NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THEO OHSAWA
1-Cách áp nước gừng chỗ đau và khối u trong cơ thể:
200 gram gừng tươi giả nhuyễn bọc vải mùng. Nấu 2 lít nước sôi cho bọc gừng vô rồi hạ bớt lửa liền và để lửa nhỏ riu riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng. Nắm góc khăn để nhúng khăn vô nồi nước gừng và vắt khăn ráo. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài để giữ nóng. Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội thì đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo. Đắp từ 25 đến 30 phút một lần. Một ngày đắp ba lần, hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả. Chú ý lúc đang cho con bú, không được đắp nước gừng, vì sẽ bị tắt sữa.
2. Cách dán cao khoai sọ chỗ đau vào buổi tối trước khi ngủ:
Khoai sọ củ nhỏ rửa sạch và gọt vỏ. Chín phần khoai sọ giả nhuyễn, (hoặc mài nhuyễn, hoặc xay nhuyễn) trộn cho đều với một phần củ gừng đã gọt vỏ và giả nhuyễn. Đổ hỗn hợp này vô miệng vải mùng, bề dày hỗn hợp độ một phâ rưỡi. Đắp lên chỗ đau, bó lại để không bi rớt khoai ra và đắp nguyên đêm.
3. Viêm nhiễm âm hộ – Đau tử cung:
4 cây cải xậy tươi độ 1 ký rưỡi (cải làm dưa muối) + 4 lít nước + 1 nắm muối. Nấu chín cải, đổ nước ra chậu, cho thêm nước lạnh cho vừa đủ nóng, ngồi vào chậu nước này để ngâm mông đến khi nước nguội. Sau đó tắm cho sạch.
4. Bệnh hay đau bụng, nhức đầu, trúng gió méo miệng trong vòng 5 phút, phong giựt, tăng huyết áp, ổn định thần kinh (?):
1 muỗng canh bột sắn giây cho một chút xíu nước lạnh (nước nấu chín để nguội), khuấy lên để bột không bị ốc trâu, rồi mới cho 1 bát nước sôi vào, khuấy lên thấy bột trong là chín. Nếu bột chưa trong thì cho vào nồi để lên bếp lửa khuấy cho chín, rồi cho một muỗng cà phê nước tương Tamari vào khuấy đều. Uống hỗn hợp này lúc bụng đói. Không được ra gió, không uống nước đá. Buổi tối, trước khi đi ngủ, ngậm 1 phần 8 trái chanh muối (đã muối 3 năm), rồi nuốt luôn.
5. Ăn không tiêu:
Dầm 1 miếng chanh muối lâu năm với nước nóng để uống, hoặc ngậm 1 miếng nhỏ chanh muối (chanh muối lâu năm), ngậm một lúc rồi nuốt.
6. Cảm:
15 lá trà 3 năm + nửa trái chanh muối lâu năm (trái nhỏ, trái lớn thì một phần ba) + 1 lóng gừng bằng ngón chân cái nướng cho chín rồi bằm nhuyễn. Ba thứ này nấu với một chén rưỡi nước cho sôi, sắc lại còn 1 chén, và bỏ lá trà, rồi chế nước này vào chén có 1 muỗng bột sắn dây đã được tán ra với 1 muỗng canh nước và 1 muỗng cà phê nước tương Tamari, khuấy lên, nếu bột trong là chín, bột chưa trong thì bắt lên bếp khuấy sơ thêm cho chín bột. Ăn nóng rồi trùm mền cho ra mồ hôi, không ra gió trước 1 tiếng đồng hồ.
7. Đau cổ họng – viêm họng hạt và viêm nhiễm thanh quản, thực quản:
Đánh răng bằng bột Denti, sau đó ngậm một phần 4 muỗng cà phê bột Denti (loại ngậm, không phải loại đánh răng), ngửa cổ để khò khò cho nước bột này thấm vô cổ họng, rồi ngậm đến khi hết mặn nuốt luôn. Sau đó không được uống nước, vì sẽ làm trôi thuốc.
8. Đàm trong cổ – mệt đứt hơi:
Để trị đàm, buổi tối trước khi ngủ, ngậm 1 phần 8 trái chanh muối, nuốt từ từ đến hết chanh muối rồi ngủ, không được uống nước vì sẽ làm trôi thuốc. (Chanh này đã ngâm muối 3 năm). Ăn gạo lứt muối mè theo số 7 trong 1 tháng. Răng yếu, có thể xay cơm gạo lứt rồi trộn muối mè. Xay bằng cối xay thịt của Liên Sô. Chú ý, cũng phải nhai cơm cho nát thành nước và cảm thấy vị ngọt mới được nuốt.
9. Bệnh nhức đầu kinh khủng:
1 lon nếp nấu chín trộn với hành hương sống đã thái nhỏ, túm vào khăn, đắp lên đầu. Vừa cảm thấy nóng chịu không nổi thì lấy ra, rồi lại đắp vào, liên tục đắp như vậy cả vùng đầu và thái dương, cho đến khi nếp nguội. Một ngày đắp 3 lần.
10. Thú độc cắn:
Dùng dây cột phần trên chỗ bị cắn để nọc độc không theo máu chảy về tim, sau đó lấy bông gòn nhúng vô nước tương Tamari đắp lên chỗ bị cắn. Và lấy hai lòng đỏ trứng gà có trống khuấy đều với 2 muỗng canh nước tương Tamari và uống.
11. Xơ gan:
Ăn gạo lứt muối mè theo số 7. Uống nước lá gai, Lá gai tốt nhất là hái lá gai từ tháng giêng đến tháng hai. Lấy 100 gram lá gai và cả thân cây đã sao khử thổ + 30 gram cây chó đẻ sao vàng khử thổ, hai thứ này rửa sạch nấu với 3 chén nước, nấu sắc cón lại 8 phân. Uống chén nước lá gai đầu tiên này trước 6 giờ sáng. Sau đó, đổ một lít nước vô nấu sắc lại còn nửa lít để uống suốt ngày.
12. Giời ăn (Dô Na):
Cách 1: 20 lá trà ba năm nấu với 2 chén nước, sắc lại còn 1 chén, để rửa vết thương. Cách 2: dùng dấm nuôi thoa lên vết thương. Ăn gạo lứt muối mè theo số 7. Uống gạo lứt rang.
13. Ho (do cảm, hoặc dùng bổ phổi):
Nấu 30 lát củ sen và 4 lát gừng với 1 lít nước, còn ba xị để uống suốt ngày. Hoặc để 30 lát củ sen và 4 lát gừng hãm với 3 xị nước sôi đựng trong bình thủy, cho củ sen và gừng mềm rồi uống. Không được uống nước gì khác, không ăn trái cây.
14. Lở loét:
Nước cốt nghệ + muối + phèn chua giã nhỏ, ba thứ này phân lượng bằng nhau. Tất cả trộn chung rồi hấp cách thủy, khoảng 15 phút. Bôi nước này lên chỗ lở loét là khô liền.
15. Bệnh chàm ghẻ lở phát sinh từ máu dơ:
Phải ăn cơm lứt mè theo số 7 cho đường ruột tốt, dẫn đến máu tốt, mới hết bệnh. Xức dầu mè lên vết chàm, rồi thoa bột Denti lên.
16. Đau thắt ngang lưng:
1 khúc xương rồng ba khía (thân láng) dài 3 tấc, xắt mỏng, 1 kg muối hột rang cho hết nổ. Giường lót giấy báo và lá chuối chồng lên lớp giấy báo vì rất nóng, đổ muối đã rang lên lá chuối, sau cùng xếp lớp xương rồng xắt mỏng lên lớp muối. Lấy khăn lông phủ lên xương rồng, rồi nằm vùng đau lên khăn lông đã phủ xương rồng.
17. Cườm mắt, đỏ mắt, mắt kéo mây:
Nhỏ dầu mè lâu năm, mỗi lần 2 giọt, một ngày 3 lần.
18. Mệt vì làm việc quá sức, mệt vì mất nước, khó thở vì hít nhiều khói xe, té bầm:
Uống 1 lý nước trà lá ba năm hòa với một muỗng cà phê nước tương Tamari. Chú ý là cho nước tương Tamari vào ly nước trước, rồi mới đổ nước trà lên nước tương và khuấy đều. Nước này có tác dụng khai thông máu, làm tan máu bầm và có tác dụng như nước biển truyền cho người mất nước.
19. Viêm xoang mũi:
1 nắm trầu Lương nấu với 1 lít nước. Khi nước sôi, đổ 1 chung rượu nhỏ trắng. Trùm khăn xông mũi. Cỏ lông heo hay cỏ hôi, lá có 3 màu: xanh, trắng, vàng, bông màu vàng. Lấy bông của cỏ giã chung với một chút muối, chế thêm một ít nước. Nhỏ 2 giọt nước này vào một bên mũi, thở cho thông xong, nhỏ tiếp 2 giọt vào lỗ mũi kia. Đừng nhỏ một lúc hai lỗ mũi, sẽ bị nghẹt thở. Nếu không muốn chữa theo cách xông như trên, thì ăn cơm lứt với muối mè theo số 7 và đắp nước gừng ở phần mũi đến trán, cũng hết bệnh (xem cách đắp nước gừng ở trên)
20. Đau nhức vì sanh đẻ đi nhiều:
Ăn gạo lứt rang để hút ẩm và xông theo cách hướng dẫn ở trên.
21. Nhức đầu khi đang ăn số 7:
Ăn bột sắn theo cách chỉ ở trên. Nhức đầu nhiều, đắp nước gừng theo cách chỉ ở trên.
22. Bệnh ói vì say xe:
Dán 1 trái mơ muối lên rốn. Ngậm 1 trái mơ muối trước khi lên xe (mơ muối 3 năm).
23. Bệnh đau khớp, phong thấp ra nhiều mồ hôi tay:
Uống nước gạo lứt rang, Ăn gạo lứt mè theo số 7 buổi sáng và trưa. Chiều ăn gạo lứt rang.
24. Bổ phổi, bệnh lao, ho ra máu và bồi bổ sức khoẻ cho người kiệt sức:
1 củ sen + 1 củ cà rốt bằng với củ sen + 1 phần tư củ cải trắng (nhiều củ cải trắng sẽ bị đau thận) lóng ngưu báng độ 5 phân + vài lát gừng. Tất cả những thứ này xay thành 1 ly nước. Một muỗng cà phê bột sắn dây và một muỗng nước khuấy cho tan để bột khỏi bị ốc trâu. Sau đó, trộn ly nước hỗn hợp xay với bột sắn dây đã hòa tan nước, trộn đều rồi đặt lên bếp khuấy cho chín bột, cho vào 1 muỗng cà phê nước tương Tamari khuấy tiếp cho đều. Ăn nóng rồi trùm mền liền cho ra mồ hôi. Dùng liên tục 10 ngày để bổ phổi. Nếu bị ho lao hoặc ho ra máu, dùng liên tục trong một tháng rưỡi.
25. Sưng nướu răng (đang ăn dưỡng sinh):
1 muỗng canh bột sắn dây khuấy với nửa chén nưóc cho tan, nấu chín xong, cho 1 muỗng cà phê nước tương Tamari khuấy tan. Ăn nóng, đồng thời xức bột Denti lên nướu răng.
26. Bệnh viêm ruột đi chảy thường xuyên:
1 nhắm nhỏ trà dây (ở Cao Bằng) đổ nước sôi vào trà, chắt bỏ nước đầu, sau đó đổ nước sôi vào cho ra trà, uống lúc bụng đói. Ăn cơm lứt mè theo số 7, nhưng không được ăn hai món một lần.
27. Sa ruột, sa tử cung:
Cuống bí rợ chẻ làm 4 phơi khô, sao vàng, khử thổ. Nấu 15 cuống bí khô với 2 lít nước, nấu còn 3 xị uống mỗi ngày.
28. Tái tạo men ruột, lao ruột:
Đau ruột do uống trụ sinh nhiều, khuấy bột sắn dây để ăn trước khi ngủ theo cách chỉ ở số 5 trang 3. Nên ăn bột sắn dây theo cách như vậy, nhưng khuấy bột còn đục (chưa chín) thì chữa bệnh lao ruột.
29. Bệnh sỏi thận:
Chọn chuối hột thật thì có nhiều hột dày đặc và chuối có vị ngọt. Ép 5 ký chuối hột và phơi khô, rồi nướng cho cháy khét, sau đó xay thành bột. Đưa bột này cho Thầy làm thuốc uống. Nếu sạn nhỏ, ăn gạo lứt mè theo số 7, uống trà đậu đỏ, ba nắm đậu đỏ nấu với nửa lít nước (Đậu đỏ luộc sơ bỏ nước đầu) và đắp nước gừng ban ngày, dán cao khoai sọ ban đêm ở vùng thận .
30. Bệnh tiểu đường:
Ăn cơm lứt mè theo số 7 và uống trà đậu đỏ rang. Đậu đỏ nấu sôi rồi bỏ nước, lấy đậu rang cho vàng đậm, để nguỗi đựng trong hủ. Cân lượng đậu đỏ và nước, tùy theo thầy định.
31. Bệnh tim, tắt nghẽn động mạch, đau thần kinh tọa:
Một ngày ăn cơm gạo lứt với bốn muỗng cà phê nước tương tỏi, ăn luôn cả tỏi, kèm với một món ăn tùy ý (trừ thịt) và chỉ một món ăn trong một bữa ăn thôi. Ăn lượng cơm tùy ý. Nước uống: lá trà ba năm.
32. Trĩ:
Rang hạt gấc rồi xay nhuyễn pha vào dấm tây cho sền sệt, dùng lông ngỗng chấm vào để xức. Ăn gạo lứt mè theo số 7. Nếu bón ăn thêm một trong ba cách sau đây: Cách 1: 1 lon gạo + 1 nắm đậu đỏ + 10 gram phổ tai, tất cả nấu chung thành cơm (Đậu đỏ luộc sơ, bỏ nước, rồi mới nấu với cơm). Cách 2: ăn thêm 200 gram bí đỏ. Cách 3: ăn canh rong biển nấu với rau xà lách son, hoặc rau má, rau bồ ngót, v.v..
33. Loãng xương:
Ăn gạo lứt với thức ăn buổi sáng và trưa. Chiều ăn gạo lứt rang một lon sữa bò. Uống nước gạo lứt rang. Cách rang gạo lứt xem ở trên.
34. Bệnh lạnh nhức xương ở núi:
1 lon nếp nấu với 4 hạt bạch quả (bạch quả đập bỏ vỏ, lấy hột). Ăn xôi này sẽ thấy ấm, không bị nhức xương. Ngoài ra, giã tiêu sọ cho dập để ở gang bàn chân rồi mang vớ vào cũng có tác dụng chống lạnh.
35. Teska – thức ăn bổ dưỡng:
2kg ngưu báng + 2kg củ sen + 3kg cà rốt + 1kg củ cải trắng + 2kg tương miso + 2 lít dầu mè + 300 gr gừng.
Những củ trên để nguyên vỏ, rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút. Vớt ra để cho ráo, cắt mỏng, mỗi thứ riêng từng nhóm, xay sinh tố cho nhuyễn mỗi thứ. Sau đó, trộn chung cho vào chảo để lên bếp, nhớ để lửa nhỏ. Khuấy đều tay khoảng 6 tiếng đồng hồ cho khô hỗn hợp này. Sau đó cho tương miso và dầu mè vào khuấy đều và tan ra. Khi thấy vừa sôi lụp bụp thì tắt lửa (phải chú ý công đoạn này, vì nếu không sẽ bị đắng). Đậy nắp nồi, sau khi thật nguội mới đựng vào keo nhỏ ép cho thật chặt để dầu nổi lên mặt khoảng 2 phân thì mới để lâu được.
36. Cháo bổ dưỡng:
nửa lon gạo + 1 nắm đậu đỏ (đã nấu sôi sơ bỏ nước) + 30 hạt sen + 10 gram phổ tai + 1 muỗng canh nước tương Tamari + 100 gram bí đỏ. Nếu đi phân nhão thì bớt một nửa bí đỏ. Tất cả nấu thành cháo dùng thay sữa cho trẻ em và người lớn tuổi.
37. Dùng nước mơ muối lâu năm để nấu canh chua rất tốt:
Không nên nêm canh với muối nữa vì mơ đã mặn, không nên dùng me.
38. Không nghiền mè hoặc chế biến thức ăn gần người bệnh:
Vì sẽ bị hút âm vào thức ăn, làm giảm tác dụng tốt của thức ăn.
39. Khi đi du lịch (đang ăn dưỡng sinh):
Nên đem gạo rang chế nước sôi vào thành cơm, hoặc cháo để ăn với mè nguyên hột, không trộn muối. Ăn gạo rang hay cháo gạo rang phải kèm với mè để không bị bón. Nếu không có gạo rang có thể ăn cơm trắng với rau chấm muối (nếu không có tương Tamari).
Sống, Sống, Sống
– Sống không giận, không hờn, không oán trách
– Sống mỉm cười với thử thách chông gai
– Sống vươn lên theo nhịp thức tâm linh
– Sống chan hòa với những người chung sống
– Sống lao động nhưng lòng luôn bất động
– Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương
– Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
– Tâm bất biến giữa giòng đời vạn biến.