Thầy Ngọc kính mến,
Con tên là H., năm nay 32 tuổi. Con may mắn được biết đến thầy qua một người bà con, kính xin thầy chỉ dạy cho con phương pháp chữa bệnh và giữ cơ thể được mạnh khỏe.
Áp huyết của con đo trước khi ăn:
– tay phải: 117-65-63, tay trái: 114-74-70 (trong tư thế nằm)
sau khi ăn 30′:
– tay phải: 105-60-71, tay trái: 110-67-70 (trong tư thế nằm)
(đo sau ăn trong tư thế ngồi: tay phải: 93-60-75, tay trái: 97-63-81, con không hiểu vì sao lại có sự chênh lệch nhiều đến như vậy)
Con hiện đang bị các chứng bệnh như sau:
– Mỗi bên vú có 3 nang, kích thước từ 3mm-8mm, trước mỗi kỳ kinh thường rất đau 2 bên vú.
– Cổ tử cung có polyp to bằng hạt đậu (khoảng 1cm), đã xoắn nhiều lần và xét nghiệm lành tính. Tuy nhiên, sau mỗi lần xoắn khoảng 1 năm nó đều mọc lại.
– Con bị rong kinh, kỳ kinh khoảng 10-15 ngày, những ngày đầu và cuối thường ra ít và máu đen
– Con cũng thường ra huyết trắng, mặc dù ít nhưng có màu vàng và mỗi khi đến kỳ kinh nó lại có màu nâu và chuyển dần sang đen như máu bầm.
– Con bị đau thắt lưng và vùng dưới thắt lưng (giữa thắt lưng và xương cùng)
– Hay bị hoa mắt chóng mặt, nhất là khi đang ngồi đứng dậy đột ngột hoặc vận động quá sức.
– Mũi con thường xuyên tăng tiết đờm vào buổi sáng khi ngủ dậy, đờm có màu vàng.
– Tay chân cũng hay bị lạnh và rịn mồ hôi, nhất là khi ở trong phòng máy lạnh hoặc khi trời lạnh
Hàng ngày con đang tập các bài:
– Đứng hát kéo gối lên ngực 200 lần (con thường tập ở tư thế nằm vì đứng thì rất mệt, không thể thực hiện liên tục 200 lần)
– Vỗ tâm thận 30 lần
– Vỗ tay 4 nhịp 200 lần
– Cúi ngửa 4 nhịp 20 lần
– Nạp khí trung tiêu 3-4 lần
– Kép ép gối thở ra làm mềm bụng 200 lần
– Thở đan điền thần trước khi ngủ (bài này con làm vẫn chưa được vì còn mất tập trung)
Con mới tập được 1 tuần và không biết những bài này có phù hợp với bệnh của mình không.
Kính mong thầy chỉ dạy cho con phương pháp ăn uống và luyện tập chữa bệnh theo khí công y đạo.
Con xin cảm ơn thầy!
Trả lời :
A-Nguyên nhân :
Áp huyết đo ở vị thế ngồi hay đứng so với vị thế nằm chênh lệch nhiều do tim bị thòng bởi những ống mạch tim suy yếu, thìếu máu cung cấp từ gan, theo đông y, gan chứa máu cung cấp cho tim và những ống dẫn máu, những gân máu, những sợi thần kinh và những tế bào.
Vì gan không đủ máu, lại ăn những chất không bổ máu nên tế bào bị hủy hoại dần trở thành những bướu trở thành bệnh ung thư, vì thế bệnh ung thư không lây vì không có vi trùng, nhưng khó chữa vì tình trạng tế bào bị thiếu máu nuôi dưỡng đã kéo dài đến mấy chục năm, khí đo áp huyết không tăng theo tuổi theo tiêu chuẩn của khí công.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Thí dụ cháu bây giờ đang ở tuổi 32 thì áp huyết tiêu chuẩn phải là 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi), nhưng thực tế cháu đo ở vị thế ngồi là đúng nhất chỉ có ở tay phải: 93-60-75, và tay trái: 97-63-81 thì tình trạng khí huyết trong cơ thể của cháu chỉ bằng một đứa trẻ 5-6 tuổi, nếu tình trạng khí huyết không được cải thiện tốt hơn, lên đến tuổi trung niên vẫn còn áp huyết thấp như trè con vậy, thì từ 6 tuổi đến 59 áp huyết không tăng theo tuổi, có nghĩa là tế bào đã không được nuôi dưỡng trong 53 năm dài, do đó tất cả các tế bào trong cơ thể trở thành tế bào ung thư mọc ra nhiều hơn là những tế bào lành, vì thời gian tế bào không được máu nuôi dưỡng qúa lâu, nên đông tây y đành bó tay trong việc chửa trị bệnh ung thư.
Chính nhờ máy đo áp huyết và tiêu chuẩn khí huyết tăng theo tuổi theo tiêu chuẩn của khí công, chúng ta mới có thể trả lời được những thắc mắc tại sao con người lại bị bệnh nan y là ung thư mà không chữa được, mà nguyên nhân rất đơn giản là cơ thể thiếu khí huyết trầm trọng.
Như vậy máy đo áp huyết chính là một thầy thuốc giỏi, có thể khám bệnh và theo dõi bệnh tình của mình trong việc mình tự điều chỉnh Tinh-Khí-Thần của mình theo quy luật âm-dương, khí-huyết, hư-thực, hàn-nhiệt theo ngũ hành tạng phủ làm sao cho áp huyết của mình luôn luôn nằm ở tiêu chuẩn khỏe mạnh của lứa tuổi thì không bao giờ bị bệnh tật. Vì khi cơ thể bị bệnh sẽ làm thay đổi khí huyết tức là áp huyết sẽ bị thay đổi do kết qủa của máy đo áp huyết mà mình thấy biết được chứ không cần đến sự chẩn đoán bệnh theo đông tây y thì lúc đó đã qúa muộn để chữa trị…
Chữa bằng phương pháp đông y-khí công, không chữa vào những ngọn là những dấu hiệu bệnh đang có do biến chứng và hậu qủa của gốc bệnh là thiếu máu và thiếu khí, nên chữa gốc bệnh mới là chính, vì chữa ngọn, chữa bệnh này chưa xong, do thiếu khí huyết lại biến chứng sinh thêm bệnh khác, như vậy là mình cứ chữa đuổi theo bệnh mới phát sinh, còn chữa gốc bệnh làm biến mất những biến chứng và bệnh mới sẽ không có điều kiện để phát sinh khi khí huyết được phục hồi đầy đủ. Sau khi khí huyết phục hồi được đầy đủ thì còn những dấu hiệu bệnh nơi nào bị tắc nghẹt khí huyết không lưu thông đến lúc đó mới chữa vào ngọn sau.
B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
1-Uống thuốc thang bổ khí huyết làm tăng áp huyết, và khí huyết bằng bài thuốc Phụ Tử BổTrung Thang theo bài dưới đây:
2-Kiêng ăn những chất chua làm hạ áp huyết, phá mất máu, mất hồng cầu. Chọn những thức ăn bổ máu theo hướng dẫn trong bài cho phù hợp với cơ thể và khẩu vị mỗi ngày, cần đo áp huyết so sánh trước và sau khi ăn xem việc điều chỉnh ăn uống có đúng không, nếu đúng sẽ làm tăng áp huyết lên dần…:
Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp
Khí :
1-Tắm ngâm ngập người trong nước nóng ấm với gửng giã giúp khí huyết lưu thông toàn thân trong 30 phút mỗi ngày.
2-Tối trước khi đi ngủ, nấu 1 thìa bột phèn chua với giã 1 củ nghệ 50g, nấu chung với 1 lít nước cho tan phèn, đổ vào 1 bô cao dùng để đi tiêu tiểu, ngồi lên xông cửa mình 30 phút cho teo bướu và thịt mọc dư trong cổ tử cung do nhiễm trùng làm ra bệnh huyết trắng, xông xong dùng nước phèn-nghệ này rửa cửa mình.
3-Khi đi ngủ giã 1 củ gừng trộn với ít bột cho dính, đắp lên bụng dưới, nơi đau vùng tử cung có bướu, dùng băng quấn lại ngủ qua đêm, sáng gỡ bỏ ra. Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau khi đắp gừng, rồi đi ngủ.
4-Ban ngày tập 7 bài đầu khí công, Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm tăng oxy cho cơ thể duy trì công thức máu Fe2O3, Vỗ Tâm-Thận 30 lần làm thông tuyến vú, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu lên nuôi não, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút giúp chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, sau bài kéo gối tập tiếp bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết. Mỗi ngày tập 3 lần.
Thần :
Khi ngủ, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, bàn tay trái đặt đè lên chỗ đắp gừng, bàn tay phải đặt chồng lên trên, nằm nghe khí huyết chuyển động chạy trong bụng dưới nơi đắp gừng cho đến khi rơi vào giấc ngủ.
Áp dụng điều chỉnh thuốc uống cách chữa Tinh-Khí-Thần liên tục trong 3 tháng, đo áp huyết để theo dõi khí huyết lọt vào tiêu chuẩn đúng tuổi và kinh nguyệt ra đều thì khỏi bệnh.
Thân
doducngoc