Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, đau cứng cổ một bên, tay đau. Dị ứng phấn hoa

Kính chào Thầy

Hy vọng địa chỉ này đúng để gửi đến Thầy câu hỏi sau :

Chồng em 56 tuổi, bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ở C6-C7 và ở vùng lưng L (vùng này không được chụp bằng IRM nên không rõ là L bao nhiêu), tay chân thường xuyên bị lạnh, vì cột sống bị thoát vị ở 2 nơi, nên ông ấy bị đau nhức khắp người, nhất là những lúc trời trở mưa hay trở lạnh, đau khổ nhất là vào mùa thu này.

Nhưng lúc ngủ ban đêm lại thường xuyên bị đổ mồ hôi đôi khi bị ướt cả áo thun lót.

Xin Thầy giúp ông ấy cách nào để giảm bớt đau nhức (ông ấy cảm giác như chuột rút rỉa bên trong các bắp thịt), em chỉ giúp được anh ấy bằng cách đốt ngải ở vùng mông, nơi xương sacrum để giảm bớt cái đau.

Cánh tay trái, nhất là từ khuỷu tay xuống bàn tay, đều đầy vết xước trầy, vì ông ấy cứ lấy cánh tay phải vuốt cánh tay trái cho đỡ đau buốt, và ở vùng mông (xương sacrum) cũng đầy vết trầy rướm máu.

Đọc bài viết của Thầy về cách trị bệnh và giải thích theo Đông Y, em hiểu mập mờ chút ít nên thích qúa, muốn sang Montréal để được học hỏi ở Thầy.

Xin Thầy giúp cho. Cám ơn Thầy thật nhiều, vì đã phiền đến Thầy.

Một đọc gỉa ở Thụy Sĩ rất cảm kích Thầy.

1-Thoát vị đĩã đệm :

Bệnh nhân nằm úp, hai chân xếp hình con ếch, gấp đầu gối mỗi bên, gót chân đụng vào mông ở thì thở ra, một bàn tay mình (người chữa) cầm cổ chân, một bàn tay để vào mông khi ép chân gối bệnh nhân vào mông, thần kinh cột sống sẽ giãn ra làm phục hồi lại đĩa đệm. Ép chân bên đây một lần, bên kia một lần. Ép chân gối 30-50 lần theo hơi thở ra của bệnh nhân.

Bệnh nhân nằm ngửa hai tay đan lại với nhau, nắm một đầu gối kéo đầu gối ép sát vào bụng ở thì thở ra, rồi buông duỗi thẳng chân ra. Đổi chân kia, kéo ép gối chân kia vào sát bụng ở thì thở ra, rồi buông duỗi thẳng chân ra. Cứ ép chân vào bụng ở thì thở ra, chân bên này rồi đến chân bên kia, kể là một lần, tập 30 lần, để làm lưng nóng lên, chữa đau lưng, thận.

Hơ ngải cứu vào huyệt Thận Du, Mệnh Môn, Khí Hải, giúp thận mạnh, làm ấm cơ thể.

2-Cánh tay trái đau nhức, cần phải đo áp huyết cao hay thấp.

Áp huyết cao thì cánh tay, bàn tay và ngón tay tê cứng đau. Sau lưng giữa cột sống, từ huyệt Đại Chùy xuống ngang lưng ngực, trên mỗi đốt sống lưng, người chữa, dùng ngón tay trỏ hay ngón tay cái của mình, vuốt từng đốt sống để tìm điểm đau. Dùng kim châm tiểu đường châm vào chỗ đau, nặn máu ra đỏ bầm hay đen. Rồi châm vào các đầu ngón tay (huyệt Thập Tuyên) nặn máu. Lúc đó áp huyết xuống, bàn tay và cánh tay được máu lưu thông đều, trở thành mềm, hết đau.

Nếu đo áp huyết thấp, cánh tay, cổ, vai, bàn tay, ngón tay vô lực. đau không có điểm đau cố định do không có đủ khí huyết lưu thông khắp toàn thân, nên mới có cảm giác chuột rút rỉa các bắp thịt. (để ý khi châm kim tiểu đường, nặn không ra máu, chứng tỏ thiếu máu). Thiếu máu da không tươi nhuận, nên hay bị vết trầy xước.

Bệnh thiếu máu làm áp huyết thấp, không đủ máu nuôi da thịt, xương cốt bị khô, nên đau buốt, xương dòn dễ gẫy. Cần phải uống thuốc tạo máu, tăng tính hấp thụ, kích thích ăn ngon, chuyển hóa thức ăn thành máu, sinh tế bào máu bổ sung thêm lượng máu và hồng cầu bạch cầu. Đông y có thuốc Sirop Tankwe-Gin (Đương Quy Tửu) có bán sẵn ở tiệm thuốc bắc. Uống 2 muổng canh trước mỗi bữa ăn 5 phút, ngày 2 lần. Uống tới khi áp huyết tăng lên từ từ đến 125/75mmHg mạch 70-80 thì ngưng.

Sau đó, cả hai trường hợp áp huyết cao hay thấp, cũng đều phải tập thể dục khí công mỗi ngày theo DVD, và bài tập thở Thông Tinh-Khí-Thần. Trong một tháng sẽ khỏi bệnh.

Thân

doducngoc

 

Kính Thầy

Từ 6 tháng nay, em áp dụng câu trả lời số 1 của Thầy về thoát vị đĩa đệm. Chồng em bị (nguyên văn chẩn đoán của bác sĩ tại Thụy Sĩ : une uncarthrose très nette en C6 à gauche).

Lúc trước, bị đau nhức cánh tay trái, phần lưng, nách trái nơi xương bả vai, phần mông, nơi xương sacrum, chân phải xuống đến mắt cá ngoài. Nay sau khi tập theo như lời Thầy chỉ dẫn ở câu trả lời 1, em nhận thấy ông xã không than đau nhức ở 4 phần trên vừa kể nữa. Nhưng nay lại có một chút vấn đề khác…

Anh quay cổ qua phải bình thường, nhưng quay qua trái thì đau lắm, nên khi lái xe, rất khổ sở, anh phải cố gắng từ từ quay cả người mới nhìn thấy được.

Em đã giúp chồng em như sau :

Nằm úp như ếch, khi chân gập vào mông thì em cầm cổ chân đè vào mông, hai tay anh tự làm không được, vì cái đau ở cổ nó kéo làm đau lắm.

Khi nằm ngửa, gấp chân gối vào ngực, thì em lại đè đầu gối sát vào ngực.

Bây giờ 4 chỗ đau ban đầu không còn nữa, nhưng lại đau nơi cổ gáy, không quay đầu về bên trái được.

Thầy giúp em ý kiến, bây giờ phải làm gì.

Em xin đa tạ Thầy, và kính chúc Thầy sức khỏe vạn an.

Một đọc gỉa ở Thụy Sĩ rất cảm kích Thầy.

Kính Thầy

Em là một đọc giả ở Thụy Sĩ, lúc trước em có hỏi Thầy về bịnh Thoát vị đĩa đệm của chồng em. Khi em có thì giờ sẽ tường thuật cho Thầy về trường hợp này. Chồng em nay đã đỡ đau.

Nay em xin hỏi Thầy về trường hợp bị cảm cỏ phấn hoa của thằng con 23 tuổi. Mùa xuân đến thì hắt hơi xì mũi, mắt ngứa, mũi nghẹt, rồi khổ sở nhất là bị ho khô, ho khan liên tục, không ngủ nghỉ được, rất khổ Thầy ơi. Thầy giúp em để có thể giúp con mình.

Rất mong tin Thầy.

Xin kính chúc Thầy sức khỏe vạn an.

Một đọc gỉa ở Thụy Sĩ rất cảm kích Thầy.

1-Đau cổ gáy vai không quay cổ được :

Bệnh nhân ngồi trên ghế, cô dùng ngón tay cái bấm vào huyệt Phong Phủ, xoay theo chiều kim đồng hồ 9 lần, bàn tay kia để ở trán bệnh nhân, trong lúc vừa bấm xoay huyệt vừa bảo bệnh nhân từ từ ngửa cổ ra sau.

Ở vị thế cổ ngửa, cô bấm huyệt Phong Trì bên phải xoay ngược chiều kim đồng hồ 36 lần, rồi huyệt Phong Trì bên trái xoay ngược chiều kim đồng hồ 48 lần, bấm vào huyệt Đại Chùy xoay thuận chiều kim đồng hồ 45 lần, vừa xoay vừa bảo bệnh nhân cúi ngửa 10 lần, quay cổ sang phải sang trái 10 lần, rồi lại cúi ngửa rồi lại quay cổ sang trái sang phải.
Cuối cùng dùng sac magic bỏ vào microwave 3 phút đặt vào gáy vai, chỗ đau rồi tập tiếp quay cổ gáy vai cho đến khi hết đau.

Lấy ngón tay cái ấn đè từ huyệt Đại Chùy xuống giữa xương cột sống và hai bên bả vai, tìm nơi có cục cứng, ấn đè vào đau, gọi là A thị Huyệt. Dùng kim tiểu đường châm vào đó rồi nặn máu. Bảo bệnh nhân quay cổ sang trái, sang phải, tìm ra điểm đau khi quay cổ, châm vào điểm đau nặn máu. (Thí dụ, khi quay cổ sang trái được 45 độ, tìm được 1 điểm đau, khiến cổ không thể quay hơn được nữa, thì châm nặn máu vào điểm đó. Rồi quay được 60 độ lại có một điểm đau khác, châm nặn máu… cho đến khi quay được 180 độ không còn điểm đau là khỏi). Rồi tập bài động công Vặn Mình theo DVD

2-Dị ứng phấn hoa do chức năng của phổi kém :

Tập bài Cùng Nhau Luyện Thuốc 200 lần cho người xuất mồ hôi trán, phổi sẽ mạnh. Khi kéo ép gối vào ở thì thở ra, thay vì thở ra bằng miệng thì đổi lại, ngậm miệng, thổi hơi ra bằng mũi, người chữa lấy ngón tay cái đè vào đỉnh mũi làm cho mũi thông, lấy khăn giấy xịt nước mũi ra hết, rồi tập tiếp.

Trong khi bệnh nhân tập, cô bấm ngón tay giữ đè vào huyệt Trung Quản.

Thân
doducngoc