407 – Công dụng của Máy Đo Áp Huyết dùng để Khám Bệnh, Định Bệnh và Chữa Bệnh trong Đông Y Khí Công

Nhờ nó mà có thể chữa được rất nhiều bệnh nan y dễ dàng.

 

A-Chức năng của máy đo áp huyết :

Khi cơ thể đủ máu đi nuôi khắp các tế bào thì cơ thể không bệnh tật, nhưng khi tế bào không đủ máu nuôi dưỡng, chúng bị hủy hoại sẽ kết hợp dần thành khối ở một vùng nào đó trong cơ thể thì tây y lúc đó mới phát hiện ra là tế bào ung thư. Như vậy, đa số những bệnh ung thư đều do thiếu khí huyết trầm trọng, không đủ máu nuôi các tế bào, có thể kiểm chứng được bằng cách đo áp huyết sẽ có kết qủa thấp có nghĩa là khí huyết chỉ đủ nuôi một em bé sơ sanh, chứ không nuôi được một cơ thể người lớn.

Có người đã hỏi tôi rằng trong con người có bao nhiêu tế bào. Đa số giải thích chung chung là hàng tỷ tỷ tỷ tế bào, nói như vậy chúng ta không mường tượng được thì không chữa được bệnh chính xác..Chỉ đơn giản hóa tế bào tính bằng kilo, đúa trẻ 10kg ít tế bào hơn người 100kg. Tế bào là cơ sở vật chất hình thành da thịt xương cốt, dĩ nhiên người có 100 kg cần phải có nhiều máu và nhiều khí hơn người ít kg. Khi người lớn bị bệnh ung thư là khí huyết chỉ ít bằng đứa trẻ 10kg, thì đương nhiên những tế bào còn lại trong cơ thể bị mất máu nuôi dưỡng, những tế bào mỡ tế bào máu sẽ mất đi người ốm dần, còn lại là tế bào xương gân cốt, da, cơ quan nội tạng không thể mất đi được, thì những tế bào của nội tạng đó chết từng phần không còn hoạt động, chúng ta chụp và thấy được đó là nơi bị ung thư, do đó tây y xác nhận ung thư không có vi trùng, không bị lây.

Còn những ung bưóu hình thành ung thư hay khối u ra sao, chúng ta lấy ví dụ cụ thể như lấy một miếng thịt.mới cắt ở một con vật không bệnh tật, miếng thịt khi được chụp hình hay scan không thấy có bướu, vì nhiệt còn đủ để máu còn chảy. Nhưng nếu bỏ miếng thịt vào tủ đá 1 giờ rồi lấy ra xả đá 30 phút xong chụp hình làm scan lại, chúng ta thấy có bướu ở sâu bên trong nơi mà chưa rã đá còn bị đông lạnh, oxy và máu chưa vào để lưu thông làm tan đá bên trong được, do đó bướu trong cơ thể chúng ta cũng do khí huyết tắc không thông ở dưới nhiệt độ thấp lạnh tạo ra, kết qủa chỉ là một tập hợp những tế bào không được máu đến nuôi dưỡng trở thành khối u, hay khối bướu mới thành hình chưa bị thối.

Đông y có những định nghĩa về huyết như sau : Chỗ nào có máu chạy thì chỗ đó nóng ấm, chỗ nào máu không chạy đến thì chỗ đó lạnh, nếu con người có máu mà ngưng không chạy hoàn toàn là người chết, thân xác lạnh.:…

Như vậy máu là huyết, còn máu có chạy được hay không là do khí, vì thế người chết còn máu mà tắt thở là mất khí, cho nên muốn biết tình trạng sức khỏe của mình thì mỗi nhà cần phải có một máy đo áp huyết chính là máy đo khí huyết trong cơ thể con người, để tự mình khám bệnh theo dõi tình trạng khí huyết của mình và cho những người thân trong gia đình, chứ không phải máy đo áp huyết chỉ cần thiết cho những người bị bệnh cao áp huyết..

Máy đo áp huyết khi đo sẽ cho ra 3 con số :

Con số thứ nhất- của máy đo áp huyết gọi là tâm thu, là lực co bóp qủa tim để bơm máu ra theo ống đạI động mạch theo hệ tuần hoàn đưa máu đi khắp cơ thể để nuôi các tế bào, nhờ đó chúng ta chúng ta sẽ biết về khí (oxy), là khí lực của mỗi hạn tuổi khác nhau. Nếu số thứ nhất cao hơn tiêu chuẩn ấn định theo hạn tuổi thì gọi là dư khí, đông y gọi là thực, nếu thấp hơn hạn tuổi, đông y gọi là hư.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Con số thứ ba chỉ nhịp tim mạch để biết về huyết, là máu chạy trong cơ thể, đông y gọi là huyết.

Khi mạch tim đập nhanh, là máu chạy nhanh thì cơ thể nóng, càng nhanh càng nhiệt tây y gọi là sốt, đông y gọi là mạch Sác (nhiệt), khi mạch tim đập chậm là máu chạy chậm thì cơ thể ít nóng, chạy thật chậm thì chân tay lạnh, đông y gọi là mạch Trì (hàn )

Do đó, nếu nhịp tim đập nhanh hơn tiêu chuẩn đông y gọi là nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn, đông y gọi là hàn.

Như vậy, khi thầy thuốc đông y bắt mạch tìm bệnh, chỉ cần xếp khí huyết vào loại hư-thực, hàn-nhiệt thì ngày nay nhờ có máy đo áp huyết cho ra con số cụ thể rất chính xác để biết hư thực hàn nhiệt có tính khoa học trung thực hơn là do sự cảm nhận khác nhau ở bàn tay bắt mạch của thầy thuốc, nhờ cách này mà tây y có thể hiểu được thế nào là hư thực h àn nhiệt, không còn cho rằng đông y bắt mạch mơ hồ nữa.

Tại sao cơ thể cần khí và huyết, trong khi tây y không thấy khí là quan trọng, trừ trường hợp không thở được mới cần trợ thở bằng oxy, hay trong các bệnh suyễn, thiếu khí hụt hơi…trong khi đó đông y xem khí huyết là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu một.

Thí dụ, như một động cơ muốn chạy được cần 2 yếu tố là nhiên liệu xăng dầu, yếu tố thứ hai là lửa ở bougie, con người cũng thế, cần nhiên liệu là máu do chất bổ của thức ăn đem lại, yếu tố lửa là oxy lấy từ hơi thở để đốt cháy nhiên liệu chuyển ra năng lượng.

Khi cơ thể thiếu hay thừa cả hai yếu tố sẽ có những dấu hiệu bệnh chỉ là hậu qủa của nguyên nhân thiếu hay thừa khí và huyết, do đó đông y không chũa vào ngọn là những dấu hiệu bệnh đó, mà cấn chữa ngay vào gốc bệnh sẽ đạt được kết qủa nhanh, khi khí huyết trở lại đây đủ đúng tiêu chuẩn thì các dấu hiệu bệnh sẽ biến mất. Còn chữa vào ngọn, khi chữa được bệnh này, nhưng vì khí huyết thiếu, nó lại sinh ra bệnh khác, chữa hết bệnh khác nó lại sinh ra bệnh khác nữa, chữa như vậy tốn mất bao nhiêu thời gian lãng phí kết qủa cũng như không chữa mà còn làm hại thêm đến sức khỏe suy yếu dần .

Con số thứ hai chỉ biên độ giao động của van tim, gọi là số tâm trương, qủa tim nở ra để thu máu về tim, cũng có tiêu chuẩn, nếu lớn hơn là tim to, hở van tim, nếu nhỏ hơn tiêu chuẩn là tim bóp lại nhỏ qúa, van tim bị hẹp

Khi đo áp huyết theo đông y khí công, có thể khám phá ra được nhiều bệnh quan trọng nan y mà tây y không phát hiện được, nên không chữa được vào đúng gốc bệnh, trong khi đó đông y khí công biết được nguyên nhân lại chữa dễ dàng.

Việc ưu tiên là trong nhà cần phải có một ông thầy thuốc theo dõi sức khỏe về khí huyết cho mình, đó là cái máy đo áp huyết, chưa có thì phải mua 1 cái ở tiệm thuốc tây, loại đo ở cánh tay, chứ không phải loại đo ở cổ tay, vì đôi khi chúng ta cũng cần phải đo ở dưới 2 cổ chân để biết bệnh về thân, bàng quang và đường ruột..

Máy đo áp huyết là máy đo áp lực khí đẩy huyết là máu trong cơ thể tuần hoàn sẽ khác nhau khi có sự thay đổi 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.

Theo đông y bất cứ cơ thể thay đổi ăn uống, thuộc Tinh, thay đổi hơi thở, thuộc Khí, hay thay đổi tính tình đều làm cho khí huyết bị thay đổi, và muốn biết thay đổi như thế nào một cách chính xác thì cần phải đo áp huyết để cho ra kết qủa bằng con số cụ thể. Vì thế cơ thể khỏe hay yếu đều do 3 yếu tố là Tinh-Khí-Thần.

Tinh là sự thay đổi những thức ăn khác nhau mà chúng ta ăn hằng ngày, mỗi loại thức ăn ảnh hưởng trên cơ thể mỗi người mỗi khác sẽ cho ra kết qủa áp huyết khác nhau, chúng ta nghiên cứu để biết phân loại theo nguyên tắc chữa bệnh, chất nào làm tăng hay làm giảm nhịp tim, chất nào tăng nhiệt làm tăng nhịp tim, chất nào làm tăng áp huyết, chất nào làm hạ áp huyết, hay làm tăng giảm van tim,,,,,.cứ theo dõi thử nghiệm nhiều lần bằng máy đo áp huyết để biết nó thay đổi như thế nào, cho nên phải thử lúc trước khi ăn đo áp huyết, sau khi ăn 30 phút rồi đo lại áp huyết, để biết món ăn đó có lợi hay không có lợi cho sức khỏe của mình trong việc trị bệnh áp huyết cao hay thấp…

Thí dụ có người cho rằng cà phê có lợi cho tim mạch, hay cà phê làm táo bón…nhưng có người lại cho rằng cà phê có hại cho tim mạch hay nó làm cho tiêu chảy… đó là do tình trạng áp huyết của mỗi người khác nhau, chứ thật ra cà phê làm tăng áp huyết, tim mạch và thân nhiệt, cứ mỗi ly cà phê áp huyết tăng 2/2mmHg mạch tăng 2 nhịp.

Nếu người thứ nhất, trước khi uống cà phê, áp huyết là 140/68mmHg mạch 80 thì sau khi uống sẽ là 142/70mmHg mạch 82, nếu mỗi ngày uống 3 ly áp huyết sẽ là 146/74mmHg mạch 86. Kết luận cà phê đối với ng ười này làm tăng áp huyết tâm thu không có lợi, làm tăng áp huyết tâm trương có lợi, và làm tăng nhiệt gây táo bón thì không có lợi,

Còn người thứ hai trước khi uống đo áp huyết là 125/68mmHg mạch 60, sau khi uống 3 ly, đo lại áp huyết trở thành 131/74mmHg mạch 66 thì mạch vẫn dưới tiêu chuẩn hàn, nếu đang có bệnh tiêu chảy thì vẫn còn bị tiêu chảy.

Những người có bệnh cao áp huyết mà ăn khô mực, cam thảo, sầu riêng, nhãn, ăn nhiều đường làm tăng áp huyết tăng mạch tim, thí dụ một múi sầu riêng tăng 10/2mmHg,mạch lên 2 nhịp nên có ng ười sau khi ăn 1 trái sầu riêng thì gục đầu xuống bàn chết do đứt mạch máu não, nếu chúng ta có kiểm chứng bằng máy đo áp huyết trước khi ăn đo đuợc 140/80mmh mạch 80, đây là mạch theo đa số của những người già bị bệnh cao áp huyết đang uống thuốc kiểm soát áp huyết mỗi ngày, nên chúng ta cứ nghĩ rằng áp huyết được ổn định, ăn sầu riêng sẽ không sao, nhưng sau khi ăn bị tai biến mạch máu não. Thí du ăn 10 múi thì áp huyết sau khi ăn sẽ là 240/100mmHg nhịp tim 100

Khí là hơi thở, trước khi chưa tập thở, thở bình thường thì đo áp huyết, sau khi tập thể dục, chạy bộ, tập khí công…sau 30 phút đo lại áp huyết, chúng ta cũng có kết qủa số đo áp huyết khác với ban đầu, có loại tập làm áp huyết tăng, có loại tập làm áp huyết giảm.

Thần là tâm lý, bình thường đo áp huyết sẽ khác với lúc tinh thần vui vẻ cười nói sang sảng, hay sau cơn giận dữ la hét, hay buồn chán đời thở dài, đo lại áp huyết cũng có kết qủa làm tăng hay giảm áp huyết.

Làm thế nào để biết mình ăn những thức ăn đúng, tập luyện khí công, thể dục thể thao hay tập thở đúng, và tinh thần tình cảm tâm lý đúng, thì tất cả những kết qủa số đo áp huyết của mình đem so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công sẽ biết được, nếu áp huyết của mình cao hơn tiêu chuẩn gọi là dư thừa thì mình bị bệnh cao áp huyết, nếu áp huyết đo bên tay trái cao thì do mình ăn uống những thức ăn quá bổ, ăn không tiêu, nếu áp huyết bên tay phải cao là do gan dư thừa máu làm áp huyết cao.

Số thứ nhất gọi là tâm thu là qủa tim bóp thu nhỏ lại để bơm máu trong tim ra ngoài để tuần hoàn, lực bơm mạnh hay yếu đông y sẽ biết về khí lực của cơ thể, đo ở tay trái là khí lực vào tim do khí lực của bao tử, đo ở bên tay phải là khí lực của gan.. Đa số những người có bệnh cao áp huyết vẫn uống thuốc kiểm soát áp huyết, nhưng do ăn uống tẩm bổ, bội thực, không tiêu làm tăng áp huyết gây ra tai biến đột qụy vì sau khi ăn hay ăn tiệc buổi tối, ngủ qua đêm sáng dạy là đã bị đứt mạch máu não hôn mê bất tỉnh.

Khi cơ thể có bệnh hoặc làm cho áp huyết cao, hoặc làm cho áp huyết thấp so với tiêu chuẩn do ăn uống sai, tập luyện hít thở sai, tinh thần bất ổn, thì cách chữa của đông y khí công là phải điều chỉnh lại ba yếu tố Tinh-Khí-Thần để làm cho khí huyết đầy đủ lọt vào tiêu chuẩn không dư không thiếu thì khỏi bệnh.

B-Công dụng của máy để khám bệnh trong đông y khí công :

Như vậy khi đo áp huyết để khám bệnh cần phải lấy cả số thứ 3 là nhịp đập tim mạch. Số thứ nhất là số tâm thu chỉ về khí lực trong cơ thể, số thứ hai là tâm trương, lực thu máu về tim do biên độ co bóp đóng mở của van tim, số thứ ba là nhịp tim chỉ về máu (huyết) đủ hay thiếu hay dư, nếu huyết đủ thì nằm trong khoảng tiêu chuẩn, cơ thể sẽ không nóng không lạnh, nếu dư máu chạy nhanh làm cho cơ thể nóng gọi là nhiệt, thiếu máu nhịp đập chậm làm cho cơ thể bị lạnh hàn.

Những bệnh nan y mà máy đo áp huyết có thể biết được và chữa được như :

1- Thiếu máu trầm trọng trong bệnh nan y :

Khi đo máy thấy nhịp tim rất nhanh, thay vì tay chân phải nóng thì ngược lại tay chân lại lạnh, chứng tỏ thiếu máu trầm trọng chỉ đủ chạy trong cơ thể khiến bệnh nhân có cảm tưởng trong người nóng lắm nhưng không đủ máu ra tay chân nên tay chân lạnh, thường gặp trong các bệnh ung thư, nhất là ung thư toàn thân hay gọi là ung thư máu.

Cách chữa :

Cần ăn uống những chất bổ máu cho cơ thể đủ máu, nhịp tim sẽ đập chậm lại.

2-Cholesterol đóng cục trong ống mạch quanh tim gây ra bệnh nhồi máu cơ tim.

Lý thuyết đông y tìm bệnh về khí và huyết để xếp loại khí huyết hư hay thực ờ số thứ nhất, và hàn hay nhiệt ở số thứ ba, còn số thứ hai sự hoạt động đóng mở của qủa tim xem van tim bị hở hay hẹp, nhẩy nhịp, hẫng nhịp, hay cholesterol trong các ống mạch quanh tim.

Khi có cholesterol đóng cục quanh tim, đo áp huyết nhiều lần thấy kết qủa lúc cao lúc thấp, là bệnh còn nhẹ, nếu đo liên tục, máy bơm nhồi 2-3 lần và cho ra kết qủa lúc nào cũng cao, mặc dù vẫn đang uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết mỗi ngày, và có dấu hiệu nhói tim ngực, thì tim sắp bị nghẹt dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Cách chữa :

Chân nặn máy 10 đầu ngón tay làm hạ áp huyết sẽ thấy máu bị nghẹt không chảy ra, nặn tiếp sẽ vọt ra máu thành tia, sau ra máu loãng đỏ có mầu ánh vàng là trong máu có mỡ, và châm vào huyệt Chiên Trung giữa lồng ngực giao điểm của đường ngang nối hai núm vú với đường thẳng đứng giữa ngực. Khi đo lại áp huyết sẽ xuống.

Dùng bài thuốc thông tim :

Cách Thông Tim : http://www.youtube.com/watch?v=ITccS9zzaCY

3-Bệnh hở van tim :

Trường hợp số thứ hai tâm trương đúng tiêu chuẩn, không do tim lớn hay nhỏ, khi đo áp huyết, máy cũng bị bơm nhồi 2 lần, chứng tỏ van tim đóng mở đúng tiêu chuẩn, nhưng do có vật cản ngay nơi van tim nên đóng không sát, giống như cánh cửa đóng bị vênh, khi chụp hình sẽ thấy rõ.

Cách chữa : Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, và bài thuốc thông tim.

4-Nguyên nhân do tâm trương nên hay bị mệt tim khó thở mặc dù áp huyết tốt :

Khi đo áp huyết có số tâm thu và nhịp tim đúng hạn tuổi, nhưng số thứ hai tâm trương làm ra bệnh, có 2 trường hợp :

a-Tâm trương nhỏ hơn tiêu chuẩn, có nghĩa là biên độ hoạt động co bóp của tim hẹp không mở lớn ra được, nguyên nhân do tâm suy hay do bẩm sinh.

Cách chữa : Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần và bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần. Mỗi ngày tập 3 lần.

b-Tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn, có nghĩa là biên độ hoạt động của tim mở qúa lớn mà không thu vào chặt nên van tim còn bị hở, gây ra bệnh hở van tim.

C ách chữa : Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần và bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần. Mỗi ngày tập 3 lần.

5-Bệnh tim thòng :

 

Khi đo áp huyết khác nhau ở thế ngồi thì áp huyết cao, và ở thế nằm thì áp huyết thấp, và dùng ống nghe tiếng mạch tim đập ở thế ngồi sẽ không nghe tiếng tim đập ở giữa ngực mà nghe tiếng tim đập dưới mỏm xương ức. Đa số những bệnh nhân có bệnh cao áp huyết loại này đều lớn tuổi, đã uống nhiều thuốc giãn mạch, áp huyết ở thế đứng thường cao từ 220 dến 240mmHg, nhưng ở thế nằm thường 150-160mmHg thì họ cảm thấy khỏe. Nếu chúng ta làm hạ áp huyết cho họ xuống 140mmHg thì tim họ lại đập nhanh và cảm thấy mệt, nên mức áp huyết đối với những bệnh nhân này ở mức 140-160mmHg là bình thường.

Cách chữa :

Trường hợp này không dùng thuốc, chỉ bấm huyệt Dũng Tuyền làm cho tim co rút lên, và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng vừa làm cho tim kéo về vị trí vừa lạm hạ áp huyết một cách tự nhiên.

6-Liệt mặt do tim thòng :

 

Nhìn một người bị liệt mặt, mắt xếch, miệng méo khi đi đứng, nhưng khi nằm thì không còn méo miệng mắt xếch, nguyên nhân do tim thòng kéo theo dây thần kinh mặt bị kéo hẹp những ống máu nuôi thần kinh bị tắc không lưu thông khiến mắt miệng co giựt nhẹ.

Cách chữa :

Tập 7 bài đầu khí công, và giã gừng vắt ép ra nước, dùng bông gòn thấm nước gừng bôi vào bên mặt liệt, là bên cơ miệng kh ông mở rộng, để phục hồi lại sự hoạt động của thần kinh mặt không có cảm giác đau, cho đến khi nhéo có cảm giác đau thì cơ má miệng cử động được, còn bên cười thấy méo là bệnh không bị bệnh. Nếu dùng huyệt, thì dùng tay nắm tay bên liệt kéo vuốt xuống nhiều lần xong dùng kim thử tiểu đường châm vào dái tai nơi xỏ lỗ tai, nặn máu, miệng hết méo.

7 Bài đầu chỉnh thần kinh : http://www.youtube.com/watch?v=bDmAC1qhqzk

Cần đo ở hai bên tay, để xét về chức năng hoạt động của nội tạng, bên trái áp huyết thay đổi theo thức ăn uống và chức năng co bóp của bao tử, bên phải áp huyết thay đổi do chức năng hoạt động của gan chứa máu đủ hay thiếu, cung cấp máu cho tim hoạt động đủ hay thiếu. Còn xét về khí huyết lưu thông toàn thân, nếu hai bên chênh lệch nhiều sẽ khám phá ra được những bệnh về tai như rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt, phát hiện ra được bệnh đau nửa đầu dẫn đến hậu qủa bướu sọ não, thị lực giảm một bên, đi đứng nghiênh ngả lảo đảo mất thăng bằng……

7-Tim nhẩy mất nhịp, hẫng nhịp tim :

Khi van tim hai bên đóng mở không đồng bộ, số thứ hai tâm trương đo ở hai cánh tay trái phải chênh lệch nhiều, có nhiều nguyên nhân như dầy tâm thất, dầy vách thành tim, nghẹt một bên động mạch hay tĩnh mạch, số thứ nhất tâm thu hai bên tay bên yếu bên mạnh, vận tốc chuyển máu bơm máu không đồng bộ nên mất nhịp, nhảy nhịp.

Cách chữa :

Điều chỉnh lại áp huyết, sự co bóp hoạt động của tim bằng cách ăn uống : Súp đậu thận trắng với tỏi : 100g đậu thận trắng, 100g tép tỏi còn vỏ, nấu với 2 lít nước, cạn còn 1 lít, xong vớt vỏ tỏi ra, còn lại bỏ vào máy xay sinh tố xay đều rồi uống hay ăn hết súp trong ngày, ăn trong 1 tuần. Tập thêm bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, mỗi ngày 3 lần.

 

8-Thoái hóa đốt sống cổ, tê các ngón tay :

Khi bệnh nhân đang uống thuốc trị bệnh áp huyết lâu năm, nhưng tay càng tê, bệnh nhân cảm thấy có dấu hiệu đau mỏi cổ gáy, cơ thịt trên mặt, mắt, miệng má bị giật nhẹ, do nguyên nhân dây thần kinh tam thoa, thần kinh số 7 trên mặt bị tắc nghẽn máu không lưu thông đến được. Khi đo áp huyết sẽ có hai trường hợp trái ngược nhau :

a-Trường hợp 1, áp huyết vẫn cao hơn tiêu chuẩn, làm căng tắc nghẽn mạch khiến cho dây thần kinh không lưu thông đều tạo ra sự co giật, nếu không đưa áp huyết xuống, sẽ bị tai biến mạch máu não làm tê liệt nhẹ mắt xếch miệng méo, chân tay co cứng, nặng hơn nữa là đứt mạch chảy máu não gây tử vong.

Cách chữa : Dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu 10 đầu ngón tay chân, châm 2 đầu chân mày và 2 huyệt Ế Phong ở hõm sau dái tai để làm hạ áp ngăn ngừa não bị sung huyết. Và châm vào những nơi có cảm giác tê đau, đông y gọi là A-thị-huyệt (huyệt là 1 điểm, thị là tại chỗ, khi châm vào bệnh nhân đau kêu lên á, a, gọi là A-thị-huyệt). Châm xong, tập 7 bài đầu khí công, bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, V ỗ Tâm-Thận 30 lần, bài Quay Vặn Khớp Vai 10 lần. Cúi Ngửa 2 Nhịp 10 lần, Vặn Mình 2 Nhịp 10 lần.

b-Trường hợp 2, vì không đo áp huyết theo dõi bệnh tình để áp huyết xuống qúa thấp do thuốc, làm cơ thể không đủ khí lực và đủ máu đi nuôi các tế bào, các dây thần kinh teo nhỏ dần, dẫn đến co giật nhẹ, trở thành liệt bại xuội, chân tay vô lực, dấu hiệu báo trước là bệnh nhân đi hay bị té ngã hay cầm vật gì cũng không chắc hay bị rơi vỡ do cơ thể yếu, thiếu khí huyết do thuốc hạ áp huyết gây ra.

Cách chữa : Ăn và uống thêm những chất bổ máu hướng dẫn trong bài sau, và tập 7 bài đầu khí công, Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngục 100 lần, Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, Day Hà Đồ Lạc Thư :

Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.

Câu hỏi 80 : Hướng dẫn hai chị em chữa khỏi bệnh cho người thân ở VN bị té ngã bất tỉnh, không cử động được.

9-Đáy tim nở lớn :

Cách đây 30 năm, khi tôi còn chữa bệnh ở chùa Phước Hòa Saigon, có một bác gái lúc đó khoảng hơn 60 tuổi đến chữa bệnh tim mạch bác khai bệnh khó thở tức nghẹn ở xương ức ngay huyệt Cưu Vĩ nên tim đập loạn nhịp, rối loạn áp huyết, bác nói sáng đi bác sĩ khám thì bác sĩ bảo áp huyết bác thấp sao bác lại còn uống thuốc hạ áp huyết, đến chiều bác lại bị mệt phải đi bác sĩ cấp cứu, bác sĩ này bảo sao áp huyết bác cao qúa mà bác lại bỏ thuốc. Bác nói : Thầy cúu tôi với, tôi sắp sửa đi khám sức khỏe để đi đoàn tụ, mà tim mạch thế này làm sao mà phái đoàn chấp nhận cho đi máy bay.

Tôi khám xong, tôi cho bác hay nguyên nhân đáy tim của bác nở lớn, do nhiều yếu tố làm bệnh, như sau khi ăn no không tiêu bị ngăn nghẹn nơi xương ức giữa thượng tiêu và trung tiêu, yếu tố khác trong đông y là do có bệnh cao áp huyết mà uống nhiều sâm để bổ khí nên tim bị khí dư ép khiến đáy tim nở lớn, và khí đưa nước tụ ở đáy tim, nên vùng dưới ngực nơi xương ức bị lạnh.

Bác giựt mình nói với tôi : Thôi chết rồi, đúng rồi. Con gái tôi ở Mỹ gửi về 1 hộp sâm tốt, nó dặn tôi là mẹ uống mấy thang thuốc bắc cho bổ khỏe trước khi đi, nếu thang thuốc có sâm thì mẹ đưa cho họ hộp sâm để họ chia đều cho mỗi thang. Tôi uống được 4 thang rồi.

Tôi trả lời cho bác, đó là lý do tại sao tôi đã day bấm huyệt cho bác để làm hạ khí, hạ áp huyết, mà áp huyết của bác lại vẫn lên cao như cũ. Thế là bác đã bỏ những thang thuốc còn lại không còn tiếc rẻ hộp sâm qúy suýt làm chết người. Trong đông y chỉ dùng sâm đổ vào miệng người hấp hối để cầm giữ khí cho tim kéo dài thêm sự sống vài giờ hay vài ngày xong thì cũng tắt hơi thở.

Cách chữa : Bỏ sâm, ăn ít bằng thức ăn lỏng dễ tiêu và tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút.

10-Đau nhức bả vai trong xương đòn gánh :

Cũng có một bác gái khác tuổi ngoài lục tuần, con trai là bác sĩ ở BV Bình Dân, đã chụp hình xương nơi đau không tìm ra nguyên nhân, nhưng cứ mỗi buổi chiều đến, nhất là trời mưa, u ám, thì tay vai bác đau nhức ghê gớm mặc dù có uống thuốc giảm đau.

Khi đến tôi, đo áp huyết bên tay vai phải bị đau áp huyết thấp hơn bên tay trái, nhưng cả hai vẫn thấp hơn tiêu chuẩn, do đó bác có chích cortisone cũng chỉ làm giảm đau thần kinh làm thần kinh tê dại không còn cảm giác đau chứ không phải thuốc làm tăng áp huyết làm tăng sức đè kháng, thông khí huyết lên tay vai.

Cách chữa :

Uống thuốc ống bổ máu B12 vừa tăng áp huyết, bổ máu, bổ thần kinh, đắp chườm nước ép gừng tươi loên chỗ đau và tập Vỗ Tay 4 Nhịp 100 lần.

Thân

doducngoc

—————–

Xin tham khảo thêm những bài viết sau :

Bài 235: Sự quan trọng để chẩn đoán bệnh bằng máy đo áp huyết liên quan đến chất đường, chất vôi và chất chua.

Phương Pháp Khám Bệnh Bằng Máy Đo Áp Huyết Thay Cho Bắt Mạch Của Đông Y của Ngành Y Học Bổ Sung-Khí Công Y Đạo Việt Nam.

Những kinh nghiệm kiểm chứng bệnh bằng Máy Đo Áp Huyết : Đau nhức nửa đầu bên phải, hở van tim

Những kinh nghiệm kiểm chứng bệnh bằng Máy Đo Áp Huyết: Sưng tuyến tiền liêt, chóng mặt, đau nửa đầu bên phải,cứng khớp gối.

Nghiên cứu cách chữa Áp Huyết Thật và Áp Huyết Giả của Lục Phủ Ngũ Tạng

Công Bố Kết Quả 30 Năm Nghiên Cứu Về Áp Huyết