ cho ăn kim chi và các thức ăn đều có ớt. Cháu ăn được nhưng không biết có ảnh hưởng xấu đến bệnh của cháu không ạ?

Kính xin bác sỹ giúp cho, cảm ơn bác sỹ rất nhiều.

Với những công đức bác sỹ đã làm cho nhiều người, kính chúc bác luôn có sức khỏe dồi dào, thân tâm an tịnh và luôn thành tựu các ước nguyện lành.

Với từ tâm,

Tu nữ Khema.

Thưa bác sỹ

Sáng nay cháu đo lại huyết áp như sau:

Tay trái – trước ăn: 90/55/80, sau ăn: 85/51/89

Tay phải – trước ăn: 95/59/78, sau ăn: 92/55/87

Tim đập không nhanh nhưng rất mạnh ạ.

Cháu bổ sung thông tin để bác sỹ giúp cháu cho toa.

Cảm ơn bác sỹ nhiều, mong hồi âm của bác sỹ.

Kính chúc bác sỹ một ngày đầy tốt lành.

Tu nữ Khema

Trả lời :

Kính thưa Sư Cô Khema

Tất cả những dấu hiệu bệnh của sư cô đều do cơ thể không đủ khí và huyết tuần hoàn để nuôi dưỡng các tế bào, chúng ta có thể đo được tình trạng sức khỏe của mình bằng máy đo khí huyết, chính là máy đo áp huyết ở hai cánh tay, lấy cả 3 số, số thứ nhất tâm thu chỉ khí lực, số thứ hai tâm trương chỉ biên độ co bóp của van tim lớn hay nhỏ để biết bệnh của van tim hẹp van hay hở van, số thứ ba chỉ nhịp tim đập lệ thuộc lượng máu trong cơ thể nhiều hay ít để tạo nhiệt cho cơ thể, nếu nhịp tim nhanh hơn 120 là đang bị sốt cao, còn trên tiêu chuẩn tối đa 80 là cơ thể nhiệt, dưới tiêu chuẩn tối thiểu là cơ thể hàn chân tay lạnh :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Như vậy ở lứa tuổi 31 áp huyết của người khỏe mạnh nằm trong khoảng :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

Kết qủa số đo áp huyết bên tay trái đông y khí công có thể biết được nguyên nhân do ăn uống những thức ăn không phù hợp với cơ thể, nên có lúc cao lúc thấp. Nhờ kết qủa này chúng ta có thể biết được những thức ăn uống hay thuốc nào làm tăng hay giảm áp huyết, tăng hay giảm nhịp tim để tự điều chỉnh được những thức ăn giúp cơ thể ổn định áp huyết.

Kết qủa số đo áp huyết bên tay phải cho chúng ta biết lượng máu trong gan đủ hay thiếu khí trong gan hoạt động mạnh hay yếu để biết được những chứng bệnh của gan, tim, thần kinh…

Nếu những người nào có áp huyết thấp hơn, có nghĩa là cơ thể người lớn mà áp huyết chỉ bằng áp huyết trẻ em thì cơ thể không đủ khí huyết nuôi dưỡng tế bào, vì thế cơ thể bị suy nhược. Ngược lại, người nào có áp huyết cao hơn tiêu chuẩn tuổi thì bị bệnh cao áp huyết, nếu trẻ em có áp huyết cao hơn tiêu chuẩn thì bị chảy máu cam, động kinh. Còn người lớn tuổi áp huyết phải tăng theo tuổi, mà ngược lại áp huyết vẫn chỉ bằng trẻ em, không đủ máu nuôi dưỡng tế bào, những tế bào không được máu nuôi dưỡng bị hủy hoại trở thành tế bào ung thư, vì ung thư không do vi trùng, mà do thiếu máu trong thời gian lâu 20-30 năm, có nghĩa áp huyết từ nhỏ cho đến lớn vẫn giữ nguyên áp huyết của trẻ em làm tế bào bị hủy hoại dần, cơ thể suy nhuợc dần, tây y tìm không ra nguyên nhân, vì chưa phát hiện sớm được tế bào ung thư, còn khi phát hiện được thì đã qúa muộn cho nên không chữa kịp.

Nhịp tim ở tuổi thanh niên tối thiểu 65, tối đa 70, nếu nhịp tim cao hơn 70 ở tuổi này, mình cảm thấy người nóng nhiệt, bàn tay nóng, dưới 65 mình cảm thấy người lạnh, bàn tay lạnh. Những thức ăn cay nóng cũng làm tăng nhiệt, tăng nhịp tim đập.

Theo thời gian mà cơ thể không tăng áp huyết, chỉ tăng nhịp tim đập càng nhanh, thí dụ như áp huyết đo được 80/65mmHg nhịp tim 120, ở tuổi người lớn, nhịp tim cao, có cảm tưởng trong cơ thể rất nóng, bức rứt, mà chân tay lạnh, đông y xếp loại bệnh thuộc nan y khó chữa, gọi lả chứng nhiệt giả hàn, chính là bệnh ung thư, nếu tây y không tìm ra tạng phủ nào bệnh rõ ràng thì gọi là ung thư máu, còn chỉ thiếu khí huyết do áp huyết thấp, đau đầu, thì tìm ra bệnh ung thư sọ não, còn nếu thử máu, sinh thiết, tạng phủ nào có nhiều tế bào bị hủy hoại thì tạng phủ đó bị ung thư, thực ra những tạng phủ khác cũng đã có, cho nên chữa xong tạng phủ này thì một thời gian sau tái phát tây y gọi là di căn, bởi vì sau khi tây y xác nhận khỏi bệnh, nhưng đo áp huyết vẫn chưa nằm trong tiêu chuẩn, đối với đông y khí công thì tình trạng khí huyết thấp thì cơ thể còn bệnh, có điều lạ là tây y không cho bệnh nhân thuốc bổ máu khi cơ thể được phục hồi, vì tưởng rằng áp huyết nằm trong khoảng 100-140 là tốt, vì không phân theo hạng tuổi.

Riêng trường hợp của sư cô, do tập thiền cho ý ngưng tụ theo phương pháp thiền quán đã làm cho huyết ngưng tụ nên nhịp tim đập nhanh mạnh khiến huyết tụ tạo ra thân nhiệt nóng. Phương pháp thiền là điều thân (cách ngồi thiền), điều ý (thiền quán), nhưng ít ai để ý đến cách thở là điều tức cách nào giúp cơ thể thu nạp được nhiều oxy để bảo trì công thức máu Fe2O3, nếu uống thuốc bổ máu Fe2, hay được truyền máu Fe2O3, mà cơ thể cơ thể không nạp được oxy thì bị mất máu, chỉ còn lại chất sắt khiến cơ thể xanh xao. Máu cũng bị mất khi ăn chất chua là một loại acide, acide nào cũng chứa Hydro kết hợp với công thức máu làm mất oxy trong máu, hoặc khi thiền ngưng thở cơ thể tạo nhiệt do tích tụ nhiều oxyde carbon (CO2) cũng lấy mất oxy của công thức máu.

Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Sư cô dùng thêm thuốc bổ máu B12 loại uống, truyền thêm nước biển làm tăng hồng cầu, làm hạ thân nhiệt thì nhịp tim chậm lại, chọn những món ăn phù hợp để bổ máu được hướng dẫn trong bài 387. Áp dụng thay đổi trong một thời gian dài 3-6 tháng cho đến khi áp huyết đo ở hai tay bằng nhâ đúng tiêu chuẩn.

* Bài 387: Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp

2-Ngậm trong họng nước dung dịch tự pha, 2 muổng dấm táo, 2 muổng mật ong, với 1 ly nước nóng ấm. Ngậm 1 ngụm, nằm ngửa cho thuốc thấm vào họng để sát trung tiêu viêm trong 1-2 phút rồi nhổ đi, ngậm ngụm khác, cứ 2 phút nhổ đi. Mỗi ngày áp dụng 2 ly nước dung dịch này trong 1 tuần. làm tiêu viêm, teo cường giáp, không uống vào người chất chua sẽ phá mất máu.

Khí :

1-Để tăng cường khí oxy, giúp khí huyết tuần hoàn đi khắp cơ thể nuôi dưỡng các tế bào thần kinh đầu, các tế bào nội tạng, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, tiêu hóa tốt…Sư cô cần tập toàn bài khí công trong lớp (Toronto), mỗi ngàu ít nhất 1 lần. Bài Vỗ Tay 4 Nhịp tập 200 lần để tăng cường oxy, làm nhịp tim đập đều và làm van tim hoạt động biên độ rộng hơn, số tâm trương sẽ cao hơn, nên không cảm thấy tức ngực khó thở.

2-Bôi dầu hay cao loại có Menthol. Camphre vào lòng bàn tay, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, mỗi lần đưa chân lâu 1 phút, cuống lưỡi ngậm miệng giữ khí, thở bằng mũi tự nhiên, khi bỏ chân xuống vẫn ngậm miệng cuốn lưỡi, làm khí thoát ra mũi mạnh làm thông phế khí, giúp oxy vào sâu trong phổi, làm tăng áp huyết, cùng lúc đặt bàn tay đã bôi dầu để vào mũi, hơi dầu sẽ thông vào phổi để sát trùng phổi, trị nghẹt mũi, viêm xoang mũi, ngừa cảm cúm ho, giúp thở dễ.

Thần :

Sư cô vẫn tập thiền theo phương pháp được giảng dạy, nhưng điều chỉnh khí huyết khi cơ thể cảm thấy nóng hay lạnh, hay áp huyết rối loạn bằng 3 bài tập khác nhau tùy theo mỗi trường hợp :

a-Tập thở ở Đan Điền Thần khi áp huyết thấp, cơ thể lạnh, ăn uống không hấp thụ.

b-Tập thở ở Đan Điền Tinh khi áp huyết cao, cơ thể lạnh, ăn uống không tiêu hóa, tiêu tiểu không tốt.

c-Tập thở ở Mệnh Môn khi rối loạn áp huyết, đau lưng thận, chân, gối, giảm trí nhớ…

Khi tập thở khí công thiền, cuốn lưỡi ngậm miệng hay áp dụng phương pháp xúc nước miếng tạo nước cam lồ, thì bệnh cường giáp sẽ tự khỏi. Bệnh cường giáp do thiếu hay dư iode, thiếu hay dư calcium, thiếu nước bọt, đều có ảnh hưởng đến tuyến giáp làm tăng khí, tăng nhiệt, làm nhịp tim nhanh mạnh.

Thân

doducngoc