Kính gửi Thầy Đỗ Đức Ngọc
Em ở Hải Phòng. Em muốn hỏi Thầy nội dung sau: Em bị bệnh mất ngủ, tim đập nhanh hơn 150 nhịp/phút .Em vào tây y và họ đã triệt nhịp nhanh bằng tim mạch can thiệp 12/2008( tức là luồn dây vào tim qua động mạch bẹn, đổi vị trí gây ra nhịp nhanh).Năm vừa qua em kết hợp chữa bằng thuốc đông y, khí công thì đã ngủ được khoảng 5-6 tiếng, còn những lúc căng thẳng khó ngủ thì ngồi thiền lại ngủ được và em cảm thấy nếu ngồi thiền lâu hơn nữa thì tốt hơn,…
Em xem trên mạng được biết Thầy và em muốn hỏi thầy hiện tại tim của em thỉnh thoảng hay hồi hộp, hoặc hẫng nhịp ngoại tâm thu .
Thầy giúp em chữa tình trạng này
(Thể trạng em: cao 1,62m, nặng 50kg, tạng người ốm, tiền sử dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, trĩ mãn tính, ăn uống phải kiêng khem) .
Em xin cảm ơn thầy, kính chúc thầy mạnh khoẻ giúp được nhiều người hết đau khổ vì bệnh tật.
Mong hồi âm của Thầy
Em theo chỉ dẫn của Thầy đo bằng máy đo điện tử nhỏ và có các số đo sau:
Lúc đói lần1: 17h 36′ :
Tay trái huyết áp 137/77, mạch 71, Tay phải: 138/77 – 69
Cổ chân Trái 180/99 -69, lần đo 2: 174/101- 72, Cổ chân phải 167/99 -96, lần đo 2: 175/91-72
Lúc đói lần 2 17h56′:
Tay trái 128/67 mạch 67. Tay phải 139/73-70,
Chân trái 166/99- 69, Chân phải 182/123-71.
Lúc vừa ăn xong 19h24′ :
Tay trái 140/81- 69, Tay phải 129/73 -71
Chân trái 242/94- 71, Chân phải 185/99 -72
Các số đo trên em thấy lạ tại sao hai tay, chân lại khác nhau và cao vậy.
Em gửi Thầy kính mong Thầy chỉ giáo
Em chân thành cảm ơn Thầy.
Em Đoàn Văn Tỵ
Tóm tắt bệnh : Trước kia mạch nhanh 150, bây giờ mất ngủ, hồi hộp, hẫng nhịp ngoại tâm thu, và áp huyết hiện tại chênh lệch cao thấp khác nhau.
A-Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết :
Yêu cầu bệnh nhân đo áp huyết và cho biết kết qủa như sau :
Lúc đói tay trái 128/67mmHg mạch 67, tay phải 139/73mmHg mạch 70, lúc no tay trái 140/81mmHg mạch 69, tay phải 129/73mmHg mạch 72. Chân trái trước khi ăn 166/99mmH mạch, chân phải 182/123mmHg mạch 71, sau khi ăn no, chân trái 242/94mmHg mạch 71, chân phải 185/99mmHg mạch 72.
B-Định Bệnh theo ngũ hành :
Phương pháp chữa bệnh bằng khí công theo nguyên tắc Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết, Định Bệnh theo ngũ hành, Chữa Bệnh là tái lập lại quân bình khí huyết theo Tinh-Khí-Thần, ưu tiên chữa ngừa biến chứng trước, chữa gốc rồi mới chữa ngọn vào triệu chứng bệnh nếu còn. thông thường chữa ngừa biến chứng và chữa gốc, thì mọi triệu chứng bệnh thuộc ngọn không cần chữa nó cũng đã biến mất. Kiểm chứng kết qủa chữa phải đo lại áp huyết trở lại bình thường đúng với loại tuổi của bệnh nhân.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
Áp huyết ở tuổi thiếu nhi : 95-100/60-65mmHg nhịp tim 60
Áp huyết ở tuổi thiếu niên : 100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65
Áp huyết ở tuổi thanh niên : 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70
Áp huyết ở tuổi trung niên : 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75
Áp huyết ở tuổi lão niên : 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80
Khám bệnh theo máy đo áp huyết ở tuổi trung niên 120-130/70-80mmHg mạch 70-75, trước khi ăn anh bị cao áp huyết tay phải thuộc bệnh gan mộc thực, tay trái bình thường thuộc tỳ vị thổ. Sau khi ăn, tay trái bị cao áp huyết do bao tử thực (thổ thực), tay phải xuống bình thường (gan mộc).
Có nghĩa là khi đói, men gan tăng cao, mộc thực sinh tâm hỏa, khiến tâm hỏa thực làm tăng áp huyết bên phải (139/73). Sau khi ăn, men gan giảm làm áp huyết tay phải hạ thấp (129/73), nhưng ăn no bao tử đầy (thổ thực) không tiêu khiến tâm hỏa dư thừa không cần nuôi con là vị thổ, nên áp huyết tay trái tăng cao (140/81), áp huyết cao bằng với tuổi lão niên, như vậy vẫn gọi là có bệnh cao áp huyết do can vị, hấp thụ và chuyển hóa chậm, nếu không so với số tuổi thì tây y vẫn cho là người không có bệnh cao áp huyết, vì thế nếu trẻ em do chạy nhẩy nô đùa ngoài nắng, tự nhiên áp huyết lên cao như ở tuổi người lớn sẽ bị chảy máu cam hay bị động kinh, mà tây y không biết nguyên nhân.
Còn áp huyết ở chân trước khi ăn cũng đã bị nghẹt ống mạch háng do uống nhiều nước, bụng dưới to, và do luồn dây qua mạch bẹn vào tim, sau khi ăn bụng đầy làm nghẽn mạch dẫn xuống chân nhiều hơn và bị sưng phù nước, nên áp huyết mới tăng qúa cao.
Biến chứng do uống nhiều nước làm dư thủy sẽ cắt hỏa của tâm làm tim trương nở lớn, đáy tim sẽ có nước làm khó thở, mạch mất nhịp, hẫng nhịp ngoại tâm thu.
Sau khi định bệnh, chúng ta thấy 4 hành bị bệnh là thủy (thận), mộc (gan), hỏa (tim) , thổ (vị) đều bệnh, như vậy chắc chắn hành kim là phổi và ruột già cũng bị bệnh mà tây y chưa phát hiện. Bệnh thuộc kim ở phổi là con của vị thổ, khi thổ thực thì kim thực, dấu hiệu khó thở, còn ruột già thì táo bón khi ăn nhiều không tiêu.
C-Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần :
Nếu chữa theo tây y thì chữa theo từng chứng xuất hiện theo mỗi giai đoạn, còn đông y chửa ngừa biến chứng khi cơ thể chưa phát lộ ra dấu hiệu bệnh, và chọn một vị thuốc nào chữa đuợc nhiều hành để không bị nhiều thuốc gây phản ứng bất lợi cho cơ thể. Do đó cần phải chữa cho men gan đừng tăng sẽ dẫn đến viêm gan, và lảm hại bao tử, rối loạn áp huyết.
Tinh :
Bớt uống nước nhiều, mua ở tiệm thuốc bắc, thuốc viên Ngũ Vị Tử, tối hôm trước uống 5 viên làm hạ men gan, và mua ở tiệm thuốc tây hay ở nhà thuốc y học dân tộc thuốc viên Phan Tả Diệp, tối hôm sau uống 2 viên để tẩy xổ độc tố và men trong gan theo ra bằng đường phân. Hai thứ thuốc uống cách ngày, hôm trước uống Ngũ Vị Tử, hôm sau uống Phan Tả Diệp. Kiểm tra lại bằng máy đo áp huyết mỗi ngày lúc đói, lúc no, nếu áp huyết bình thường đều hai bên, không chênh lệch nữa thì ngưng, thí dụ lúc đói hai bên đo bằng nhau, lúc no áp huyết cũng tăng bằng nhau, là gan tỳ vị đã điều chỉnh tốt.
Khí :
Tập bài Kéo Ép Gốt Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, nhẹ, từ từ, vì còn kẹt dây ở háng luồn vào tim, mục đích thông khí huyết xuống chân làm giảm áp huyết ở chân, và chữa sưng phù, giúp thận chuyển hóa nước gọi là thận thủy chuyển hóa thành thận khí, giúp đi tiêu, tiểu dễ dàng, nhưng cần nhất miệng phải thổi hơi ra mạnh theo, khi kéo gối vào ngực, để làm hạ áp huyết xuống và cách thổi theo chu kỳ chia làm 3 giai đoạn : a-thổi mạnh để chỉnh van tim, b-dài hơi làm hạ áp huyết, để ý khi thổi hơi là lấy hơi trong bụng ra thì bụng phải xẹp xuống cho mền, c-há miệng buông lỏng thư giãn chờ cho hơi tự động vào bụng, chứ không được hít vào bằng mũi, nâng ngực nâng vai, khi bụng đủ hơi, thì bắt đầu lập lại chu kỳ giai đoạn a-thổi mạnh, b-dài hơi bụng mềm, c-há miệng buông lỏng chờ hơi vào bụng tự động mà không hít vào bằng mũi, muốn tập đúng, nhét bông gòn vào mũi để cho mũi đừng hít hơi vào phổi, đây là phương pháp thở bụng giúp khí trong gan và bao tử thoát ra, bao tử và gan sẽ nhỏ lại, tránh được bệnh bao tử đầy hơi và bệnh viêm gan. giúp cơ ruột co bóp sẽ không bị táo bón.
Thần :
Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Tinh làm giảm áp huyết, mạnh chức năng thận, ngủ ngon an thần. Nam, đặt bàn tay phải dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh, tay trái đặt chồng lên tay phải, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bình thường bằng mũi, chỉ cần theo dõi bụng tự động phồng lên, xẹp xuống theo hơi thở ra vào, sau đó để ý khí huyết trong bụng chuyển động từ bụng trên xuống bụng dưới, một lúc sau nghe được cả mạch đập ở bụng dưới bàn tay, và có cảm giác bụng nóng ấm, mềm, hai bàn tay rịn mồ hôi, là tập đúng, cứ tiếp tục theo dõi những diễn biến trong bụng đến khi rơi vào giấc ngủ sâu, khi tỉnh dậy trời đã sáng, giấc ngủ thiền như vậy là đã đưa tần số sóng não xuống thấp nhất so với giấc ngủ bình thường, nên 1 giờ thiền tương đương với 2 giờ ngủ bình thường, cho nên những vị thiền sư thực hành 4 thời thiền trong ngày vào giờ tý, mẹo, ngọ, dậu, tức là thiền từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng, từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều, từ 6 giờ tối đến 8 giờ tối, nếu tính theo người bình thường thì các vị thiền sư ngủ rất ít, nhưng thật ra thiền đưa tần số sóng não thấp hơn ( 3 hertz) so với tần số ngủ bình thường (5-7 hertz), khi sóng não ở 12 hertz là lúc cơ thể đang hoạt động, bộ não đang thức làm việc, do đó những người bị mất ngủ là do thân xác thì nằm bất động những suy nghĩ mông lung khiến bộ não hoạt đông trong tình trạng làm việc tần số sóng não lên đến 12 hertz thì không thể nào ngủ được.
Đạo Phật gọi là cột tâm lại một chỗ không cho tâm viên ý mã, (có nghĩa tâm như con vượn nhẩy lung tung, ý chạy theo như ngựa ), tâm ý của thiền là để ý vào Đan Điền, nghe những gì chuyển động ở Đan Điền, không cho tâm ý chạy ra khỏi Đan Điền, nghĩ ngợi lung tung, nó sẽ dẫn mình đi chơi đây đó suốt đêm làm mình mất ngủ.
Tập bài này quen sẽ ngủ dể dàng, mỗi lần nằm xuống thiền là 5 phút sau ngủ ngon, sức khỏe của cơ thể mau phục hồi, những biến chứng của bệnh tự nhiên biến mất, vì tâm bình thế giới bình, vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt….
Thân
doducngoc