A-Hội chứng hư thận ở người lớn :
Theo tây y những kết qủa xét nghiệm máu :
Về Albumin-niệu, protid-huyết, lipid-huyết, cholesterol-huyết, triglycérid-huyết lọt ra ngoài tiêu chuẩn kèm theo một số dấu hiệu bệnh như :
Albumin-niệu nặng trên 3g/24 tiếng và Albumin-huyết dưới 30g/lít , hậu qủa tốc độ lắng máu rát nhanh
Protid-huyết giảm dưới 60g/lít
Alpha 2 Globulin tăng
Lipid-huyết tăng hơn 15g/lít
Cholestyerol-huyết và Triglycérid- huyết tăng
Hội chứng hư thận chia 2 loại :
1-Loại Hư Thận Đơn Thuần :
Không làm tăng áp huyết, không có huyết niệu vi thể, không có dấu hiệu nào chứng tỏ hư thận, ngoài việc xét nghiệm máu, và phú chân.
2-Loại Hư Thận Không Đơn Thuần :
Có huyết-niệu vi thể, có dấu hiệu suy thận làm tăng áp huyết, do những nguyên nhân nhân như :
a-Viêm thận tiểu cầu mạn thường gặp nhờ sinh thiết thận để phân biệt các loại khác nhau như:
Thoái hóa kính từng đoạn, viêm thận tiểu cầu “ngoài- màng”,, “màng tăng sinh”…
b-Việm thận do bệnh tiểu đường nước tiểu có đường bởi bệnh thận tiểu cầu kèm với thoái hóa kính hoặc xơ cứng tiểu cầu thận hội chứng Kimmelstiel-Wilson do giải phẫu thấy được như ống thận bị dầy lên phát triển những cục trong mao mạch màng.
c-Thoái hóa dạng tinh bột.
d-U tủy, bệnh chu kỳ làm đau bụng thường kèm theo thoái hóa dạng tinh bột ở thận.
e-Lupus ban đỏ rải rác ở phụ nữ trẻ, hoặc do viêm da cơ, viêm quanh động mạch có cục.
f-Ban xuất huyết dạng thấp ở thanh niên.
g-Do ngộ độc thuốc, liệu pháp huyết thanh, vaccin
h-Huyết khối tĩnh mạch thận.
i-Hội chứng hư thận cận ung thư.
B-Hội chứng hư thận ở trẻ em từ 2 đến 8 tuồi thường gọi là “Hư thận mỡ”:
Dấu hiệu phù khi có khi không và hư thận thường là đơn thuần, không có tăng áp huyết, không có huyết niệu vi thể, không có dấu hiệu suy thận. Khi xét nghiệm máu có :
Albumin-niệu rất nhiều trên 50mg/kg/24 tiếng.
Protid-huyết giản dưới 60g/lít, Albumin-huyết giảm dưới 30g/lít, Alphà Globulin tăng, Gamma globulin giảm, Tốc độ lắng máu nhanh.
Biến chứng có thể :
-Bị nhiễm khuẩn, đau bụng viêm tụy cấp, viêm màng bụng do phế cầu khuẩn, thủng tạng rỗng như bao tử, ruột, tắc mạch do huyết khối trong sâu ở động mạch não hay phổi, giảm natri-huyết
C-Chứng cẳng chân to :
1-To cả hai cẳng chân :
a-Nhìn thấy cẳng chân bị phù, nguyên nhân có thể do :
Tim, thận trong hội chứng hư thận, do xơ gan, do thiếu dinh dưỡng giảm protein-huyết, do phình tĩnh mạch, rối loạn sau viêm tĩnh mạch, phù do tư thế đứng lâu bới rối loạn tính ngấm của mao mạch, phù theo chu kỳ như chu kỳ kinh nguyệt, do viêm mô tế bào (có hay không có dấu hiệu đò tím trên da), phù niêm trước xương chày do tăng năng tuyến giáp, phù do phản ứng phụ của thuốc tây y và phù do uống nhiều nước không được chuyển hóa..
b-Do chèn ép khung chậu :
-Trong bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư niệu-sinh dục, hoặc ung thư trực trường, ung thư tuyến tiền liệt, và do hậu của uống nước vói số lượng lớn mà không được chuyển hóa.
c-Chèn ép tĩnh mạch chủ :
Trong bệnh khối u hoặc do hạch.
d-Phù bạch huyết di truyền hay phù do dinh dưỡng được phát hiện gần tuổi dậy thì, và ở bệnh Milroy là một loại bệnh phù mãn tính, có dấu hiệu chân phù trắng, cứng, không đau, ở vị trí từng khúc. Phù dinh dưỡng riêng lẻ do dị dạng ở mạch bạch huyết.
2-To một cẳng chân :
a-Phù cấp tính :
Do viêm tĩnh mạch : nổi mầu xanh đen, viêm động mạch, phù do thiếu máu cục bộ, đứt cơ sinh đôi trong, vỡ u nang kheo.
Cẳng chân to đỏ có sốt do liên cầu khuẩn : do viêm quầng, viêm mạch bạch huyết, viêm bạch huyết tái nhiểm, viêm mô tế bào-bạch huyết cộng với phù do viêm.
Phù voi giun chỉ, do liên cầu khuẩn. như u nấm làm chân phù thật do thâm nhiễm có nhiều ổ loét sù sì và rỗ, sẽ chết người nếu không cưa bỏ chân kịp.
b-Phù mãn tính :
Cẳng chân to sau viêm tĩnh mạch kém với phình tĩnh mạch-di chứng.
Chèn ép tĩnh mạch chậu, u ở hố chậu nhỏ, hoặc chèn ép tĩnh mạch chậu trái do động mạch chậu gốc phía bên[phải ở phụ nữ trong khoảng tuổi 30-40, chèn ép kheo do cơ dép.
Chèn ép mạch bạch huyết ở tam giác Scarpa, do ung thư xâm lấn, di chứng nạo hạch, liệu pháp cobalt chữa ung thư tử cung.
Loạn sản tĩnh mạch ở hội chứng Klippel-Trénaunay được phát hiện ở tuổi trẻ có một chân phì đại ở xương, phình tĩnh mạch và u mạch phẳng, kém với chi dài ra, phình tĩnh mạch ngoài cẳng chân.
Phù bạch huyết bẩm sinh ở một chân sau tuổi dậy thì tưởng là bong gân hoặc viêm khớp mắt cá.
Bệnh Kaposi thuộc bệnh máu ác tính ở đàn ông khoảng 40-60 tuổi có những mảng u mạch đỏ bấm máu tái xanh lẫn những hòn, nấm trong da ở phần da lành hoặc da u mảng có hòn cứng nằm trong da, thương tổn này bắt đầu ở đầu ngón chân lan ra khắp người và trong tạng phủ đưa đến tử vong từ 2-10 năm trong bệnh cảnh suy mòn, thiếu máu hoặc chảy mất máu mà hiện nay chưa xếp loại nhiễm khuẩn hay ung thư.
Thân
doducngoc