TỰ HỌC CHỮA BỆNH DAY BẤM HUYỆT: Bệnh Về Tai

TỰ HỌC CHỮA BỆNH DAY BẤM HUYỆT

o O o

CHUYÊN KHOA BỆNH VỀ TAI

1-NHỌT ỐNG TAI NGOÀI

2-VIÊM TAI GIỮA

3-TAI Ù

4-TAI ĐIẾC

5-LÃNG TAI NGHE KHÔNG RÕ

6-DỊ VẬT TRONG TAI

7-CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TAI TRONG

8-CÁCH CHỮA NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

9-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC

A-PHÂN LOẠI BỆNH :

TAI là khiếu của thận, nơi hội tụ các kinh mạch chạy qua tai như Kinh Can, Đởm và Tam Tiêu. Tai có hai nhiệm vụ là tiếp nhận âm thanh, điều hòa thăng bằng cơ thể do chức năng tiền đình ở mỗi bên tai.

Có 5 loại bệnh chính về tai :

1-Sưng đau tai có mủ :

Do nhọt ngoài tai, viêm tai giữa, viêm xương chũm, nguyên nhân thấp hỏa của can-đởm-tam tiêu đưa lên tai, hoặc do ngoại thương khi ngoáy tai va chạm làm tổn thương tai.

2-Tai chảy nước :

Do tai giữa bị viêm, nguyên nhân do hỏa của can- đởm- tam tiêu, gọi là Thiếu Dương hỏa, hợp với thấp nghịch đưa lên tai.

3-Tai ù như ve kêu :

Do can-thận hư yếu.

4-Giảm thính lực, lãng tai :

Do tổn thương màng nhĩ hoặc do ngoại vật va chạm gây tổn thương, hoặc do can-thận khí uất kết làm căng màng nhĩ, mất độ rung của màng trống.

5-Chóng mặt ù tai, điếc tai :

Do rối loạn tiền đình bởi can-thận suy kém, chia thành 3 chứng khác nhau :

  • Mạch Hoãn : Do ngoại thương
  • Mạch Huyền, Sắc : Do tà hỏa Tam tiêu, can-đởm.
  • Mạch Hư,Tế : Do Thận hư

B-NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ :

5 nguyên tắc điều trị theo nguyên nhân:

  1. Do nhiệt : Nên thanh hỏa, dưỡng huyết, trừ thấp, tiêu dộc.
  2. Do Âm hư : Sơ can, tư âm.
  3. Do can phong : Bình can, sơ phong, trừ nhiệt.
  4. Do khí bế uất : Nên giải uất, tuyên thông.
  5. Do tổn thương va chạm : Dùng cách chữa bên ngoài.

C-NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỪNG LOẠI BỆNH :

1-NHỌT ỐNG TAI NGOÀI:

a-Nguyên nhân và triệu chứng :

Do tai ngoài bị tổn thương xây xát, bị nhiễm khuẩn làm độc, hoặc do cơ thể suy nhược, do bệnh tiểu đường nên da tai dễ bị nhọt.

Do ống tai dính sát vào xương sụn, khi tai bị nhọt độc thì đau tai dữ dội, càng sâu vào trong tai càng đau, có khi lan tỏa ra vùng thái dương và hàm, gây kém ăn, mất ngủ.

Tìm vị trí đau :

-Đau khi kéo vành tai lên : Chứng tỏ có nhọt ở thành trên hoặc thành sau ống tai.

-Đau khi ấn vào nắp tai : Chứng tỏ nhọt ở thành trước ống tai.

-Rất đau khi nâng dái tai lên, hoặc đau khi ấn vào vùng ống tai : Chứng tỏ nhọt ở thành dưới ống tai.

b-Điều trị bằng huyệt:

Dán cao vuông 1cm vuông vào các huyệt sau rồi day ấn nhẹ theo chiều kim đồng hồ 18 lần làm sơ thông kinh lạc, giảm đau dần cho đến khi hết đau :

Những huyệt dùng để Thanh nhiệt, giải biểu như : Hợp Cốc, Ngoại Quan bên tai đau.

Nếu có đau lan tỏa xuống hàm, dùng thêm huyệt Giáp Xa 2 bên

Những huyệt chữa nhọt tai : Day Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong

c-Điều trị ngoại khoa :

Dùng thêm lá Hẹ, giã vắt lấy nước nhỏ vào tai và bôi vào vùng đau, có tính sát trùng làm tiêu nhọt, ngày nhỏ 3 lần.

2-VIÊM TAI GIỮA :

a-Nguyên nhân và triệu chứng :

Là bệnh thối tai, chảy mủ, sưng màng trống

Loại cấp tính :

 

Sốt, mệt mỏi, đau tai dữ dội từng cơn, lan ra xương chũm, đau nửa mặt, đầu và điểm đau nhiều ở tư thế nằm, mủ chảyvàng đặc lẫn máu. Rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sắc, do phong nhiệt độc xâm phạm can-đởm.

Loại mãn tính :

 

Mủ ra thường xuyên loãng, tai ù, nghe kém, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, lưng gối mỏi đau. Rêu lưỡi ít, mạch Tế, Sác do thận hư hoặc Âm hư hỏa vượng làm viêm tai ở người lớn; hoặc do Tỳ hư ở trẻ em, thì mủ loãng, sắc mặt vàng bủng, kém ăn, chậm tiêu, đại tiệm loãng, mệt mỏi, mạch Hoãn, Nhược.

b-Điều trị bằng huyệt :

Sơ thông kinh lạc ở tai bằng huyệt : Ế Phong, Thính Cung, Thính Hội, Nhĩ Môn bên đau.

Nếu đau sau gáy và xương chũm : Dùng huyệt Phong Trì bên đau.

Thanh nhiệt giải biểu : Hợp Cốc, Ngoại Quan hai bên.

Trị ù tai, viêm tai giữa, đau đầu : Dùng huyệt Lư Tức

Trẻ em kém ăn, tỳ hư làm viêm, phải bổ Tỳ dương trên kinh Vị : Túc Tam Lý 2 bên.

3-TAI Ù :

a-Nguyên nhân và triệu chứng :

Trong tai nghe như ve kêu o,o,o,o, càng về đêm tiếng kêu càng tăng cường độ, rất khó chịu, chỉ người bệnh mới cảm thấy. Chia ra nhiều trường hợp :

-Ù tai, tiếng trầm từng lúc, có khi nghe kém là do tai giữa viêm, ứ mủ, hoặc có dị vật trong tai, ráy tai đóng cục.

-Ù tai liên tục tăng dần do vòi tai Eustachi bị tắc làm lãng tai. Thử bằng cách ngậm miệng, bịt mũi, rặn hơi mạnh mà không nghe tiếng “ục” hoặc hơi xì ra tai.

-Ù điếc đặc làm suy thần kinh thính giác do nhiễm độc nhiều lại trụ sinh dùng để chữa những bệnh khác.

-Ù tai do dị ứng, do biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh cao áp huyết, u sọ não, chấn thương đầu. Các dấu hiệu bệnh lâm sàng, đông y quy về thực chứng hay hư chứng khác nhau :

Do thực chứng : Nguyên nhân do can-đởm thuộc mộc sinh hỏa vượng hợp với đờm trọc đưa lên tai.

Do hư chứng bởi thận suy, âm hư hỏa vượng bố lên tai.

b-Điều trị bằng huyệt trường hợp thực chứng :

Khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp xem can-đởm có thực tà hay không, nếu bấm vào những huyệt Hành Gian, Dương Phụ đau, thì day tả hai huyệt này ở bên đau. Sau đó day ấn các huyệt ở tai 18 lần, rồi dán cao.

Để thanh nhiệt : Dùng hai huyệt Hợp Cốc, Ngoại Quan 2 bên.

Sơ thông kinh lạc : Day ấn, dán cao các huyệt : Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong.

Thông tam tiêu, tả nhiệt độc : Day ấn hay châm nặn máu Ủy Trung

Day bấm và dán cao mỗi ngày. Bệnh nhân hàng ngày dùng tay ấn vào nắp bình tai 2-3 phút

c-Điều trị bằng huyệt trường hợp hư chứng :

Do thận hư, phải bổ thận bằng huyệt Phục Lưu, Thận Du 2 bên

Thông kinh Tam Tiêu bằng day bổ thuận chiều kim đồng hồ 18 lần huyệt Ủy Trung 2 bên, và day tả nghịch chiều kim đồng hồ 6 lần huyệt Túc Tam Lý 2 bên.

Khai khiếu ra tai day bổ 18 lần thuận chiều những huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong.

4-TAI ĐIẾC :

a-Nguyên nhân

Do nhiều nguyên nhân, khi khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp, vê các đầu ngón tay chân tìm hư thực, để điều chỉnh sự khí hóa. Nếu nguyên nhân do hư thì day bổ 18 lần thuận chiều, nếu do thực thì tả day ngược chiều 6 lần. Những huyệt có liên quan đến tai dưới đây.

b-Điều chỉnh bằng huyệt :

Bổ thận bằng huyệt, nếu hư chứng : Thái Khê, Phục Lưu 2 bên. Có thể vuốt từ Phục Lưu lên Thái Khê 18 lần, 2 bên.

Tả nhiệt độc nếu thực chứng : Hợp Cốc, Ngoại Quan, Ủy Trung, Túc Tam Lý.

Tả phong nhiệt : Thương Dương, Trung Xung hai bên, châm nặn máu. Kim Môn, Túc Lâm Khấp. Phong Trì, Hành Gian, Phong Long.

Bổ thận khí : Thiên Lịch, Thận Du.

Khai khiếu ra tai day bổ 18 lần thuận chiều những huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong.

5-LÃNG TAI : (NẶNG TAI NGHE KHÔNG RÕ)

a-Nguyên nhân :

Do tắc khí huyết không thông bởi thận suy, do biến chứng của bệnh cao áp huyết, tiểu đường, do phản ứng phụ khi dùng thuốc chữa những bệnh khác.

b-Điều trị bằng huyệt :

Dùng ngón tai cái ấn vào động mạch sau tai nơi xương chũm vùng huyệt Ế Phong, ngón tay giữa ấn vào động mạch Thái Dương gần huyệt Nhĩ Môn trong 10 phút, rồi dán cao, và day ấn thêm các huyệt sau :

Nhĩ Môn, Thính Hội, Ế Phong, Phong Trì, Hiệp Khê.

Nếu các huyệt dưới đây bấm có cảm giác đau, cũng day ấn và dán cao :

Trung Chữ, Ngoại Quan, Thính Cung, Thượng Quan.

6-DỊ VẬT TRONG TAI :

Các loại côn trùng nhỏ bò vào lỗ tai như sâu, kiến…

Dùng que bông gòn tẩm tinh dầu Khuynh Diệp, Bạc Hà, Long Não, Cù Là, VickS, Salicilate… có mùi cay hăng nồng, ngoáy vào tai, côn trùng bị ngạt đứng lại hay chết, dính vào bông gòn, sẽ lấy ra được dễ dàng.

7-CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TRONG TAI :

Do nhiều nguyên nhân hư chứng hay khí huyết tắc nghẽn không thông, nhưng cần phải bổ để thông và tăng cường khí huyết lên tai bằng các huyệt sau ;

Bách Hội, Nội Quan, Ngoại Quan, Phong Trì, Thái Xung, Ế Phong, Thính Cung,

8-CÁCH CHỮA NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

a-Lãng tai do khí bế :

Day bổ Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong

b-Tai đỏ loét :

Tả 2 huyệt liền nhau Thúc Cốt, Kinh Cốt hai bên .

c-Điếc tai :

Bài 1 : Bổ thông Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong, Hội Tông.

Bài 2 : Tả Thủ Lâm Khấp. Kim Môn, Hợp Cốc

Bài 3 : Bấm tả Hợp Cốc, Khúc Trì để tán phong.

Day ấn, dán cao Thính hội, Ế Phong thông khiếu.

Bài 4 : Day tả Hợp Cốc, Ngoại Quan để tả nhiệt.

Day ấn, dán cao huyệt Trung Chữ, Hoà liêu, Thính Hội, Thính Cung khai thông khi

d-Điếc và câm : Bổ Nhĩ Môn, Y Lung, Túc Ích Thông.

e-Viêm tai mãn tính : Tả các huyệt : Thận Du, Hợp Cốc, Ngoại Quan, Ế Phong Trung Chữ.

f-Nặng tai do viêm sốt cao cấp tính :

Tả các huyệt sau : Câm nặn máu Thiếu Thương, và Túc Khiếu Âm 2 bên

Day tả : Dịch Môn, Thiên Lịch, Hậu Khê.

9-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC

a-Lỗ tai đau tức do bế tắc, nghe lùng bùng không rõ :

Nguyên nhân :

Do ngoại cảm tà nhiệt làm hại kinh Đởm, khiến phong hỏa nghịch xông lên tai làm đau tức tai, nghe lùng bùng không rõ, đầu, mắt xây xẩm.

Điều trị :

Dùng toa giáng hỏa giải phong nhiệt :

Thăng Ma, Quan Âm hạt, Rễ Lức, Rễ Chỉ Thiên. Lá Ké Ngực, 5 vị, mỗi thứ 8g công dụng thăng dương, tán hỏa, giải phong ở đầu và tai.

Dền tía, Rễ Thược Dược, 2 vị, mỗi thứ 8g, công dụng làm mát huyết, giải phong nhiệt, dưỡng kinh mạch.

Hoa Cúc 8g, Củ Bồ Bồ 4g, Gừng sống 3 lát, 3 vị, công dụng thông khiếu, tán phong hàn, chữa lùng bùng.

Dây Mộc Thông 4g công dụng giáng hỏa, thông khiếu.

11 vị, đổ 3 chén nước sắc cạn còn 1 chén uống khi nóng, 3 thang uống 3 ngày

b-Tai điếc nặng do thận hư ;

Dùng toa Lục vị Địa Hoàng chữa thận suy, mua thuốc viên bán sẵn, hoặc hốt thuốc thang :

Thục Địa 24g bỗ thận thủy
Sơn Thù Nhục 12g Dưỡng can lợi âm
Đơn Bì 8g Thanh hỏa
Hoài Sơn 16g Bổ tỳ, sinh tân dịch, trợ thủy.
Trạch Tả 10g Trạch Tả và Phục Linh Thông trọc thủy, hóa khí, sinh tân, chế hỏa
Phục Linh 10g
Hoàng Bá 8g Tả tướng hỏa
Ngưu Tất 12g Dẫn hỏa giáng hạ
Củ Xương Bồ 8g Thông khiếu tai
Tri Mẫu 8g Thanh phế giáng hỏa.

10 vị sắc 3 chén còn 1 chén uống nóng, uống 3 thang thấy bớt trúng bệnh, thì uống tiếp tục cho đến khi khỏi bệnh.

c-Thận hư tai điếc :

Dùng 2 trái thận heo. xẻ đôi lấy hết gân trắng, mua 12g (3chỉ) bột Hải Phiêu tiêu (mai cá mực) để vào giữa, bọc lại, nướng 15 phút, khi chín lấy ra ăn, không dùng gia vị nào khác. Mỗi tuần ngày ăn 2-3 lần, đến 15- 20 lần sẽ công hiệu.

d-Tai đau nhức có mủ chảy ra nhiều :

Do thấp nhiệt ở kinh Can, nên thanh can, lợi thấp bằng toa Long Đởm Tả Can Thang Gia Giảm :

Long Đởm Thảo,  

 

5 vị, mỗi vị 12g

 

 

Hoàng Cầm,
Sinh Địa,
Mộc Thông,
Xa tiền Tử,
Chi Tử,  

2 vị, mỗi vị 8g

Đương Quy,

7 vị sắc 3 chén cạn còn 1 chén, uống khi còn nóng, mỗi ngày 1 thang đến khi tai hết chảy mủ.

Sau đó có thể uống thuốc viên Long Đởm Tả Can hoàn bán sẵn.