Khi thử máu để tìm bệnh, không bị thiếu máu, áp huyết đúng tiêu chuẩn, mà cơ thể vẫn bị mệt mỏi, co cơ, buồn ngủ đờ đẫn như hôn mê, phải nghỉ ngay đến dấu hiệu bệnh do Natri-Huyết thay đổi bất bình thường.
A- Hậu Qủa Khi Ăn Nhạt Lâu Ngày :
Cơ thể thiếu muối, nếu thử máu có lượng Natri-huyết giảm dưới tiêu chuẩn 135mEq/lít hay 135mmol/l sẽ bị bệnh như :
Không đói, chán thức ăn, ói mưa, kiệt sức, lẫn tâm thần, thiếu muối nặng sẽ bị co giựt cơ và hôn mê
Giảm thẩm thấu huyết tương, tăng ngấm nước tế bào rối loạn ở não và ở thận.
B-Hậu Qủa Khi Ăn Quá Mặn Do Thói Quen :
Khi thử máu có lượng Natri-huyết cao hơn 145mEq/lít sẽ bị bệnh như :
Ý thức u ám, lẫn tâm thần, hôn mê, tăng áp lực thẩn thấu ở người có bệnh tiểu đường, người già, những người điều trị bằng corticoid, tạo ra phản ứng người cứng ngắt và sốt.
Tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, mất nưóc tế bào gây rối loạn não, giảm niệu và tăng ure-huyết, có khả năng bọc máu dưới màng cứng.
C-Nguyên Nhân Làm Natri-Huyết Giảm :
Làm cơ thể thiếu Natri do chế độ ăn nhạt khắt khe hoặc do chữa trị bệnh thận sai làm thoát natri trong bệnh viêm thận, bể thận, thận đa u nang.
Khi mất qúa nhiều muối làm cơ thể vã mồ hôi, ra đàm nhớt trong ói mửa do hút bao tử và ruột, do lỗ dò tiêu hóa, do tiêu chảy nhiều, hoặc do tình trạng tắc ruột, hay phỏng nặng.
Những người lạm dụng thuốc lợi tiểu, đa số những người dùng thuốc lợi tiểu trong chữa bệnh cao áp huyết, chữa bệnh bí tiểu
Những người bị bệnh thận như suy thượng thận thì natri-huyết giảm, kali-huyết tăng.
Bệnh thận với thoát mất muối trong bệnh viêm bể thận mạn
Trong những bệnh ung thư phế quản với tế bào nhỏ, ung thư tụy, u tuyến ức, sacrom-lưới, bệnh phổi cấp. lao phổi.
D-Nguyên Nhân Làm Natri-Huyết Tăng :
Cơ thể dư thừa muối do chế độ ăn uống sai hoặc do trong điều trị sai :
Thừa muối hoặc thừa natri-hydrocarbonate
Do bệnh tiêu chảy, ói mửa, hút bao tử, giãn bao tử, tắc ruột, vã mồ hôi, thở nhanh.
Do mất nước ngoài thận trong bệnh tiểu nhiều gọi là đa niệu thẩm thấu, bệnh tiểu đường, và do dùng thuốc lợi tiểu.
Do truyền dung dịch ưu trương, truyền ure, nước tiểu trắng nhạt do thận hư.
E-Nguyên Nhân Uống Nước Nhiều Hay Ít :
Nước uống vừa đủ không nên uống nhiều hoặc uống ít cũng đều gây ra bệnh làm Tăng hay Giảm Natri-Huyết:
1-Làm Giảm Natri-Huyết Do Thừa Nước :
Bởi uóng nhiều nước, hoặc thừa dung dịch Glucoza trong lúc ăn nhạt không có muối, nhất là sau khi phẫu thuật lại cho uống nước trong khi có suy thận, tiểu ít hoặc bí tiểu, càng làm cho cơ thể dư nước khiến natri giảm thấp gây co giựt hôn mê, ngoài những dấu hiệu sưng phù chân, giảm trí nhớ, hay quên.
Trong bệnh xơ gan mà dùng thuốc lợi tiểu, trong hội chứng hư thận, suy tuyến giáp.
Đa số những người tây phương, và những người Việt Nam bắt chước theo tây y có thói quen uống nước nhiều mục đích tưởng là để lọc thận, nhưng thực tế qua thống kê xét nghiệm y khoa lâm sàng thì trái lại nó làm cho chức năng thận hư phải bị lọc thận, làm liệt cơ ruôt mất chức năng co bóp làm ung thư ruột, sưng tuyến tiền liệt, giảm trí nhớ, lú lẫn lớn tuổi bị bệnh mất trí nhớ
2-Làm Tăng Natri-Huyết Do Thiếu Nước :
Những người già, trẻ còn bú, người bệnh liệt giường, người khó nuốt,.. thường không theo dõi kỹ để họ bị thiếu nước làm tăng Natri-huyết sinh ra bệnh co cứng gân cơ, cắn chặt hàm hay không mở miệng lớn được.
Lưu ý những thầy chữa bệnh theo phương pháp Khí Công Y Đạo lúc nào cũng khám định bệnh bằng máy đo áp huyết, máy đo đường, và súng nhiệt kế laser Thermo-Flash đo trên huyệt, đo lưỡi, theo dõi khí huyết, âm-dương, hàn-nhiệt để tìm ra bệnh thuộc khí hay huyết.
Cơ thể thiếu khí oxy, hay thiếu khí chuyển hóa huyết thì có thể tập khí công để chuyển hóa huyết dễ dàng làm cho các xét nghiệm máu lọt vào tiêu chuẩn được.
Nhưng bệnh thuộc huyết như thiếu máu, thiếu nước hay dư làm ra bệnh thì phải biết để hướng dẫn bệnh nhân điều chỉnh lại cách ăn uống thuộc Tinh, như thìếu máu phải ăn uống những chất bổ máu, thiếu muối, calci, đường cần phải ăn cho đủ, nếu dư thừa cần ăn bớt lại.
Vì đa số những trường hợp tự nhiên bệnh nhân có cơn co giựt nhẹ, lú lẫn tâm thần, chuột rút do thiếu calci, thiếu đường, dư nước…, ít có ai để ý đến nguyên nhân này, vì bệnh nhân không thử máu hoặc các bác sĩ không định bệnh đúng, nếu những bệnh chữa lâu không khỏi vì không đúng nguyên nhân gốc đều được chuyển qua cho các bác sĩ chuyên môn dẫn đến điều trị sai lầm không cần thiết, vì những bệnh này rất thông thường mà chúng ta hay gặp.
Thân
doducngoc