Câu hỏi 310: Biến chứng của bệnh ăn nhiều mà lười

Kính thầy,

Một hôm, tra cứu trên website, con tình cờ được biết, Thầy đã chữa lành rất nhiều bệnh nhân, trong đó có cả những người ngoại quốc nữa.

Con rất muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về KCYD để có thể giúp đở mọi người.

Hôm nay, con xin Thầy chữa bệnh giúp con :

Nam, 54 tuổi, HA đo được (con không uống thuốc HA) :

Sáng Tay trái 121/88/80 Tay phải 124/86/78 (trước ăn)

Tay trái 119/83/72 Tay phải 124/88/76 (sau ăn)

Trưa Tay trái 126/85/80 Tay phải 129/89/78 (trước ăn)

Tay trái 123/82/81 Tay phải 137/89/76 (sau ăn)

HA tay phải con thường cao hơn tay trái, trước cũng như sau ăn.

Con bị các chứng sau :

1/- Cổ gáy và hai bên vai thường bị đau và mỏi.

2/- Các ngón tay trái thường bị lạnh; phần trên cánh tay trái-gần bả vai- bị đau nhức; sau khi giác hơi thì nơi ấy tím bầm, và cánh tay cảm thấy đở mỏi hơn.

Trước đây, con có chụp X-ray, thì BS nói bị thoái hóa cột sống cổ.

3/- Hay chóng mặt (không biết có phải bị rối loạn tiền đình không).

4/- Khi cử động khớp vai trái thường kêu lụp cụp (bác sĩ cho con uống Glucosamin, nhưng không đở)

5/- Các đầu ngón chân bị nhức, nhất là vào sáng sớm, đôi khi cả ngày.

6/- Bị ra mồ hôi vàng (hoàng đản), mùi khó chịu, nhất là từ lưng trở xuống.

(Không thể mặc áo trắng)

7/- Mắt : bị đục thủy tinh thể, hay mỏi, đỏ và nóng mắt.

8/- Khi con cúi chổng mông tập bài “Cúi ngửa “, con bị đau nhói ở phần mông trái (huyệt Hoàn Khiêu).

9/- Trong bài “Công bố kết quả 30 năm nghiên cứu về áp huyết” có đoạn :

“Số đo thứ hai là tâm trương, nếu lớn hơn 100 sẽ làm cho van tim bị hẹp dần, do đó van tim phải co bóp nhiều lần mới đưa đủ máu trở về tim, nếu số đo dưới 70 hay 65 là van tim bị hở không đóng chặt để giữ được máu vào tim.

Nhưng ở Bài 227: “So sánh 2 cách chữa” :

số thứ hai chỉ tâm trương, theo KC là chỉ chức năng đàn hồi của van tim . số thứ hai trên 90 là bị hở van (140/100mmHg)

số thứ hai dưới 70 là van tim bị hẹp (140/66mmHg)

Xin Thầy giải thích giúp để con hiểu rõ hơn: khi nào van tim bị hở (>90 hay <90), hẹp (<70 hay >90).

Rất mong được Thầy hướng dẩn cụ thể để con sớm lành bệnh.

Ho

hhhau@hcm.vnn.vn

Trả lời :

Áp huyết tiêu chuẩn ở tuổi 54 là :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Như vậy áp huyết tiêu chuẩn tối thiểu là 120, tối đa là 130, như vậy nếu mình có áp huyết trước hay sau khi ăn, tối thiểu là 119, tối đa là 134 cũng còn tạm được. Nhưng ….chức năng chuyển hóa không tốt vì áp huyết tay phải và tay trái chỉ can khí không làm việc (129). Áp huyết ở tay trái trước khi ăn cao (121) sau khi ăn vị khí hạ xuống còn 119, là bao tử không co bóp, chỉ chứa thức ăn như túi đựng rác.

Hậu qủa can khí hư, không bơm máu lên tim để tim tuần hoàn nên các ống máu và các dây thần kinh bị ứ tắc nên sinh ra các bệnh ở câu hỏi từ 1 đến 8, đau nhức cổ gáy chân, tay vai, lưng, thoái hóa cột sống chóng mặt, mờ mắt, máu không ra đầu ngón tay chân nên bị lạnh.

Khi gan không co bóp, bao tử không co bóp, thì thức ăn như chứa trong thùng rác, thì thuốc uống cũng nằm trong thùng rác, không chuyển hóa ngấm theo máu, và máu không dẫn đi đến nơi bệnh để chữa.

Về câu 9, số thứ hai chỉ biên độ giao động đóng mở van tim ở bệnh này tối thiểu 82 tối đa 89, so với áp huyết tiêu chuẩn 70-80 thì van tim hở, có nghĩa tim bóp không chặt nên máu không đẩy đi, do đó nhịp tim phải đập nhanh hơn tiêu chuẩn.

Về tiêu chuẩn định bệnh hở và hẹp van tim, thì phải xét đến cả 3 số, thứ nhất, thứ hai và số thứ ba nhịp đập của tim.

a-Số thứ nhất, áp huyết cao hơn tiêu chuẩn là can khí vị khí mạnh, nhịp tim bình thường, bệnh này nhiều người cảm thấy rằng tim đập mạnh qúa như muốn vỡ tim, nhưng tốc độ của nhịp tim bình thường.

b-Nhưng khi đo máy nhồi 2-3 lần, điều đó chứng tỏ có cholesterol kết tủa kẹt vào van trong khi van bóp chặt để bơm máu, mà máu không bơm đi được, nên tim phải đập nhanh hơn nữa cao hơn tiêu chuẩn. Kết luận van tim bị hở do kẹt nên có số thứ hai nhỏ, máy bơm nhồi và nhịp tim nhanh.

c-Còn áp huyết bình thường, máy bơm không nhồi, nhịp tim bình thường, riêng số thứ hai cao, là cơ co bóp tim giãn nở to làm hở van thì gọi là bệnh hở van tim do hai nguyên nhân, một do bẩm sinh, hai do uống thuốc giãn mạch chữa bệnh cao áp huyết nhièu năm làm hỏng van.

d-Áp huyết bình thường, số thứ hai thấp hơn tiêu chuẩn, máy đo không nhồi, nhịp tim bình thường, kết luận là hẹp van tim.

Cách chữa các bệnh từ 1 đến 8 :

Chỉ cần tập khí công toàn bài thể dục mỗi sáng và mỗi tối.

Còn trước và sau khi ăn 30 phút tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 100 lần, một ngày tập 6 lần, làm tăng tính hấp thụ chuyển hóa, tiêu hóa tốt, và làm hết đau nơi huyệt Hoàn Khiêu.

Tập Vỗ Đập cánh tay và chân để thông khí huyết thông tắc nghẽn giúp khí huyết tuần hoàn toàn thân.

Tìm những điểm đau nhức dùng kim châm thử tiể uđường châm nặn máu cho đến khi tập các bài tập thấy không còn chỗ nào đau nữa mới không cần châm nặn máu nữa.

Lưu ý quan trọng :

Nhưng cần đo áp huyết theo dõi mỗi ngày trước và sau mỗi bữa ăn ở hai tay, làm sao trước khi ăn áp huyết tay phải cao, sau khi ăn nó xuống thấp, vì nó đã làm xong nhiệm vụ. Còn áp huyết của tay trái là chức năng bao tử, trước khi ăn phải thấp, sau khi ăn phải cao hơn để bao tử tăng vị khí co bóp chuyển hóa, nên biên độ giao động của áp huyết thấp nhất ở tối thiểu, cao nhất ở tối đa theo tiêu chuẩn là lý tưởng.

Sau khi ăn được 4 giờ, áp huyết tay trái phải xuống thấp, tay phải lên để chuẩn bị làm việc cho bữa ăn sau.

Còn nếu áp huyết không trở lại như cũ, vẫn cao, mà ăn tiếp thì áp huyết tăng cao hơn nữa vượt qúa tiêu chuẩn thì sau giấc ngủ qua đêm sẽ là giấc ngủ ngàn thu vì đã vỡ mạch máu não.

Thí dụ một người đang có bệnh áp huyết cao, đang uống thuốc chữa áp huyết, nhưng sau khi ăn bữa cơm trưa, không tiêu, áp huyết lên 150, đến bữa cơm chiều áp huyết không hạ, mà vì ăn không tiêu, thức ăn bị ứ trong bao tử làm tăng can khí vị khí, trong trường hợp này mình vẫn tưởng mình không bị bệnh áp huyết vì vẫn uống thuốc, nên không may đi ăn tiệc mời buổi tối ở nhà hàng, ăn xong về nhà thấy mệt, bụng căng, muốn ói mửa, mà vẫn không lo đo áp huyết, khi ngủ qua đêm, sáng người nhà không thấy dậy, thì lúc đó mình đã bị tai biến mạch máu não, đi bệnh viện cấp cứu, bác sĩ chê, không chữa được, áp huyết lúc nằm trong bệnh viện vẫn cao 160-170 mặc dù đã được cấp cứu, nên đành từ giã thế gian chưa trăn trối được lời nào.

Nhiều người bị bệnh cao áp huyết chết oan mạng trong những trường hợp này.

Thân

doducngoc